Thống Kê Các Phương Pháp Đo Lường Kết Quả Xuất Khẩu


chiến lược và các lực lượng ảnh hưởng đến nó hơn là xác định liệu doanh nghiệp có nên điều chỉnh các chiến lược marketing hay không (Cavusgil & Zou, 1994).

Lý thuyết cho rằng không có lựa chọn chiến lược phổ quát hoàn hảo nào tồn tại tối ưu cho tất cả các tổ chức (Venkatraman & Prescott, 1990). Thay vào đó, các lựa chọn hoặc hành động tối ưu phụ thuộc vào môi trường, đòi hỏi cách xử lý, quản lý và giải quyết vấn đề theo cách khác nhau. Ngoài ra, không có chiến lược nào được coi là tối ưu cho tất cả doanh nghiệp, kể cả khi cơ sở hạ tầng và bối cảnh môi trường tương ứng (Venkatraman, 1989). Cụ thể hơn nữa, mức độ chiến lược ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu phụ thuộc vào mức độ chiến lược phù hợp với bối cảnh chính là các điều kiện tổ chức (môi trường nội bộ) và môi trường không chắc chắn (môi trường bên ngoài) (Venkatraman, 1989; Venkatraman & Prescott, 1990). Do đó, các tình huống hoặc bối cảnh thúc đẩy doanh nghiệp thiết lập chiến lược khác nhau là các biến số dự phòng bằng cách đóng góp vào sự khác biệt trong kết quả xuất khẩu (Jin & Cho, 2018). Theo đó, mối quan hệ của chiến lược (biến dự báo) và kết quả xuất khẩu (biến phụ thuộc) phụ thuộc vào giá trị của một số biến thứ ba (biến số dự phòng). Mức độ phù hợp giữa biến số dự báo và biến số dự phòng chính là yếu tố quyết định kết quả biến phụ thuộc là kết quả xuất khẩu (Venkatraman, 1989). Các yếu tố như sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại là biến số dự phòng môi trường và kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ là biến số dự phòng của tổ chức, cả hai đều liên quan đến chiến lược marketing thích nghi và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ.

Khác với lý thuyết dựa trên nguồn lực và thể chế, lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng kết quả xuất khẩu vượt trội được tạo ra bởi khả năng tương thích ngẫu nhiên, có thể thay đổi và cá nhân hóa mỗi doanh nghiệp hoặc liên doanh (Hultman và cộng sự, 2009). Phân tích kết quả chiến lược phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa kinh nghiệm xuất khẩu và khoảng cách môi trường văn hóa xã hội bên ngoài, nơi sự liên kết giữa các quyết định chiến lược, kinh nghiệm và bối cảnh văn hóa xã hội quyết định thành công xuất khẩu (Hultman và cộng sự, 2011). Một số lượng lớn các nghiên cứu về kết quả xuất khẩu gần đây sử dụng phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên (Cavusgil


& Zou, 1994; Theodosiou & Katsikeas, 2001; O’Cass & Julian, 2003a; Kasikeas và cộng sự, 2006; Cadogan và cộng sự, 2009; Hultman và cộng sự, 2009; Sousa & Bradley, 2005, 2008; Sousa & Lengler, 2009; Magnusson và cộng sự, 2013; Powers & Loyka, 2010; Fuchs & Köstner, 2016; Jin & Cho, 2018).

Lý thuyết RBV

Lý thuyết quốc tế hóa

Các yếu tố nội bộ

Chiến lược marketing

xuất khẩu thích nghi

Kết quả

xuất khẩu

Các yếu tố bên ngoài

Lý thuyết ngẫu nhiên

Mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu thường có điều kiện và không có chiến lược phổ biến nào phù hợp với mọi tình huống và hoàn cảnh (Lages & Montgomery, 2004). Vì vậy, hiệu quả của sự lựa chọn chiến lược là ngẫu nhiên khi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Các tác động của chiến lược đối với kết quả xuất khẩu trở nên rõ ràng khi chiến lược và biến ngẫu nhiên được kết hợp đúng (Katsikeas và cộng sự, 2006). Tóm lại, dựa trên bốn lý thuyết nền hình thành khung lý thuyết được giải thích ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam (Hình 2.1).



Lý thuyết thể chế


Lý thuyết quốc tế hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 6


Hình 2.1 Khung nghiên cứu lý thuyết kết quả xuất khẩu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


2.2 Các khái niệm nghiên cứu

2.2.1 Kết quả xuất khẩu

Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sống còn doanh nghiệp (Hasaballah và cộng sự, 2019). Xuất khẩu là phương thức thâm nhập quan trọng để tham gia thị trường quốc tế so với các lựa chọn thay thế khác, chẳng hạn như liên doanh hoặc mua lại (Dhanaraj & Beamish, 2003; Fuchs & Köstner, 2016). Kể từ khi công trình tiên phong của Tookey (1964) đề xuất các yếu tố cấu thành nên công thức thành công xuất khẩu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố xác định kết quả xuất khẩu (export peformance) là chủ đề phân tích tạo sự quan tâm hàng đầu cho các nhà nghiên cứu (Haahti và cộng sự, 2005; Sousa và cộng sự, 2008; Moghaddam và cộng sự, 2012).

Trong tất cả nghiên cứu, khái niệm kết quả xuất khẩu được xác định là thang đo đa chiều và không có sự thống nhất về khái niệm. Kết quả xuất khẩu bao gồm ý nghĩa của hai thành phần: Kết quả và xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu được xác định là mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (kinh tế và chiến lược) để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (Shoham, 1998; Cavusgil & Zou, 1994). Kết quả xuất khẩu là kết quả quan trọng về năng lực vượt trội của doanh nghiệp từ quan điểm RBV. Do đó, điều này cấu thành một khái niệm rất rộng, đề cập đến tiêu chí đánh giá, tùy thuộc vào chiến lược lẫn mục tiêu (Monteiro và cộng sự, 2019). Các định nghĩa về kết quả xuất khẩu có thể khác nhau, vì bị giới hạn bởi phạm vi giải quyết các vấn đề khác nhau. Trong luận án này, tác giả tiếp cận nội hàm khái niệm kết quả xuất khẩu dưới góc độ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và mức độ hài lòng về kết quả xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu là trọng tâm của quá trình ra quyết định, sự thành công tại TTXK phản ánh mức độ đạt được mục tiêu trong bối cảnh quốc tế tại một thời điểm nhất định và phản ánh sự phù hợp của chiến lược marketing thích nghi đã chọn. Kết quả xuất khẩu là chỉ số quan trọng cho các nhà quản lý sử dụng để đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động quốc tế, vì nó thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp trong dài hạn (Sousa và cộng sự, 2008; Navarro và cộng sự, 2010a).


Các định nghĩa kết quả xuất khẩu phụ thuộc vào phân loại các phương pháp đo lường sẽ được cụ thể hóa ở nội dung tiếp theo (Chen và cộng sự, 2016; Zou & Stan, 1998).

Kết quả xuất khẩu được xác định là “Kết quả của sự lựa chọn chiến lược giữa các mục tiêu, ngành công nghiệp, bối cảnh quốc gia và thời gian khác nhau giữa các doanh nghiệp” (Beleska-Spasova, 2014, tr. 24), vì vậy tồn tại hàng loạt chỉ số đo lường kết quả xuất khẩu được sử dụng. Katsikeas và cộng sự (2000) phân tích 100 bài báo liên quan đến kết quả xuất khẩu, xác định 42 chỉ số. Sousa (2004) phân tích các bài báo xuất bản giữa năm 1998 và 2004, xác định 50 chỉ số. Trong số 124 nghiên cứu được đánh giá của Chen và cộng sự (2016), kết quả xuất khẩu được đo lường bằng 53 chỉ số. Số lượng trên phản ánh mức độ đồng thuận thấp về đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu. Mặc dù một số thang đo được phát triển, cụ thể như thang đo EXPERF của Zou và cộng sự (1998), bao gồm: Kết quả tài chính (lợi nhuận, doanh thu và tốc độ tăng trưởng), kết quả chiến lược (sự đóng góp, vị trí chiến lược và thị phần) và sự hài long kết quả (sự thành công, sự hài lòng mục tiêu). Tiếp theo, thang đo của Hultman và cộng sự (2011) phân định đo lường dưới 3 góc độ: Kết quả thị trường (doanh thu, tăng trưởng và thị phần), kết quả tài chính (lợi tức, biên lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận) và kết quả khách hàng (cung cấp giá trị vượt trội, giữ được, sự hài lòng). Tuy nhiên, các thang đo trên vẫn không có sự áp dụng thống nhất khái niệm và không được các nghiên cứu triển khai phổ biến sau đó.

Danh sách các chỉ số đa dạng được sử dụng đo lường kết quả xuất khẩu phản ánh những trở ngại khi chọn lựa phương pháp thống nhất, toàn diện và truy cập dữ liệu. Điều này khiến cho việc so sánh và xác nhận các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu từ các nghiên cứu khác nhau rất khó (Beleska-Spasova, 2014). Thực tế này cản trở các nghiên cứu kết quả xuất khẩu vì khó có thể so sánh và đối chiếu các phát hiện trong cùng hướng nghiên cứu (Oliveira và cộng sự, 2012; Zou & Stan, 1998). Các nghiên cứu gần đây cố gắng phát triển và sử dụng các phương pháp đa dạng với nhiều hướng tiếp cận (Hultman và cộng sự, 2011; Magnusson và cộng sự, 2013; Navarro và cộng sự, 2016). Theo Beleska-Spasova (2014), các yếu tố sau đã được tìm thấy, ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu:


Bảng 2.1: Thống kê các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu

Tiêu chí Phân loại

Nghiên cứu

Tăng trưởng doanh thu

xuất khẩu và cường độ xuất khẩu


Lợi nhuận xuất khẩu


Mức độ đạt được mục

tiêu xuất khẩu

Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu


Mức độ hài lòng về kết quả xuất khẩu


Kết hợp các phép đo lường

Khách quan


Khách quan


Chủ quan


Chủ quan


Chủ quan


Chủ quan Khách quan

Cooper & Kleinschmidt (1985), Donthu & Kim (1993), Dhanaraj & Beamish (2003), Lages và cộng sự (2008b), Lages & Montgomery (2004), Morgan và cộng sự (2004), Sousa & Lengler (2009), Ruzo và cộng sự (2011), Hultman và cộng sự (2011), Morgan và cộng sự (2012), Chung và cộng sự (2012), Hernández-Perlines và cộng sự (2016), Fuchs & Köstner (2016), Sousa & Novello (2014), Navarro và cộng sự (2016)

Dhanaraj & Beamish (2003), O’Cass & Julian (2003b), Lages & Montgomery (2004), Morgan và cộng sự (2004), Katsikeas và cộng sự (2006), Sousa & Lengler (2009), Hultman và cộng sự (2011), Morgan và cộng sự (2012), Chung và cộng sự (2012), Sousa & Novello (2014), Zeriti và cộng sự (2014), Fuchs & Köstner (2016) Cavusgil & Zou (1994), Das (1994), Lages & Montgomery (2004), Navarro và cộng sự (2010b), Fuchs & Köstner (2016), Sousa & Novello (2014), Jin & Cho (2018)

Cavusgil & Zou (1994), Katsikeas và cộng sự (1996), O’Cass & Julian (2003a), Calantone và cộng sự (2006), Leonidou và cộng sự (2011), Navarro và cộng sự (2014), Monteiro và cộng sự (2019), Hasaballah và cộng sự (2019)

O’Cass & Julian (2003b), Lages & Montgomery (2004), Lee & Griffith (2004), Calantone và cộng sự (2006), Altıntaş và cộng sự (2007), Lages và cộng sự (2008b), Ruzo và cộng sự (2011), Navarro và cộng sự (2010b), Leonidou và cộng sự (2011), Hernández-Perlines và cộng sự (2016), Navarro và cộng sự (2016), Sinkovics và cộng sự (2018)

Zou và cộng sự (1998), Robertson & Chetty (2000), Katsikeas và cộng sự (2000), Zou & Cavusgil (2002), Cadogan và cộng sự (2002), Knight & Cavusgil (2004), Morgan và cộng sự (2004), Katsikeas và cộng sự (2006), Sousa & Bradley (2008), Hultman và cộng sự (2009), Beleska-Spasova và cộng sự (2012), Magnusson và cộng

sự (2013), Di Fatta và cộng sự (2018)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


• Tính sẵn có và khả năng tiếp cận dữ liệu; Mục tiêu chiến lược

• Các đặc điểm của doanh nghiệp (quy mô, kinh nghiệm xuất khẩu)

• Đơn vị / mức độ đánh giá; Khung đánh giá thời gian (ngắn hạn và dài hạn)

• Vị trí của đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp (SBU, tổng giám đốc).

Khi kết quả xuất khẩu là hiện tượng đa diện, việc sử dụng nhiều phương pháp được đánh giá cao để nắm bắt các góc độ khác nhau khi thiết lập và nâng cao hiệu quả của các chỉ số (Di Fatta và cộng sự, 2018). Tổng quan tài liệu hàm ý rằng thang đo kết quả xuất khẩu đáng tin cậy cần phải đáp ứng các tiêu chí sau: (i) thang đo phải là tổng hợp và đa chiều, bao gồm cả các phương pháp khách quan và chủ quan; (ii) phải có một khung phân tích tham khảo, tức là được đối chiếu với hiệu quả đối thủ cạnh tranh hoặc chuỗi thời gian trước đó; (iii) phải được đánh giá theo thời gian, được thể hiện bằng giá trị tuyệt đối và tương đối; và (iv) phải phản ánh mục tiêu chiến lược trong một khoảng thời gian thích hợp (ngắn hạn hoặc dài hạn) (Diamantopoulos & Kakkos, 2007; Beleska-Spasova, 2014).

Các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu thường được phân thành hai nhóm chính: Phương pháp tài chính/kinh tế và phi tài chính/phi kinh tế. Danh sách phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu thống kê ở Bảng 2.1.

Các phương pháp đo lường kinh tế

Trong số các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu, các phương pháp kinh tế hay được khảo sát bao gồm: Doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và cường độ xuất khẩu (Di Fatta và cộng sự, 2018). Cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh thu xuất khẩu được định nghĩa là giá trị của thu nhập theo đồng đô la (Madsen, 1989) và cường độ xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu (Yeoh, 2004). Doanh thu và cường độ xuất khẩu thường được thu thập theo năm (Shoham, 1998). Tuy nhiên, việc sử dụng 2 phương pháp này bị chỉ trích (Cooper & Kleinschmidt, 1985) vì một số lý do: Cường độ và doanh thu xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề của các đặc điểm nhân khẩu học, khi một doanh nghiệp lớn có thể sẽ có doanh số (hoặc khối lượng) nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ hơn (Donthu & Kim, 1993; Sousa, 2004); Cường độ xuất khẩu có thể bị tác động


bởi những thay đổi trong mẫu số (tức là tổng doanh thu) và tử số (doanh thu xuất khẩu), cụ thể khi doanh thu nội địa giảm sẽ dẫn đến cải thiện cường độ xuất khẩu. Thứ hai, khả năng sinh lợi xuất khẩu được đo bằng các mục tiêu khách quan như lợi nhuận trên tài sản, lợi tức đầu tư và thị phần xuất khẩu (Lages và cộng sự, 2008a). Lợi nhuận xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp (Aaby & Slater, 1989) và việc thu thập thông tin đo lường lợi nhuận xuất khẩu rất khó khăn (Katsikeas và cộng sự, 2000). Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu có nghĩa là tăng xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (Aaby & Slater, 1989). Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu được đo lường sự thay đổi tỷ trọng doanh thu xuất khẩu theo năm.

Tóm lại, trong các phương pháp trên, tăng trưởng xuất khẩu được xem là phương pháp năng động và phản ánh tốt tình hình xuất khẩu doanh nghiệp. Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu không liên quan đến nhân khẩu học và không phụ thuộc vào kích cỡ doanh nghiệp (Cooper & Kleinschmidt, 1985; Kahiya & Dean, 2014). Tuy nhiên, hạn chế của các phương pháp kinh tế là không có tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả đo được tốt hay xấu, cao hay thấp. Giả thuyết tiềm ẩn về doanh thu hoặc cường độ xuất khẩu càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá thành công hơn. Giải thích này còn hạn chế bởi chỉ số không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy liệu doanh nghiệp có đáp ứng đầy đủ tất cả các cơ hội xuất khẩu; chỉ số đo lường phản ánh thực tế hiệu suất tổng thể trong khi cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy kết quả xuất khẩu không nhất thiết liên quan đến hiệu suất tổng thể (Cavusgil, 1984).

Các phương pháp đo lường phi kinh tế

Các phương pháp đo lường phi kinh tế thường được sử dụng đo lường các tiêu chí về sản phẩm, khách hàng và thị trường, áp dụng các thước đo về nhận thức và thái độ (Zou & Stan, 1998; Ibeh & Wheeler, 2005). Sự hài lòng với kết quả và mục tiêu được sử dụng tương đối thường xuyên để đánh giá kết quả xuất khẩu phi kinh tế (Navarro và cộng sự, 2010b). Các chỉ số như mức độ thành công xuất khẩu hay sự hài lòng kết quả xuất khẩu, có thể được đo bằng các thang điểm từ “rất không hài lòng” đến “rất hài lòng” (Lages và cộng sự, 2008a; Navarro và cộng sự, 2010b).


Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến khi thu thập dữ liệu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia đang phát triển.

Các phương pháp đo lường khách quan và chủ quan

Cả hai phương pháp kinh tế và phi kinh tế (Bảng 2.1) được thực hiện theo tiêu chí đo lường khách quan và chủ quan (Shamsuddoha, 2005). Cụ thể, các phương pháp kinh tế gắn với thuật ngữ khách quan, ngược lại phi kinh tế gắn với thuật ngữ chủ quan (Katsikeas và cộng sự, 1996). Năm phương pháp khách quan thường được sử dụng: Cường độ xuất khẩu, khả năng sinh lợi, tăng trưởng doanh số, khối lượng bán hàng và hiệu quả doanh số. Các chỉ số chủ quan thường được khảo sát như nhận thức thành công hoặc cảm nhận sự hài lòng về doanh số bán hàng ở TTXK của các nhà quản lý doanh nghiệp (Di Fatta và cộng sự, 2018). Phương pháp chủ quan khác như thành tựu cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng thị phần (Morgan và cộng sự, 2004).

Các phương pháp khách quan được xem là đáng tin cậy để đánh giá kết quả xuất khẩu trong ngắn hạn (Sousa, 2004). Lợi thế sử dụng các phép đo kinh tế là tính khách quan và dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên ở quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu (Crick và cộng sự, 2011). Doanh nghiệp thường không báo cáo chi tiết tài chính, rất khó để truy cập dữ liệu lưu trữ sẵn có và hợp lệ. Ngoài ra, các số liệu tài chính phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc gia và địa phương, cũng như sự hiểu biết và sự hài lòng của quản lý với mức độ thực hiện nhất định, có thể hoặc không thể hội tụ trong một ngành công nghiệp, đa ngành hoặc trong phạm vi quốc gia (Leonidou và cộng sự, 2002). Hơn nữa, báo cáo tài chính chính thức thường không phân biệt rõ ràng các hoạt động giữa trong nước và xuất khẩu, do thực tế là nhiều doanh nghiệp coi xuất khẩu là một sự mở rộng các hoạt động trong nước (Yang và cộng sự, 1992). Cuối cùng, các phương pháp khách quan về hiệu quả là rất khó tiếp cận do không nhận được sự chấp nhận của các doanh nghiệp để tiết lộ số liệu được coi là bí mật (Appiah-Adu, 2000). Mặc dù các cuộc khảo sát là cách tốt nhất để có quyền truy cập kết quả xuất khẩu khách quan theo dữ liệu tài chính, nhưng các doanh nghiệp không sẵn sàng tiết lộ thông tin (Leonidou và cộng sự, 2002). Ngoài ra, báo cáo dữ liệu thứ cấp của doanh nghiệp không phản ánh

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí