Mô Hình Chính Thức Điều Chỉnh Về Cảm Nhận Của Khách Du Lịch Về Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Tỉnh Phú Yên


- Hoạt động du lịch, giải trí có B = 0,237 (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy yếu tố này có tác động cùng chiều đến cảm nhận dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên. Như vậy, tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cảm nhận của du khách về hoạt động du lịch, giải trí tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng thêm 0,251 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.

- Năng lực phục vụ có B = 0,181 (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy yếu tố này có tác động cùng chiều đến cảm nhận dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên. Như vậy, tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cảm nhận của du khách về năng lực phục vụ tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng thêm 0,249 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận.

Bảng 4.24 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết


Nội dung

Trị thống kê (Sig.)


Kết quả


H1

Yếu tố Cơ sở vật chất có quan hệ cùng chiều với cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch

của du khách


0,000


Chấp nhận


H2

Yếu tố Môi trường du lịch có quan hệ cùng chiều với cảm nhận về chất lượng dịch vụ du

lịch của du khách


0,000


Chấp nhận


H3

Yếu tố An ninh trật tự có quan hệ cùng chiều

với cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách


0.006


Chấp nhận


H4

Yếu tố Hoạt động giải trí và du lịch có quan

hệ cùng chiều với cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch của du khách


0,000


Chấp nhận


H5

Yếu tố Năng lực phục vụ có quan hệ cùng chiều với cảm nhận về chất lượng dịch vụ du

lịch của du khách


0,000


Chấp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Phú Yên - 10

(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu đã được xử lý)


Như vậy, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức, cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính bội, ta minh họa mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

CƠ SỞ HẠ TẦNG

MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

0,273

0,352

AN NINH TRẬT TỰ

0,115

CHẤT LƯỢNG

DỊCH VỤ DU

0,251

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

0,249

VÀ GIẢI TRÍ

NĂNG LỰC PHỤC VỤ


Hình 4.3 Mô hình chính thức điều chỉnh về cảm nhận của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên

4.6 Kết quả đánh giá mức độ cảm nhận của khách du lịch trong từng nhân tố

Để thuận tiện cho việc đánh giá, chúng ta có quy ước về giá trị trung bình (M) như sau:

- M < 3,00 : mức thấp

- 3,00 ≤ M ≤ 3,24 : mức trung bình

- 3,25 ≤ M ≤ 3,49 : mức trung bình khá

- 3,50 ≤ M ≤ 3,74 : mức khá tốt

- 3,75 ≤ M ≤ 3,99 : mức tốt

- M > 4,00 : mức rất tốt


4.6.1 Yếu tố Môi trường du lịch

Bảng 4.25 Mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố Môi trường du lịch


Biến quan sát

Điểm trung bình

Mức độ

MT1

Có phong cảnh đẹp.

3,25

Trung bình khá

MT2

Khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch,

nghỉ dưỡng.

3,25

Trung bình khá

MT3

Không khí trong lành, thành phố và các

địa điểm du lịch sạch sẽ.

3,47

Trung bình khá

MT4

Vị trí địa lý của tỉnh thuận tiện cho đường

bộ, đường sắt, hàng không.

3,20

Trung bình

MT5

Có đặc sản ngon, đa dạng.

3,52

Khá tốt

MT6

Giá cả hợp lý.

3,52

Khá tốt

Điểm trung bình yếu tố MT

3,37

Trung bình khá

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3) Bảng 4.25 cho thấy mức độ trung bình cảm nhận của du khách đối với yếu tố môi trường ở mức trung bình khá. Trong khi các biến MT5 – có đặc sản ngon, đa dạng và MT6 – giá cả hợp lý được đánh giá tốt (M = 3,52) thì vị trí địa lý của tỉnh Phú Yên lại không được đánh giá cao, vì tỉnh nằm khá xa các thành phố lớn của cả nước nên khách du lịch từ những nơi này chỉ có thể đến đây vào các dịp nghỉ lễ dài ngày. Hơn nữa, tỉnh Phú Yên lại bị ngăn cách với tỉnh Bình Định và Khánh Hòa bởi đèo Cù Mông và đèo Cả nên giao thông đường bộ không được thuận tiện; số chuyến bay đến Phú Yên hàng tuần vẫn còn ít với giá vé cao sẽ làm hạn chế lượng

du khách đến đây du lịch.

4.6.2 Yếu tố Cơ sở vật chất

Bảng 4.26 Mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố Cơ sở vật chất


Biến quan sát

Điểm trung bình

Mức độ

CS1

Phương tiện tham quan đa dạng.

3,24

Trung bình

CS2

Các địa điểm du lịch có các trang thiết bị

phục vụ du khách.

3,19

Trung bình

CS3

Đường xá đi lại tốt và thuận tiện.

3,45

Trung bình khá



CS4

Trang phục của nhân viên khách sạn, nhà

hàng, khu du lịch lịch sự.

3,23

Trung bình

CS6

Nhiều nơi ở và địa điểm ăn uống cho du

khách.

3,50

Khá tốt

Điểm trung bình yếu tố CS

3,32

Trung bình khá

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Nhìn vào bảng 4.26 ta có thể thấy biến quan sát mà khách du lịch đánh giá thấp nhất là CS2 - Các địa điểm du lịch có các trang thiết bị phục vụ du khách (M = 3,19), bên cạnh đó các biến CS1 – phương tiện tham quan và CS4 – trang phục của nhân viên cũng chỉ nằm ở mức trung bình. Tuy nhiên, tỉnh Phú Yên lại có cơ sở hạ tầng tốt như cơ sở lưu trú, địa điểm ăn uống (CS6) và đường xá đi lại (CS3) được khách du lịch đánh giá cao.

4.6.3 Yếu tố Hoạt động du lịch và giải trí

Bảng 4.27 Mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố Hoạt động du lịch và giải trí

Biến quan sát

Điểm trung bình

Mức độ

HD1

Các địa điểm khám phá đa dạng

3,27

Trung bình khá

HD2

Có các địa điểm mang dấu ấn lịch sử văn hóa.

3,26

Trung bình khá

HD3

Có tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội lớn trong năm.

3,39

Trung bình khá

HD4

Có nhiều địa điểm mua sắm.

3,16

Trung bình

HD5

Có nhiều hoạt động vui chơi tại các địa điểm du

lịch

3,42

Trung bình khá

HD6

Có nhiều địa điểm ăn uống, vui chơi vào buổi

tối

3,45

Trung bình khá

Điểm trung bình yếu tố HD

3,33

Trung bình khá

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Theo bảng 4.27, các biến quan sát của yếu tố hoạt động du lịch đều được khách du lịch cảm nhận ở mức độ trung bình khá; tuy nhiên mức độ đánh giá đối với biến HD4 – có nhiều địa điểm mua sắm chỉ ở mức trung bình đã cho thấy hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa phục vụ cho khách du lịch vẫn còn rất hạn chế.


4.6.4 Yếu tố Năng lực phục vụ

Bảng 4.28 Mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố Năng lực phục vụ


Biến quan sát

Điểm trung bình

Mức độ

NL1

Nhân viên có nghiệp vụ tốt.

3,21

Trung bình

NL2

Nhân viên đáp ứng tốt các yêu cầu của

khách.

3,20

Trung bình

NL3

Thái độ phục vụ của nhân viên vui vẻ,

niềm nở.

3,26

Trung bình khá

NL5

Người dân hiếu khách, thân thiện, sẵn

sàng giúp đỡ du khách.

3,29

Trung bình khá

Điểm trung bình yếu tố NL

3,24

Trung bình

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Các biến quan sát được thể hiện ở bảng 4.28 cho thấy mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố Năng lực phục vụ còn khá thấp. Các nhân viên chưa đáp ứng tốt được các yêu cầu của khách do nghiệp vụ còn hạn chế (biến quan sát NL1, NL2 ở mức trung bình); tuy nhiên thái độ của nhân viên và lòng hiếu khách người dân địa phương lại được đánh giá cao ở mức trung bình khá.

4.6.5 Yếu tố An ninh trật tự

Bảng 4.29 Mức độ cảm nhận của khách du lịch về yếu tố An ninh trật tự


Biến quan sát

Điểm trung bình

Mức độ

AN1

Các địa điểm du lịch an toàn

3,23

Trung bình

AN2

Có đội bảo vệ an ninh trật tự ở các địa

điểm du lịch.

3,22

Trung bình

AN3

Không xảy ra tình trạng chèo kéo, chặt

chém du khách.

3,39

Trung bình khá

AN4

Không có ăn xin ở các địa điểm du lịch.

3,17

Trung bình

AN5

Không có nạn cướp giật.

3,40

Trung bình khá

AN6

Không có các tệ nạn xã hội ở các điểm du

lịch.

3,47

Trung bình khá

Điểm trung bình yếu tố AN

3,31

Trung bình khá

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)


Theo bảng 4.29, mặc dù các tệ nạn (nạn cướp giật, chèo kéo, chặt chém du khách và các tệ nạn xã hội) vẫn được các cơ quan chức năng kiểm soát; tuy nhiên sự an toàn cho du khách tại các điểm du lịch – AN1 cùng với hoạt động của đội bảo vệ an ninh trật tự - AN2 lại chưa được đánh giá cao khi sự hài lòng của du khách chỉ ở mức trung bình.

4.7 Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học của du khách đến cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên

Như đã đề cập ở chương 2, một trong những chủ thể quan trọng tham gia vào hoạt động du lịch là khách du lịch. Vì vậy, trong phần này sẽ tiến hành kiểm định Levene các thuộc tính cá nhân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và mức thu nhập) để xác định những yếu tố này có hay không ảnh hưởng đến sự cảm nhận chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên.

Trong phân tích này, ta sử dụng kiểm định về trị trung bình của hai tổng thể - mẫu độc lập (Independent-sample T-test) và kiểm định phương sai một yếu tố (One- way ANOVA) với giả thuyết H0 đặt ra là phương sai bằng nhau hay không có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của các yếu tố. Nếu hệ số Sig. > 0,05 (với mức ý nghĩa 95%) thì chấp nhận giả thuyết H0 và ngược lại, nếu Sig. ≤ 0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0, tức là có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của các nhân tố.

4.7.1 Theo giới tính

Theo bảng 4.30, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,522 (> 0,05), điều này có thể khẳng định rằng phương sai sự hài lòng của khách du lịch theo giới tính là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết H0. Trong phân tích giá trị kiểm định T-test, ta có Sig. (2-tailed) = 0.993 (> 0,05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên giữa 2 nhóm nam và nữ.


Bảng 4.30 Kết quả kiểm định T-test đối với giới tính



Kiểm tra Levene cho sự bằng nhau

phương sai


Kiểm tra T cho sự bằng nhau trung bình


F


Sig.


t


Bậc tự do


Sig. (2-

tailed)


Khác biệt của trung bình

Khác biệt của sai số chuẩn

Mức độ tin cậy 95% của khác

biệt

Thấp hơn

Cao hơn


Cảm nhận về chất lượng dịch vụ

Phương sai bằng nhau

được thừa nhận


0,412


0,522


-,009


300


.993


-,00063


,06677


-,13203


.13078

Phương sai bằng nhau không được thừa

nhận




-,009


292,435


.993


-,00063


,06697


-,13242


.13117

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.7.2 Theo độ tuổi

Theo bảng 4.31, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,582 (> 0,05), như vậy có thể khẳng định rằng phương sai sự cảm nhận của khách du lịch theo độ tuổi là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết H0

Bảng 4.31 Kiểm định phương sai theo độ tuổi


Thống kê Levene

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Sig.

0,733

4

16,590

0,582

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Bảng 4.32 Kiểm định ANOVA theo độ tuổi



Tổng bình

phương

Bậc tự do

Bình phương

trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

0,854

4

0,214

0,635

0,638

Toàn bộ mẫu

99,850

297

0,336



Tổng

100,704

301




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)


Qua kiểm định ANOVA theo độ tuổi ở bảng 4.32, ta có giá trị Sig. = 0,638 (>0,05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên giữa các nhóm theo độ tuổi.

4.7.3 Theo nghề nghiệp

Bảng 4.33 Kiểm định phương sai theo nghề nghiệp


Thống kê Levene

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Sig.

1,506

6

52,637

0,194

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Bảng 4.34 Kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp



Tổng bình

phương

Bậc tự do

Bình phương

trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

3,164

6

0,527

1,595

0,148

Toàn bộ mẫu

97,540

295

0,331



Tổng

100,704

301




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3) Theo bảng 4.33 với mức ý nghĩa 95% giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,194 (> 0,05) và bảng 4.34, kiểm định ANOVA cho giá trị Sig. = 0,148 (> 0,05) cho thấy không có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch tại

tỉnh Phú Yên giữa các nhóm theo nghề nghiệp.

4.7.4 Theo mức thu nhập

Bảng 4.35 Kiểm định phương sai theo mức thu nhập


Thống kê Levene

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Sig.

2,583

3

119,682

0,057

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Bảng 4.36 Kiểm định ANOVA theo mức thu nhập



Tổng bình

phương

Bậc tự do

Bình phương

trung bình

F

Sig.

Giữa các nhóm

2,385

3

0,795

2,410

0,067

Toàn bộ mẫu

98,319

298

0,330



Tổng

100,704

301




(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023