Những Trường Hợp Người Thừa Kế Không Có Quyển Hưởng Di Sản

1.3.4. Từ năm 2005 đến nay

Sau 10 năm ban hành, những qui định về thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã tương đối hoàn chỉnh nhưng với tốc độ pháp triển kinh tế hiện nay thì không tránh khỏi những bất cập, vướng mắc trên thực tế. Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005, những qui định về thừa kế phần lớn đều kế thừa các qui định của Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung một số qui định mới, khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong một số qui định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Về người thừa kế không có quyền hưởng di sản nếu trong Bộ luật Dân sự năm 1995 cược qui định tại Điều 646 thì tại Bộ luật Dân sự năm 2005 vấn đề này được qui định tại Điều 643. Trên cơ sở kế thừa nội dung của Bộ luật Dân sự năm 1995, nội dung về người thừa kế không có quyền hưởng di sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không có thay đổi so với Bộ luật năm 1995.

Những hành vi của người thừa kế không được hưởng di sản được qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự đều là những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật bị xã hội lên án, hơn nữa giữa người để lại di sản và người thừa kế là những người có quan hệ tình cảm, thân thích và quan hệ pháp lý như nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ với chồng, giữa các anh, chị, em... Nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình trước đây thường do các qui tắc đạo đức tác động thì nay những nghĩa vụ như thương yêu, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ đùm bọc nhau, nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình với nhau đã được luật Hôn nhân gia đình năm 2000 qui định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, vợ với chồng... một trong những quyền khá quan trọng mà pháp luật cho phép công dân nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng có quyền định đoạt tài sản của mình cho những

người thừa kế là cá nhân hoặc tổ chức hưởng. Người có tài sản có thể định đoạt tài sản của mình bằng cách lập di chúc hoặc nếu không lập di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia theo qui định của pháp luật cho những người thừa kế. Pháp luật cũng qui định mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản theo di chúc và theo qui định của pháp luật, người nhận di sản phải thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại trong phạm vi di sản mà người đó được hưởng. Trong những năm gần đây, những trường hợp vi phạm pháp luật giữa các thành viên trong gia đình xảy ra khá nhiều như con đối xử không đúng mực với cha mẹ, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già, con mưu toan giết cha mẹ, anh chị em đánh giết nhau để tranh giành tài sản. Những trường hợp vi phạm này cần được nghiêm trị bằng pháp luật, mặt khác hành vi của những người đó còn vi phạm đạo đức nghiêm trọng cho nên pháp luật cần phải tước quyền thừa kế của những người vi phạm.

Về người thừa kế không được hưởng di sản được qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm những trường hợp sau:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Về người thừa kế không có quyền hưởng di sản cũng được qui định tại Điều 727 Bộ luật Dân sự Pháp và bao gồm một số trường hợp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Người bị kết án về hành vi giết người để lại di sản, hoặc về hành vi giết người không đạt đối với người để lại di sản; người bị kết án là đồng phạm trong những tội trên.

- Người bị kết án về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người đối với người để lại di sản; người bị kết án là đồng phạm trong những tội trên.

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 5

Người bị kết án về hành vi làm chứng sai sự thật chống lại người để lại di sản trong vụ án xét xử một trọng tội

- Người bị kết án về hành vi cố ý không ngăn chặn hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản mặc dù người đó có khả năng thực hiện việc ngăn chặn mà không ảnh hưởng đến bản thân mình hoặc người thứ ba

- Người bị kết án về hành vi vu cáo chống lại người để lại di sản và vì hành vi tố cáo đó người để lại di sản đã bị phạt một trọng tội. Như vậy qui định về người thừa kế không có quyền được hưởng di sản tại Điều 727 Bộ luật Dân sự Pháp so với Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về cơ bản cũng được xây dựng theo phương pháp liệt kê về những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội của người thừa kế nhưng phạm vi người người thừa kế không có quyền hưởng di sản của Bộ luật Dân sự Pháp rộng hơn Bộ luật Dân sự năm 2005 như hành vi của người đồng phạm, hành vi của người không tố giác... đã được qui định. Mặc dù vậy, xét về dưới góc độ pháp lý trong cả hai Bộ luật trên, người thừa kế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi trái với qui định của Bộ luật Hình sự và đã có một bản án có hiệu lực của Tòa án kết tội về những hành vi của họ. Bản án của Tòa án cũng chính là căn cứ để pháp luật tước quyền hưởng thừa kế của họ.

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định nếu người vi phạm khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc. Như vậy, quyền tự định đoạt của người để lại di sản phải thể hiện bằng

việc người để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, kể cả khi người thừa kế đã có hành vi trái đạo đức, trái pháp luật với người để lại di sản nhưng người để lại di sản đã tha thứ, đã bỏ qua cho lỗi lầm của người thừa kế thì họ vẫn có quyền được nhận thừa kế của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc, tài sản của người để lại di sản được chia theo qui định của pháp luật thì khi người thừa kế có hành vi vi phạm khoản 1 Điều 643 thì họ không được hưởng thừa kế của người để lại di sản.

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, quyền tự định đoạt của người để lại di sản luôn được pháp luật coi trọng. Những qui định của pháp luật đối với người thừa kế không có quyền hưởng di sản từ năm 1945 cho đến những năm 80 gần như là khoảng trống mà pháp luật không qui định tới, cho nên khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến người thừa kế có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội như xâm phạm đến người để lại di sản hoặc xâm phạm đến những người thừa kế khác Tòa án không thể giải quyết một cách thỏa đáng những tranh chấp này do còn thiếu những qui định của pháp luật qui định về vấn đề này. Từ năm 1981 cho đến nay, đối với qui định về người thừa kế không có quyền hưởng di sản đã được qui định khá đầy đủ từ các văn bản luật cho đến văn bản dưới luật như Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng bổ sung, hoàn thiện để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp liên quan đến người thừa kế không có quyền hưởng di sản.

Chương 2‌

NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN


2.1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG CÓ QUYỂN HƯỞNG DI SẢN

Theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005, người thừa kế sẽ bị tước quyền hưởng di sản khi thực hiện một trong những hành vi sau đây.

2.1.1. Người bị kết án ve hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người đe lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó

Hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản của người thừa kế mặc dù không vì động cơ trục lợi, không vì mục đích để hưởng di sản thì họ vẫn bị tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên hành vi đó phải mang lỗi cố ý, nếu người thừa kế vô ý làm thiệt hại đến tính mạng người để lại di sản và đã bị kết án bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực thì họ vẫn không bị tước quyền hưởng di sản. Việc xem xét lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản có ý nghĩa quyết định đến việc người thừa kế có được quyền hưởng di sản không.

Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 1 999, cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp sau:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng

của người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây ra cái chết cho nạn nhân, mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người được biểu hiện ở những trạng thái khác nhau.

Thứ nhất: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh. Ý thức của người phạm tội trong trường hợp này biểu hiện rất rõ nét bằng những hành vi như chuẩn bị hung khí phương tiện, điều tra, theo dõi mọi hoạt động của người mà người phạm tội định giết... Tuy nhiên cũng có trường hợp trước khi hành động người phạm tội không có thời gian chuẩn bị nhưng họ vẫn thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả phát sinh.

Thứ hai: Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra mà không chắc chắn nhất định sẽ xảy ra vì người phạm tội chưa tin vào hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người.

Thứ ba: Dạng biểu hiện thứ ba đó là trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Chủ thể của tội giết người là bất kỳ, nhưng phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự qui định người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 1 6 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà họ đã gây ra như tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Ngoài việc thỏa mãn điều kiện về độ tuổi, theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ tiêu chuẩn y học, có nghĩa họ là người có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Như vậy chỉ khi nào một người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra thì mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi của người mắc bệnh trong trường hợp trên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng họ phải được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Hành vi cố ý giết người để lại di sản là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người để lại di sản, chấm dứt sự sống của người đó một cách trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trong trường hợp người thừa kế chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản thì người đó vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật nhận di sản của người bị chính người thừa kế đã vô ý gây ra cái chết cho người để lại di sản. Như vậy, chỉ có những người phạm tội cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản mới bị tước quyền hưởng di sản, còn vô ý thì không thuộc trường hợp này. Hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác được qui định tại chương XIV Bộ luật Hình sự năm 1999 "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người" và nạn nhân chính là người để lại di sản.

Đối với tội xâm phạm đến tính mạng, là tội xâm phạm đến quyền sống của con người. Có nhiều trường hợp xảy ra và có mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau. Người thừa kế bị tòa án kết án về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự; tội giết con mới đẻ Điều 94 Bộ luật hình sự; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 Bộ luật Hình sự;

tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Điều 96 Bộ luật Hình sự hoặc cũng có thể xâm phạm một cách gián tiếp như tội bức tử Điều 100 Bộ luật Hình sự; tội xúi giục người khác tự sát Điều 101 Bộ luật Hình sự; tội không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 102 Bộ luật Hình sự và chính những hành vi này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người để lại di sản.

Với tội xâm phạm đến sức khỏe, người phạm tội đã có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe. Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại về sức khỏe mà không làm cho nạn nhân bị chết. Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, nhưng so với tội giết người thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích có mức độ nguy hiểm thấp hơn vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại về sức khỏe mà không mong muốn cho nạn nhân chết. Hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác được qui định cụ thể: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 104 Bộ luật Hình sự; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 105 Bộ luật hình sự; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng... Cũng như tội xâm phạm tính mạng, hành vi xâm phạm đến sức khỏe được thực hiện ở những mức độ khác nhau, trong mỗi trường hợp có những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, mức độ nguy hiểm chênh lệch nhưng điều này chỉ có ý nghĩa trong xét xử hình sự, còn để áp dụng tại Điều 643 thì không vì hành vi xâm phạm đến sức khỏe đều là cố ý nên người phạm tội chỉ cần bị kết án về một trong những hành vi trên thì họ đều bị tước quyền hưởng di sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023