Bảng Tổng Hợp Kết Quả Hồi Quy Tác Động Của Các Nhân Tố Vĩ Mô Và Các Nhân Tố Nội Tại Đến An Toàn Vốn Của Các Ngân Hàng


Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả của mô hình ở trên, tác giả sẽ đưa ra một số thảo luận về kết quả nghiên cứu như sau:

- Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Trong kết quả hồi quy riêng tác động của các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, có 4 nhân tố nội tại của ngân hàng có tác động có ý nghĩa thống kê đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, bao gồm quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tính thanh khoản (LIQ). Về dấu tác động, tổng tài sản và ROE có tác động ngược chiều đến an toàn vốn; trong khi ROA và tính thanh khoản có tác động cùng chiều. Khi đưa đồng thời các biến vĩ mô và các biến nội tại vào phương trình hồi quy, kết quả cho thấy chỉ còn 3 biến ROA, ROE và quy mô tài sản còn tác động đến an toàn vốn. Điều này cho thấy tác động của 3 biến ROA, ROE và quy mô tài sản đến an toàn vốn là khá chắc chắn, trong khi tính thanh khoản đối với an toàn vốn còn chưa chắc chắn. Tác động cùng chiều của ROA và ngược chiều của ROE đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Alsabbagh (2004) tại Jordan; nghiên cứu của Li Yuanjuan và Xiao Shishun (2012) tại Trung Quốc; nghiên cứu của Abusharba, Triyuwono, Ismail & Rahman (2013) tại Indonesia; nghiên cứu của Mekonnen .Y (2015) tại Ethiopia; nghiên cứu của Büyükşalvarcı, A., & Abdioğlu, H. (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên kết quả này lại ngược với kết quả nghiên cứu của Decra (2013) tại Bosnia và Herzegovina; nghiên cứu của Klepczarek .E (2015) tại các nước EU; nghiên cứu của Masood .U (2016) tại Pakistan; nghiên cứu của Yahaya, S. N., Mansor, N., & Okazaki, K. (2016) tại Nhật Bản. Ngoài ra, kết quả về tác động của tổng tài sản trong luận văn này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Decra (2013); nghiên cứu của Bateni .L, H.Vakilifard, F.Asghari (2014) tại Iran; nghiên cứu của Dhouibi .R (2016) tại Tunisia; nghiên cứu của Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương và Đỗ Thành Trung (2014) tại Việt Nam. Các kết quả trên cũng có khá nhiều tương đồng với kỳ vọng dấu của tác giả. Điều này cho thấy đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt


Nam, các kết quả nghiên cứu đều ủng hộ kết quả của tác giả; trong khi các kết quả ngược chiều đa số đến từ các quốc gia có mức độ thị trường tài chính phát triển như Nhật Bản, các quốc gia EU. Kết quả phân tích số liệu cho thấy khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản gia tăng (tức là việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tốt hơn) thì sẽ làm cho chỉ tiêu an toàn vốn gia tăng nhưng mối quan hệ này không giống với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn (ngược lại khi ROE gia tăng sẽ làm an toàn vốn ở các ngân hàng thương mại giảm). Điều này có thể được lý giải là tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động của các ngân hàng mang lại hiệu quả cao trên quy mô tài sản ngân hàng nhưng sự gia tăng này lại kéo theo sự gia tăng khá mạnh mẽ từ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Như vậy, phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng sẽ được giữ lại trong nguồn vốn chủ sở hữu, giúp chỉ tiêu an toàn vốn được cải thiện. Kết quả này khá phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng khi cho thấy các ngân hàng sẽ ưu tiên giữ lại phần lớn lợi nhuận để tái hoạt động hơn là chia cho các cổ đông. Điều này cũng khá phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, kết quả cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ thường gặp rủi ro cao hơn so với các ngân hàng lớn trong việc huy động nguồn vốn cho các hoạt động ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ luôn phải đảm bảo một tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động cần thiết của ngân hàng vì các ngân hàng nhỏ sẽ khó huy động nguồn vốn hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn. Chính vì vậy, quy mô tổng tài sản sẽ có mối quan hệ ngược chiều với an toàn vốn.

- Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: Trong hồi quy riêng tác động của các nhân tố vĩ mô đến an toàn vốn, chỉ có tăng trưởng kinh tế có tác động dương có ý nghĩa thống kê đến an toàn vốn. Trong hồi quy tác động đồng thời của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tác động dương đến an toàn vốn. Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Odunayo và Joseph (2016) tại


Nigeria về tác động của GDP. Tuy nhiên, kết quả về lạm phát hầu như ngược chiều với các nghiên cứu trước đây. Đây có thể xem là một phát hiện khá thú vị trong kết quả nghiên cứu về tác động của yếu tố vĩ mô nền kinh tế đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều này cho thấy khi nền kinh tế có mức độ lạm phát gia tăng, các ngân hàng thương mại cũng sẽ gia tăng mức độ an toàn trong hoạt động của mình. Tác giả đưa ra giải thích như sau về tác động của lạm phát:Lạm phát gia tăng sẽ hàm ý một giải pháp kiềm chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ giảm các hoạt động tín dụng và như vậy mức độ an toàn vốn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại sẽ gia tăng.

Bảng 4.15 Bảng tổng hợp Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng



Tên biến

Ký hiệu


Hệ số hồi quy

Kết quả nghiên cứu

Dấu kỳ vọng


Kết luận

Quy mô ngân hàng

SIZE

-0,0745

-

-

Như kỳ vọng

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA)


ROA


5,0442


+


+


Như kỳ vọng

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

(ROE)


ROE


-0,4548


-


-


Như kỳ vọng


Rủi ro tín dụng


CR


không tác động

(-) hoặc không tác

động


Như kỳ vọng

Tỷ lệ tiền gửi

khách hàng

DEP


không tác

động

+

Ngược

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 11



Tính thanh khoản


LIQ


không tác động

(-) hoặc không tác

động


Như kỳ vọng


Tăng trưởng kinh tế


GDP


0,1452


+

(-) hoặc không tác

động


Ngược


Lạm phát


INF


0,0012


+

Không tác động


Ngược

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI

Kết luận

Trong luận văn của mình, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô nền kinh tế đến an toàn vốn của 20 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống, bao gồm hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau:

Thứ nhất, trong mối quan hệ đa biến với các nhân tố vĩ mô, an toàn vốn có mối quan hệ tương quan ngược chiều có ý nghĩa thống kê với logarithm của GDP, còn lạm phát không có tác động đến an toàn vốn.

Thứ hai, trong mối quan hệ đa biến với các nhân tố nội tại, an toàn vốn có mối quan hệ tương quan ngược chiều với Quy mô tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (ROE), mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA), tính thanh khoản; còn Rủi ro tín dụng, Tỷ lệ tiền gửi không tác động đến an toàn vốn.

Thứ ba, trong phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số, sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết, tác giả nhận thấy mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) là mô hình hồi quy phù hợp nhất đối với mẫu dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong luận văn này. Kết quả phân tích từ mô hình FEM cho thấy một số kết luận như sau:

+ Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: Cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tác động cùng chiều đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại.

+ Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Có 3 nhân tố nội tại của ngân hàng có tác động đến an toàn vốn, trong đó tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động cùng chiều; trong khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và quy mô tổng tài sản có tác động ngược chiều đến an toàn vốn. Các nhân tố rủi ro tính dụng (CR), tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEP), tính thanh khoản (LIQ) là không tác động.


Gợi ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, có thể thấy rằng có 4 nhân tố nội tại các ngân hàng và 1 nhân tố vĩ mô có tác động đến an toàn vốn ở các ngân hàng, trong đó các nhân tố nội tại có tác động khá lớn đối với an toàn vốn. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị cho các chủ thể trong nền kinh tế như sau:

- Thứ nhất, đối với các nhà quản lý chính sách, nhất là đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Với chức năng giám đốc các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ đưa ra các chính sách/ quyết định phát triển nhằm hướng nền kinh tế vĩ mô đến các mục tiêu mong muốn. Hệ thống ngân hàng thương mại ở các quốc gia đang phát triển có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, các quyết định của các nhà quản lý chính sách không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại mà sẽ còn tác động nhiều đến tình hình vĩ mô nền kinh tế. Trong các quyết định của mình, các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc kĩ về các mục tiêu vĩ mô nói chung và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng trước khi thi hành các biện pháp chính sách vì những quyết định này sẽ tác động rất lớn đến hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam, nhất là hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần: cần phải vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là một cơ sở khoa học cần thiết để giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể tham khảo trước khi thực hiện các biện pháp chính sách tác động đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Thứ hai, đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này sẽ là một cơ sở khoa học có thể tham khảo trước khi những người quản lý/ điều hành ngân hàng muốn thực hiện các chiến lược hoạt động đối với ngân hàng của mình. Các nhà quản lý/ điều hành ngân hàng cần cân nhắc kỹ giữa mục tiêu về hiệu quả hoạt động và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, nhằm đảm bảo lợi nhuận nhưng cũng hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động đặc


thù của ngân hàng thương mại. Từ kết quả tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cần:

+ Dự báo tốt về các biến động của nền kinh tế vĩ mô, nhất là việc dự báo về lạm phát trong nền kinh tế để từ đó, các ngân hàng thương mại sẽ đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình biến động chung của nền kinh tế.

+ Xem xét và điều chỉnh các yếu tố nội tại trong hoạt động ngân hàng, nhất là các yếu tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến an toàn vốn của ngân hàng trong kết quả nghiên cứu này. Từ đó, các nhà quản lý, điều hành ở các ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm vừa đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả, đồng thời vẫn đảm bảo được mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

"Đề tài nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung xem xét tác động của hai biến số vĩ mô chính, đại diện cho các tác động vĩ mô của nền kinh tế bao gồm lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các yếu tố này, còn một số yếu tố vĩ mô khác cũng quan trọng mà có thể tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại như tỷ giá hối đoái, cung tiền, lãi suất… Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và sự phát triển chung của nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tài chính (đại diện là sự phát triển của thị trường chứng khoán)

Bên cạnh đó, trong kết quả nghiên cứu tác giả cũng chưa lý giải được tác động cùng chiều của lạm phát đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu tiếp theo, tác giả kỳ vọng sẽ có thể đưa ra thêm được lý giải tại sao lạm phát có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến an toàn vốn ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt

Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương, Đỗ Thành Trung. (2014). Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TP.HCM, Số 4 (37).

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

Allen, D. E., Nilapornkul, N., & Powell, R. (2013). The Determinants of Capital Structure: Evidence from Thai Banks. Journal of Monetary Economics, 32(1), 513-542.

Alsabbagh, N. (2004). Determinants of capital adequacy ratio in Jordanian and Evidence. Journal of Monetary Economics, 32(1), 513-542.

Aremu, M. A., Ekpo, I. C., Mustapha, A. M., & Adedoyin, S. I. . (2013). Determinants of Capital Structure in Nigerian Banking Sector. International Journal of Academic Research in Economics and Management Sciences, 2(4), 27-37.

Bateni. L, Vakilifard. H & Asghari. F. (2014). The Influential Factors on Capital Adequacy Ratio in Iranian Banks. International Journal of Economics and Finance, Vol. 6, No. 11.

Benston, G. J., & Kaufman, G. G. (1996). The appropriate role of bank regulation. Economic Journal, 106(1).

Bokhari, I. H., Ali, S. M., & Sultan, K. (2012). Determinants of Capital Adequacy Ratio in Banking Sector: An Empirical Analysis from Pakistan. Academy of Contemporary Research Journal, 2(1), 1-9.

Buyuksalvarci, A., & Abdioglu, H. (2011). Determinants of capital adequacy ratio in Turkish Banks: A panel data analysis. African Journal of Business Management, 5(27), 11199-11209.

Dreca, N. (2013). Determinants of Capital Adequacy Ratio in Selected Bosnian Banks. Dumlupınar Universitesi Sosyal Bilimler Dergisi EYİ, 12(1), 149- 162.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023