2.1.3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng
Người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phận di sản mà người thừa kế có quyển được hưởng
Khi người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà những người thừa kế đó có quyền được hưởng, hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực của Tòa án. Đây chính là căn cứ để pháp luật tước quyền hưởng di sản của người thừa kế, tuy vậy chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế trong trường hợp này khi họ có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác là hành vi cố ý và đã bị Tòa án kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nếu tước bỏ quyền hưởng di sản của người thừa kế ở trường hợp một không cần đến động cơ, mục đích của hành vi vi phạm thì trong trường hợp này người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản nếu hành vi của họ có chứa đựng động cơ là chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng. Việc xác định động cơ của người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác trong trường hợp này rất quan trọng. Bởi trên thực tế có những trường hợp những người đồng thừa kế đã giết hại nhau có thể vì mâu thuẫn cá nhân, vì ghen tuông, hay xô xát nhau trong lúc phân chia di sản mà không có mục đích chiếm đoạt di sản của người khác. Ví dụ như trường hợp sau: Khi ông A bệnh nặng và khi qua đời ông không để lại di chúc, con trai của ông là B đã giết em trai mình là C. Nhưng hành vi giết người của B không phải vì động cơ chiếm đoạt phần di sản thừa kế của của C trong khối di sản của cha để lại, bởi C có con là cháu H và đương nhiên khi C chết, cháu H được hưởng thừa kế thế vị của C. Trường hợp này cũng có thể suy đoán B không có động cơ chiếm đoạt di sản. Tuy nhiên cũng cần đặt ra tình huống kẻ giết người do kém hiểu biết nên cho rằng
nếu giết người cùng hưởng thừa kế với mình thì phần di sản đó sẽ thuộc về mình mà không biết thừa kế thế vị sẽ xảy ra trong trường hợp trên. Như vậy nếu người bị kết án về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác có động cơ nói trên thì Tòa án phải xác định động cơ trong bản án hình sự, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự qui định tại khoản d Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ngoài ra, hành vi của người thừa kế có hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác phải là hành vi cố ý, nếu người thừa kế đó chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác thì không bị tước quyền hưởng di sản của người để lại di sản thậm chí nếu họ là người thừa kế thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản của người để lại di sản thì họ còn được hưởng thừa kế của người bị họ vô ý làm chết.
Người cô hành vi cố ý giết người thừa kế khác chỉ có thể là người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản với người thừa kế bị giết. Người thừa kế bị giết trong trường hợp này là phải là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, loại trừ trường hợp họ là người thừa kế theo di chúc bởi người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng di sản do ý chí của người lập di chúc khi họ còn sống và họ chỉ được hưởng phần di sản đã được định đoạt trong di chúc cho nên hành vi chiếm đoạt tài sản của người thừa kế khác trong di chúc trong trường hợp này không thực hiện được. Tuy nhiên vẫn có một trường hợp ngoại lệ đó là trường hợp hai người thừa kế cùng hàng theo pháp luật và họ cùng được chỉ định thừa kế theo di chúc, một người đã có hành vi giết người thừa kế kia với mục đích hưởng phần di sản của người thừa kế đó theo qui định của pháp luật, giả thiết cả trong trường hợp người thừa kế bị giết không có người thừa kế thế vị thì người thừa kế theo di chúc đó sẽ có cơ hội chiếm đoạt toàn bộ phần di sản của người thừa kế bị giết. So với trường hợp thứ nhất, trường hợp thứ hai này cũng có hành vi giết người và
cũng là cố ý nhưng điểm khác biệt quan trọng là trong trường hợp thứ nhất, người thừa kế đã có lỗi với chính người để lại di sản không vì động cơ, mục đích gì thì họ cũng không có quyền được hưởng di sản. Còn trong trường hợp thứ hai này, có thể người thừa kế không có lỗi với người để lại di sản nhưng với hành vi xâm phạm đến tính mạng của những người thừa kế khác với động cơ chiếm đoạt phần di sản của người thừa kế đó chính là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế này.
Cũng giống như trường hợp thứ nhất, người thừa kế trong trường hợp này chỉ bị truất quyền hưởng di sản nếu như đã có một bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án về hành vi mà họ đã thực hiện. Vì vậy vẫn có thể xảy ra trường hợp không thể có bản án như đã trình bày ở phần 2.1.1.
2.1.4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Mọi cá nhân có tài sản đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế sau khi qua đời. Việc lập di chúc thể hiện ý chí tự do, tự nguyện, quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật một bản di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc có đủ điều kiện về độ tuổi và làm chủ được hành vi không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào Ngoài ra người lập di chúc phải ở trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Trường Hợp Người Thừa Kế Không Có Quyển Hưởng Di Sản
- Người Vi Phạm Nghĩa Vụ Nuôi Dưỡng Người Để Lại Di Sản
- Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 7
- Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Điều 643 Bộ Luật Dân Sự Năm 2005
- Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 10
- Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Trên thực tế có những bản di chúc được lập ra mà không do ý chí của người lập di chúc, người lập di chúc bị ép buộc, bị đe dọa, bị lừa dối, hoặc di chúc bị làm giả... Điểm d khoản 1 Điều 643 đã liệt kê năm hành vi của người thừa kế đối với người để lại di sản. Bốn hành vi đầu tiên là hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản và giả mạo di chúc sẽ làm phát sinh những trường hợp
thừa kế theo pháp luật bởi di chúc sẽ không phát sinh hiệu lực khi vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của di chúc. Hành vi sửa chữa và huỷ di chúc sẽ làm phát sinh tranh chấp trong một vụ án thừa kế theo di chúc.
+ Hành vi lừa dối người để lại di sản là việc cung cấp những thông tin sai sự thật làm cho người lập di chúc tin và lầm tưởng vào sự việc nên đã lập di chúc cho người này hưởng di sản. Trong trường hợp này người lập di chúc đã tin tưởng tuyệt đối vào hành vi của người thừa kế, mặc dù trong ý thức chủ quan người lập di chúc đã thể hiện ý chí của mình là lập di chúc định đoạt tài sản cho một người thừa kế nào đó nhưng do bị người thừa kế lừa dối cho nên người lập di chúc đã hủy bản di chúc đã lập hoặc lập một bản di chúc khác cho người có hành vi lừa dối được hưởng phần di sản đã định đoạt trước đây.
Ngoài ra, hành vi lừa dối của người thừa kế trong trường hợp trên phải chứa đựng động cơ là nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì người có hành vi lừa dối mới bị tước quyền hưởng di sản.
+ Hành vi cưỡng ép là hành vi dùng thủ đoạn vật chất và tinh thần dồn người khác vào thế tiến thoái lưỡng nan buộc họ phải làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Ngăn cản là việc không cho người có di sản lập di chúc, những hành vi này đã xâm phạm đến quyền tự do ý chí của người để lại di sản buộc họ phải lập một bản di chúc trái với ý nguyện của họ.
Đối với những hành vi như hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc của người thừa kế thì khi một bản di chúc được lập khi ý chí của người để lại di sản bị tác động bởi những hành vi trên thì di chúc sẽ bị tuyên bố là vô hiệu. Hay nói cách khác đây là bản di chúc không có hiệu lực pháp luật do không thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 652 di chúc hợp pháp " ... không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép" nên trường hợp này luôn làm phát sinh việc thừa kế theo pháp luật. Nếu người thừa kế có
hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thì Tòa án chỉ cần tuyên bố tước bỏ quyền thừa kế theo luật của người đó đối với di sản mà người chết để lại. Nếu người thừa kế đó là người ngoài diện thừa kế và có tên trong di chúc được lập do bị lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản thì Tòa án chỉ cần tuyên bố di chúc vô hiệu và di sản được chia cho những người thừa kế theo luật của người để lại di sản.
+ Hành vi sửa chữa di chúc là việc người thừa kế sửa chữa nội dung của di chức hoặc xóa bỏ nhiều từ trong di chúc, những từ này ảnh hưởng tới quyền lợi của người thừa kế hoặc người thừa kế viết thêm vào trong di chúc số người được hưởng, số tài sản được hưởng. Hay nói cách khác sửa chữa di chúc là hành vi của một người trong việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của di chúc mà người để lại di sản đã lập và làm cho nội dung của di chúc không đúng với ý chí của người lập di chúc. Hành vi này không những xâm phạm ý chí của người để lại di sản, mà còn xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế khác cho nên người có hành vi này sẽ bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.
+ Hành vi hủy di chúc mà người để lại di sản đã lập là hành vi của người thừa kế tiêu hủy nội dung của di chúc bằng nhiều hình thức khác nhau như xé bỏ, đốt di chúc, giấu đi, ngâm di chúc vào dung dịch hóa chất...làm cho người khác không thể đọc, hiểu được nội dung của di chúc.
Khi người có quyền và lợi ích liên quan đến di sản thừa kế cho rằng bản di chúc được công bố đã bị sửa chữa hoặc người có di sản đó đã bị một trong những người thừa kế huỷ bỏ với mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì người khởi kiện và người có liên quan đến nội dung của di chúc có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bởi một trong những nguyên tắc về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự đó
là "các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh như đương sự" (khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đã được cụ thê hóa tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
1. Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích công cộng hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chúng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy việc cung cấp chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đương sự, ngay từ khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án theo qui định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự "người khởi kiện phải nộp theo đơn khởi kiện tài liệu chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp", việc cung cấp chứng cứ được thực hiện trong bất cứ giai đoạn nào, nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ sẽ phải chịu hậu quả về việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ chứng cứ (khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự). Việc qui định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và thời điểm cung cấp mở rộng tại tất cả quá trình giải quyết là tạo điều kiện để đương sự phát huy hết khả năng của mình trong việc cung cấp chứng cứ. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, đương sự là người thực hiện hầu hết công việc thu thập và cung cấp chứng cứ, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ thì có quyền
yêu cầu Tòa án thu thập hộ khi có đủ điều kiện qui định tại khoản 2 Điều 85, Tòa án có thể tiến hành một số biện pháp để thư thập chứng cứ như lấy lời khai của người làm chứng, yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
Tuy nhiên, để xác định một bản di chúc bị giả mạo, bị sửa chữa, bị hủy việc cung cấp chứng cứ để chứng minh trong một vụ việc dân sự tương đối khó khăn bởi vì trường hợp di chúc bị giả mạo hoặc bị sửa chữa có thể được xác định thông qua nhân chứng, giám định chữ viết, chữ ký và con dấu của người làm chứng hoặc mục đích của người đã có hành vi nêu trên thông qua việc thấy tài sản của người này tăng lên nhưng đối với trường hợp hủy di chúc thì chứng minh theo cách này không thể thực hiện được bởi tìm lại một bản di chúc bị hủy là không thể xảy ra nên chỉ có thể chia di sản của người chết theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên theo qui định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, người thừa kế không có quyền hưởng di sản qui định tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản "nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc". Có thể chia làm hai trường hợp sau:
Thứ nhất: Người để lại di sản đã biết về hành vi của người thừa kế:
Người lập di sản có thể lập di chúc cho những người đó được hưởng di sản theo di chúc, còn nếu không lập di chúc thì coi như người thừa kế đã bị tước quyền hưởng di sản. Hoặc khi đã biết hành vi đó, người để lại di sản có thể lập lại di chúc hoặc giữ nguyên bản di chúc để chia di sản cho người đó
Thứ hai: Người lập di sản không biết về hành vi của người hưởng di sản thì cho dù có di chúc hay không có di chúc thì người thừa kế đều bị tước quyền hưởng di sản.
Như vậy căn cứ để chứng minh là người để lại di sản trước khi chết đã biết hết sự thật và chấp nhận hoàn toàn tự nguyện là để lại cho người có hành vi sai trái được hưởng di sản. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc được lập do bị ép buộc thì dễ bị lầm tưởng vì người lập di chúc dù biết về hành vi sai trái của người thừa kế nhưng vẫn lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng việc lập di chúc này lại không tự nguyện, họ bị cưỡng ép bị bắt buộc lập di chúc theo ý chí của người đang cưỡng ép mình. Sự tự nguyện của người lập di chúc dễ bị lầm tưởng trong trường hợp trên, nếu không có chứng cứ mà chỉ nhìn vào di chúc thì sự thật của vụ án không thể làm sáng tỏ, quyền lợi của người thừa kế khác không được bảo vệ.
Tóm lại, tất cả những hành vi của người thừa kế được qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự là những hành vi không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là những hành vi trái đạo đức, hành vi của họ không những bị tước quyền hưởng di sản mà còn bị xã hội và cộng đồng lên án. Cách liệt kê tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự không thể hiện được tính toàn diện, bởi sẽ có những ý kiến cho rằng nên bổ sung thêm hành vi này hoặc không nên tước quyền hưởng di sản của người thừa kế khi họ có hành vi khác ... Trước đây cũng về vấn đề này trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ Dân luật Trung Kỳ còn qui định các hành vi như ẩu thương cha mẹ người để lại di sản, không tố giác người giết người để lại di sản, vu cáo người để lại di sản mà không cần xác định mục đích của họ có nhằm chiếm đoạt di sản hay không. Điều này thể hiện pháp luật thừa kế thời kỳ này rất nghiêm khắc với những hành vi vi phạm đạo đức. Tuy nhiên có những hành vi không được phổ biến vào thời kỳ đó như sửa chữa, làm giả, hủy di chúc...nên trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ không qui định về những hành vi này. Về người thừa kế không có quyền hưởng di sản, pháp luật của một số nước trên thế giới như Bộ luật dân sự Pháp, Nhật Bản, Thái Lan... cũng có những qui định cụ thể phạm