2.2.4 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
2.2.4.1 Sự khác biệt môi trường
Sự khác biệt môi trường đề cập đến các lực lượng kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Sự khác biệt môi trường được so sánh giữa đặc điểm TTTN và TTXK của doanh nghiệp (Calantone và cộng sự, 2004). Sự khác biệt môi trường bao gồm các khác biệt về phát triển kinh tế và công nghiệp, cơ sở hạ tầng tiếp thị truyền thông và các yêu cầu kỹ thuật giữa TTTN và TTXK (Theodosiou & Leonidou, 2003). Cụ thể, sự khác biệt môi trường được đo lường là khoảng cách khác biệt giữa TTTN và TTXK về văn hóa, chính trị, địa lý và kinh tế (Magnusson và cộng sự, 2013) hoặc mức độ tương đồng về văn hóa, chính trị, pháp lý và kinh tế, mức độ khác nhau về giá trị và lối sống của người tiêu dùng giữa trong nước và nước ngoài (Cavusgil và cộng sự, 1993). Sự khác biệt môi trường trong nghiên cứu này đề cập đến mức độ khác biệt giữa TTTN và TTXK về văn hóa, chính trị, địa lý và kinh tế theo định nghĩa của Ghemawat (2001) và Magnusson và cộng sự (2013).
2.2.4.2 Cường độ cạnh tranh
Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh, khả năng khác biệt của đối thủ về dịch vụ
/ giao hàng và mức độ cạnh tranh về giá quyết định cường độ cạnh tranh ở TTXK (Lages và cộng sự, 2008b). Cường độ cạnh tranh là mức độ cạnh tranh doanh nghiệp đối mặt trên thị trường (Sousa & Novello, 2014). Nghiên cứu này sử dụng khái niệm cường độ cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt giữa TTTN và TTXK về số lượng doanh nghiệp cạnh tranh và cường độ của các động thái cạnh tranh liên quan đến những yếu tố cạnh tranh bền vững mà đối thủ sử dụng (Leonidou và cộng sự, 2013; Zeriti và cộng sự, 2014).
Cường độ cạnh tranh đã được các kết quả nghiên cứu chứng minh một trong những yếu tố quyết định chính cần xem xét khi quyết định các chiến lược phù hợp (Tan & Sousa, 2011). Cường độ cạnh tranh có thể buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh các chiến lược để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn ở thị trường nước ngoài, cũng như phù hợp với mức giá của các đối thủ cạnh tranh (Sousa & Novello,
2014). Sự khác biệt cường độ cạnh tranh về tần suất và mức độ của các hành động cạnh tranh giữa các thị trường tạo ra sự khác biệt trong chiến lược, nghĩa là doanh nghiệp quốc tế hóa điều chỉnh EMS để duy trì tính cạnh tranh (Katsikeas và cộng sự, 2006; Hultman và cộng sự, 2009). Vì thế, cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của xuất khẩu, bởi vì cường độ cạnh tranh có tác động trực tiếp đến cạnh tranh về giá, lợi thế, vị trí, và sự lựa chọn của khách hàng cũng như nhà phân phối (Morgan và cộng sự, 2004).
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 5
- Thống Kê Các Phương Pháp Đo Lường Kết Quả Xuất Khẩu
- Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Cam Kết Xuất Khẩu Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xuất Khẩu Và Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Sự Khác Biệt Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xuất Khẩu Và Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Tóm Tắt Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
2.2.4.3 Rào cản xuất khẩu – Rào cản kỹ thuật thương mại
Phương thức thâm nhập thị trường thế giới phổ biến nhất là xuất khẩu, tuy nhiên, có rất nhiều thái độ, cấu trúc, thủ tục, hoạt động và các yếu tố ngăn cản nhiều doanh nghiệp khởi xướng, xây dựng hoặc cũng cố hoạt động xuất khẩu (Sinkovics và cộng sự, 2018). Một số rào cản xuất khẩu (Export barriers) bắt nguồn từ nội bộ và môi trường bên ngoài tại quốc gia doanh nghiệp đặt trụ sở. Ngoài ra, rào cản xuất khẩu được xác định từ TTXK nơi doanh nghiệp có kế hoạch vận hành hoặc đã triển khai (Leonidou, 2004). Sự phổ biến của các rào cản, mặc dù ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xuất khẩu, nhưng không đủ lý do để cản trở quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp. Cấu trúc khái niệm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu kinh doanh quốc tế. Rào cản xuất khẩu được định nghĩa là “các yếu tố cấu trúc, thái độ, hoạt động và môi trường gây cản trở hoặc làm nản lòng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ khởi xướng, tăng hoặc duy trì các hoạt động xuất khẩu” (Sinkovics và cộng sự, 2018; Kahiya, 2018; Leonidou, 1995a). Leonidou (tr.281, 2004) định nghĩa: “Rào cản xuất khẩu đề cập đến tất cả những hạn chế cản trở khả năng bắt đầu, phát triển hoặc duy trì hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài”.
Rào cản xuất khẩu tồn tại ở 3 nhóm doanh nghiệp: (1) Các nhà xuất khẩu tiềm năng, là doanh nghiệp hiện không xuất khẩu nhưng có tiềm năng trong tương lai; (2) các nhà xuất khẩu hiện tại, nghĩa là các doanh nghiệp hiện đang tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, những nhà quản lý đang gặp vấn đề trong quá trình điều hành liên tục mỗi ngày vào TTXK; và (3) các nhà xuất khẩu trước đây, các doanh nghiệp đã từng xuất khẩu trước đây nhưng hiện tại không còn, những quản lý doanh nghiệp
nhìn thấy các rào cản xuất khẩu từ cả quan điểm nhận thức và kinh nghiệm (Leonidou, 2004). Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng thứ hai.
Thang đo lường rào cản xuất khẩu rất đa dạng, gần đây Kahiya (2018) đã tổng hợp hơn 80 thang đo. Một tiêu chí phân loại rộng rãi được Leonidou (1995b, 2004) sử dụng là rào cản từ môi trường nội bộ và bên ngoài. Rào cản nội bộ là các rào cản liên quan đến nguồn lực và năng lực theo cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu (Leonidou, 2004). Rào cản nội bộ phản ánh nội tại của doanh nghiệp và chủ yếu liên quan đến việc doanh nghiệp không đủ nguồn lực và năng lực tổ chức vận hành (thông tin, kinh nghiệm, vốn) được yêu cầu cho các TTXK (Leonidou, 1995b). Đây được xem là các vấn đề bên trong và thường cho thấy các doanh nghiệp không đủ nguồn lực tổ chức cho các hoạt động xuất khẩu; chúng được liên kết với các đặc điểm doanh nghiệp và sản phẩm. Ví dụ, nguồn tài chính không đủ, thiếu kiến thức và thông tin thị trường, sản phẩm kém chất lượng, giá cả cao và nguồn nhân lực không đủ (Koksal & Kettaneh, 2011). Rào cản nội bộ như năng lực tổ chức (kiến thức, tài chính và nguồn nhân lực) hạn chế trong việc thực hiện EMS, có thể cản trở doanh nghiệp xác định và tận dụng cơ hội tại TTXK và do đó dẫn đến giảm kết quả xuất khẩu (Katsikeas & Morgan, 1994).
Tiếp theo, rào cản bên ngoài xuất phát do sự khác biệt giữa TTTN và TTXK (Sinkovics và cộng sự, 2018). Rào cản bên ngoài xuất phát từ môi trường vĩ mô, liên quan đến cấu trúc TTXK và các chính sách của chính phủ. Các lực lượng môi trường vĩ mô như hình ảnh quốc gia xuất xứ hoặc quốc gia và hàng rào thuế quan / phi thuế quan do chính phủ nước chủ nhà áp đặt ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xuất khẩu (Koksal & Kettaneh, 2011). Leonidou (2004) xác định các rào cản bên ngoài được phân loại thành thủ tục, chính phủ, nhiệm vụ và môi trường. Doanh nghiệp không thể kiểm soát những rào cản bên ngoài do sự thay đổi nhanh chóng. Các nghiên cứu trước đây đã xác định rào cản bên ngoài là tiền đề quan trọng ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu (Aaby & Slater, 1989; Cavusgil & Zou, 1994; Calantone và cộng sự, 2006; Sousa và cộng sự, 2008). Rào cản bên ngoài đặc biệt cản trở doanh nghiệp quy mô nhỏ, vì họ thiếu nguồn lực và năng lực bù đắp sự không chắc chắn xuất hiện từ biến
động môi trường bên ngoài (Shoham & Albaum, 1995). Porto & Guido (2005) điều tra các ảnh hưởng rào cản không chính thức như chi phí vận chuyển, các quy định tốn kém và hối lộ. Quan liêu là một trong những rào cản không chính thức, có thể được xem là một rào cản bên ngoài. Ở các nước thu nhập thấp, những rào cản không chính thức giữ chức năng như là thuế xuất khẩu, làm sai lệch sự phân bổ hiệu quả của nguồn lực, dẫn đến giảm lương, thu nhập nông nghiệp và tăng đói nghèo.
Thêm nữa, các lĩnh vực chức năng cung cấp cách tiếp cận phổ biến nhất để phân loại rào cản xuất khẩu (Kahiya, 2018), và được chia thành 5 lĩnh vực: Tài chính, quản lý, thị trường, đặc thù ngành và đặc thù doanh nghiệp. Trong đó, rào cản dựa trên thị trường hay còn gọi là rào cản thương mại (Trade Bariers) được xem là rào cản phổ biến nhất (Altıntaş và cộng sự, 2007; Mavrogiannis và cộng sự, 2008). Rào cản thương mại là một phần của rào cản xuất khẩu từ môi trường bên ngoài như các yêu cầu pháp lý, rào cản văn hóa, thói quen tiêu dùng, kênh phân phối và từ chối hợp tác bởi các doanh nghiệp và chính phủ (Mavrogiannis và cộng sự, 2008). Rào cản thương mại bao gồm các rào cản (thuế quan và phi thuế quan) mà các doanh nghiệp đối mặt, trong đó rào cản kỹ thuật thương mại (Technical trade barriers – TBT) là một loại rào cản phi thuế quan phổ biến (Roberts và cộng sự, 1999; ITA, 2020).
TBT là “các quy định và tiêu chuẩn quản lý việc bán sản phẩm vào TTXK, vì mục tiêu tiên quyết của TTXK là điều chỉnh sự thiếu hiệu quả của thị trường xuất phát từ các yếu tố bên ngoài liên quan đến sản xuất, phân phối và các giả định các sản phẩm này. Những ngoại ứng này có thể là khu vực, quốc gia, xuyên quốc gia hoặc toàn cầu” (Roberts và cộng sự, 1999, tr.3). Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật xác định các đặc tính của sản phẩm (như kích thước, chức năng và hiệu quả), cách thức được dán nhãn hoặc đóng gói, và các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận trước khi có thể tham gia vào TTXK. Các phương pháp này sẽ phục vụ các mục tiêu chính sách công hợp pháp, nhưng các yêu cầu có thể có vấn đề khi chúng bị hạn chế quá mức hoặc phân biệt đối xử và được sử dụng để kiểm soát thương mại. Trong trường hợp các quốc gia hạn chế thương mại hoặc gánh nặng hơn mức cần thiết, các quy định đó
được xem là TBT (ITA, 2020). TBT tồn tại trong hầu hết các ngành, nhưng đặc biệt quan trọng trong ngành xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp (Roberts và cộng sự, 1999).
Tóm lại, lược khảo nghiên cứu cho thấy vẫn chưa có một hướng dẫn thống nhất để phân loại và đo lường rào cản xuất khẩu, điều đó tùy vào đặc điểm từng ngành hàng, từng bối cảnh và từng tình huống cụ thể của doanh nghiệp tại TTXK (Leonidou, 1995b; Kahiya, 2018). Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm rào cản xuất khẩu dưới góc độ rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), dựa theo quan điểm của WTO xác định: “Các thỏa thuận TBT là một tài liệu đưa ra các đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương thức sản xuất liên quan của họ, bao gồm các quy định hành chính hiện hành, trong đó tuân thủ là bắt buộc; một tiêu chuẩn là một tài liệu được phê duyệt bởi một cơ quan được công nhận, cung cấp, cho phổ biến và sử dụng nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc điểm cho các sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, với sự tuân thủ không bắt buộc một thủ tục đánh giá sự phù hợp là bất kỳ thủ tục nào được sử dụng, trực tiếp hoặc gián tiếp, để xác định rằng các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật được đáp ứng” (WTO, 2014, tr.13). TBT áp dụng cho các yêu cầu kỹ thuật được giới thiệu: (i) cho mục đích sức khỏe hoặc an toàn, (ii) để tiêu chuẩn hóa sản phẩm, (iii) để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hoặc (iv) để tránh lừa dối người tiêu dùng (Fontagne & Orefice, 2018). Các TBT thường được xem xét: Năng lực đáp ứng tiêu chuẩn / thông số chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn đóng gói / dán nhãn, các tiêu chuẩn về sản xuất xuất khẩu (Roberts và cộng sự, 1999; Leonidou, 2004; Kahiya, 2018).
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu
Lý thuyết RBV giải thích mối quan hệ giữa EMS và kết quả xuất khẩu, lập luận rằng khi xác lập và sử dụng các nguồn lực trong việc phát triển và kết hợp việc thực thi EMS hiệu quả, doanh nghiệp sẽ giữ một vị trí tốt hơn có LTCT để đạt được lợi nhuận kinh tế lớn hơn (Morgan và cộng sự, 2012). Các nguyên lý của quan điểm dựa trên nguồn lực cho thấy rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu có thể
áp dụng EMS trong môi trường nội bộ để tạo ra lợi thế về nguồn lực trong việc tạo ra LTCT nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu (Peng, 2002). Bởi lẻ, RBV cho rằng yếu tố quyết định chính đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là các nguồn lực và năng lực tổ chức nội bộ của nó vượt trội và khó bị bắt chước hoặc sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành (Barney, 2001).
Hơn nữa, lý thuyết ngẫu nhiên xác nhận mỗi chiến lược gặt hái kết quả thành công phụ thuộc tình huống cụ thể (Lages & Montgomery, 2004). Lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng kết quả xuất khẩu vượt trội được tạo ra bởi khả năng tương thích ngẫu nhiên mối quan hệ của chiến lược (biến dự báo) và kết quả xuất khẩu (biến phụ thuộc) phụ thuộc vào giá trị của một số yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài (biến số dự phòng) (Hultman và cộng sự, 2009). Các doanh nghiệp xuất khẩu phối hợp chiến lược marketing thích nghi và đặc điểm môi trường điều chỉnh các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức để đạt được kết quả xuất khẩu mục tiêu. Nghiên cứu Cavusgil & Zou (1994) cung cấp khung phân tích chuẩn hóa và có hệ thống về mối quan hệ giữa EMS và kết quả xuất khẩu, trong điều kiện cạnh tranh được thiết lập dựa trên nguồn lực, năng lực doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Hơn nữa, khi chiến lược thích nghi với các đặc thù địa phương và đặc điểm hạn chế của thị trường giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên thị trường xuất khẩu.
Mối quan hệ của EMS và kết quả xuất khẩu đã được kiểm chứng liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, sự đa dạng của khái niệm và kết quả đo lường dẫn đến các kết quả không nhất quán và mâu thuẫn (Aaby & Slater, 1989). Phần lớn các nghiên cứu kết luận EMS ảnh hưởng tích cực đến kết quả xuất khẩu (Ruzo và cộng sự, 2011; O’Cass & Julian, 2003a; Navarro và cộng sự, 2014; Hultman và cộng sự, 2009; Theodosiou & Leonidou, 2003). Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác, kết quả thực nghiệm còn không nhất quán và mâu thuẫn (Sousa và cộng sự, 2008; Tan & Sousa, 2013; Theodosiou & Leonidou, 2003). Điều này tạo ra những khó khăn cho các nhà nghiên cứu học thuật và các nhà quản lý phát triển lý thuyết và thực hành quản lý trong lĩnh vực này (Tan & Sousa, 2013;
Chen và cộng sự, 2016). Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo phát triển mối quan hệ giữa EMS và kết quả xuất khẩu.
EMS mang lại một số lợi ích: (1) Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng thị trường, làm giảm sự không chắc chắn của người tiêu dùng, hoặc khoảng cách về tâm lý (Morgan và cộng sự, 2004); (2) Cải thiện mối quan hệ với các trung gian địa phương (O'Cass và Julian, 2003a); và (3) Doanh nghiệp đạt được khả năng sinh lời cao hơn do sự kết hợp tốt hơn giữa thị trường và sản phẩm dẫn đến sự hài lòng của khách hàng, có thể đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh (Leonidou và cộng sự, 2002). Sự thích nghi của chiến lược marketing xuất khẩu ngụ ý sự thay đổi thuộc tính của sản phẩm, giá cả, phân phối hoặc truyền thông tiếp thị phù hợp với đặc điểm của từng thị trường (văn hoá, thu nhập cá nhân, thị hiếu người tiêu dùng và sở thích) (Shoham, 1998). Vì các lý do trên, luận án đề xuất đánh giá chiến lược marketing xuất khẩu tập trung vào mức độ thích nghi của bốn thành phần chiến lược marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông tiếp thị), điều chỉnh các thành phần chiến lược phù hợp với đặc điểm TTXK tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu. Vì vậy, EMS giúp tăng cường kết quả xuất khẩu (Theodosiou & Leonidou, 2003; O’Cass & Julian, 2003a; Hultman và cộng sự, 2009; Ruzo và cộng sự, 2011; Navarro và cộng sự, 2014). Giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất:
H1: “Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có ảnh hưởng tích cực đến kết quả xuất khẩu”.
2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi
Lý thuyết quốc tế hóa chứng minh xuyên suốt quá trình quốc tế hóa kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, quản lý doanh nghiệp vững vàng hơn khi điều hành và hoạt động kinh doanh xuất khẩu trở nên dễ quản lý hơn (Kahiya, 2018). Giải thích lý thuyết cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu chủ yếu nằm ở khái niệm về “sự không chắc chắn và học hỏi” (Katsikeas và cộng sự, 1996). Cụ thể, mô hình Uppsala của lý thuyết quốc tế hóa đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, điều chỉnh các hoạt động hiện tại cho phù hợp với sự không chắc chắn
từ môi trường xa lạ (Fuchs & Köstner, 2016). Thêm nữa, học tập kinh nghiệm làm tăng mức độ hiểu biết ngầm và giảm sự không chắc chắn ở TTXK, từ đó cải thiện và gia tăng kết quả xuất khẩu (Morgan & Katsikeas, 1997). Do đó, luận giải từ lý thuyết quốc tế hóa nhấn mạnh vai trò của yếu tố kinh nghiệm quốc tế được xem là động lực hội nhập quốc tế, tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Xuất khẩu là quá trình tích lũy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, tính mới được xem là mối đe dọa đối với kết quả xuất khẩu khi quản lý doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm (Johanson & Vahlne, 2009). Kinh nghiệm quốc tế đã được coi là một yếu tố quan trọng thu hẹp sự không chắc chắn liên quan đến hoạt động xuất khẩu (Sinkovics và cộng sự, 2018). Kinh nghiệm quốc tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thị trường và luật lệ quốc tế, dẫn đến kết quả xuất khẩu thành công (Cavusgil & Zou, 1994; Dean và cộng sự, 2000). Giải thích cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu nằm ở vấn đề không chắc chắn và cách thức các doanh nghiệp đối phó (Erramilli & Rao, 1993). Các nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm có khả năng nhận thấy sự không chắc chắn đáng kể, do đó có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức của họ về rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận ở TTXK (Katsikeas và cộng sự, 1996). Trái lại, các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm quốc tế hoạt động tốt hơn vì họ truy cập vào mạng lưới quốc tế và hiểu rõ hơn về cơ chế vận hành TTXK, đồng thời các quản lý tận dụng được các cơ hội xuất khẩu và ít do dự hơn để hoạt động ở nước ngoài (Sousa & Bradley, 2008). Do đó, các nhà quản lý có kinh nghiệm hơn sẽ ở trong một giai đoạn nâng cao hơn của quá trình học tập, để dẫn dắt doanh nghiệp đạt mức kết quả cao hơn.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã đề xuất rằng các doanh nghiệp sử dụng nhân viên không được đào tạo trong môi trường kinh doanh quốc tế có xu hướng thể hiện một kết quả thấp hơn bởi vì những người quản lý này ít nhận thức về cơ hội và mối đe dọa môi trường, và thường xuyên mắc lỗi. Mặt khác, các nhà quản lý có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn trong kinh doanh quốc tế dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn vì mạng lưới quốc tế và sự am hiểu TTXK (Lages & Montgomery, 2005). Dù vậy, bản chất và hướng tác động của kinh nghiệm quốc tế đến kết quả xuất khẩu vẫn chưa