Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 11

nhiều tranh cãi. Với cách hiểu như của tác giả Liên Hương thì sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nghiên cứu vụ án có thể nhận thấy, để đánh giá một vụ việc cần phải đánh giá toàn diện một vụ án cũng như xem xét toàn bộ chống cứ có trong vụ án như lời khai, biên bản phiên tòa, các chứng cứ cũng như tình tiết của vụ án để đánh giá tính đúng sai của vụ án. Với những cách hiểu khác nhau trên thực tế có thể làm phát sinh nhiều tranh cãi, cần hiểu đúng chính xác tinh thần của điều luật kết hợp với mối liên hệ tổng thể của những tình tiết có trong vụ án để có kết luận chính xác và hợp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bản án dân sự sơ thẩm ngày 31/8/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã xử vụ tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Lụa trú tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thành, Tỉnh Long An và bà Nguyễn Thị Chinh trú tại Cộng hòa Liên bang Đức (ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Lài) với bị đơn là ông Nguyễn Văn Chính ngụ tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thành, Tỉnh Long An.

Theo bản án sơ thẩm vụ án có nội dung như sau: Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Lụa và bà Nguyễn Thị Chinh thống nhất trình bày: Bố mẹ đẻ của các bà là ông Nguyễn Văn Tám và bà Nguyễn Thị Lài sinh được 3 người con là ông Nguyễn Văn Chính (có vợ là Nguyễn Thị Tươi), bà Nguyễn Thị Lụa, bà Nguyễn Thị Chinh. Trong thời gian chung sống cha mẹ bà có tạo lập một ngôi nhà cấp 4 nằm trên khu vườn khoảng 700m2 tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thành, Tỉnh Long An, ngoài ra không còn tài sản gì khác có giá trị. Ông Chính là con trai cả nên được sống chung với cha mẹ, năm 1997 do tuổi cao sức yếu do cần tiền trị bệnh nên ông bà Tám cắt một

phần đất để nhượng lại cho một người bà con để lấy tiền chữa bệnh. Vợ chồng Chính phản đối cho rằng cha mẹ không có quyền bán, từ đây vợ chồng Chính nhiều lần dùng lời lẽ thô tục để chửi mắng cha mẹ, đập phá tài sản của

ông bà. Không chịu nổi tình cảnh trên ông bà Tám đã bỏ nhà đến sống với bà Lụa. Hai tháng sau ông bà quay trở về, Chính và Tươi không cho ông bà vào nhà và đối xử ngày càng tàn tệ hơn. Quá khiếp sợ trước sự ngược đãi, bức bách tinh thần của vợ chồng Chính, Tươi. Vợ chồng ông Tám một lần nữa bỏ nhà ra đi, với hành vi ngược đãi cha mẹ trong một thời gian dài được nhiều người biết, chính quyền đoàn thể tại địa phương cảnh cáo, giáo dục, phạt hành chính nhưng vợ chồng Chính Tươi vẫn không ăn năn hối cải mà tiếp tục vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn. Chính quyền và nhân dân địa phương đã bức xúc gửi đơn yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm khắc đối với vợ chồng Chính Tươi. Cơ quan pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi ngược đãi cha mẹ của vợ chồng Chính, Tươi. Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt Chính 1 năm tù, Tươi 1 năm 3 tháng tù giam về tội ngược đãi cha mẹ.

Năm 2006 ông Tám mất không để lại di chúc, năm 2007 bà Lài mất cũng không để lại di chúc. Sau khi ông bà Tám mất, ngôi nhà và mảnh vườn của ông bà Tám đã bị vợ chồng ông Chính chiếm giữ. Bà Lụa và bà Chinh cho rằng ông Chính không có quyến hưởng tài sản của cha mẹ để lại nên nộp đơn yêu cầu Tòa giải quyết. Bản án dân sự sơ thẩm ngày 31/8/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã xử, công nhận ý kiến của nguyên đơn là hợp pháp và được tôn trọng, Tòa tuyên bố truất quyền hưởng di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn Chính ngụ tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thành, Tỉnh Long An do đã có hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều 643

Bộ luật Dân sự. Di sản thừa kế của ông Tám, bà Lài là ngôi nhà cấp 4 nằm trên khu vườn khoảng 700m2 tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thành,Tỉnh Long An được chia theo qui định của pháp luật cho hai người thừa kế là bà Nguyễn Thị Lụa và bà Nguyễn Thị Chinh.

Như vậy, qua vụ tranh chấp trên chúng tôi thấy rằng quyết định truất

quyền hưởng di sản của bị đơn, di sản thừa kế được chia theo qui định của pháp luật Tòa sơ thẩm trong vụ án trên là chính xác.

Ngoài ra trên thực tế, rất nhiều tranh chấp phát sinh giữa những người thừa kế bởi họ cho rằng có người thừa kế không được quyền hưởng di sản do đã có hành vi qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, do cách hiểu chưa thấu đáo về nội dung của điều luật cho nên dẫn tới những cách hiểu sai.

Chẳng hạn như người thừa kế đã vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng chưa nghiêm trọng đến mức bị tước quyền hưởng di sản nhưng những người thừa kế khác lại cho rằng cứ không chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ là không có quyền được hưởng tài sản của cha mẹ để lại. Hoặc khi người thừa kế có hành vi giả mạo di chúc thì họ không có quyền hưởng thừa kế, tuy nhiên họ chỉ bị mất quyền hưởng di sản của người đã bị họ giả mạo di chúc còn đối với di sản của người khác họ vẫn có quyền được hưởng. Ví dụ như cụ A và cụ B có 4 người con là C, D, E, H. Năm 1957 cụ A chết không để lại di chúc, năm 1 985 cụ B chết cũng không để lại di chúc. Sau khi cụ B chết, con gái của các cụ là bà H đã xuất trình một bản di chúc đứng tên cụ B với nội dung là cho bà H hưởng toàn bộ nhà đất và tài sản do cụ B để lại. Bản di chúc mà bà H xuất trình là di chúc giả, những người thừa kế còn lại đều cho rằng bà H có hành vi làm giả di chúc nên không được hưởng di sản của cha mẹ để lại. Đây là cách hiểu không chính xác bởi bà H làm giả di chúc của cụ B nên chỉ không được hưởng di sản của cụ B để lại còn di sản của cụ A để lại thì bà H vẫn có quyền được hưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG CÓ QUYỂN HƯỞNG DI SẢN

Trên cơ sở qui định của pháp luật về người không có quyền hưởng di sản tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho thấy bên cạnh sự nghiêm minh, tính răn đe, sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những hành vi vi

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 11

phạm đạo đức, vi phạm đạo lý làm người thì điều luật trên còn thể hiện sự nhân đạo giá trị nhân văn sâu sắc mà điều luật hướng tới mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Tuy nhiên điều luật được xây dựng dựa trên cách liệt kê bốn trường hợp người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản nếu thuộc một trong bốn trường hợp đó. Sự liệt kê này tạo điều kiện thuận lợi để Toà án giải quyết các trường chấp về thừa kế và trên cơ sở đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế. Tuy nhiên cách liệt kê này có thể dẫn tới việc không không khái quát hết được những trường hợp người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản. Ví dụ: ông A có vợ là bà B nhưng khi còn sống ông A đã có quan hệ tình cảm với chị C và khi chị C đang mang thai thì ông A bị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trước khi chết ông A đã lập di chúc cho thai nhi còn trong bụng chị C được hưởng di sản thừa kế. Do không muốn đứa trẻ đó được nhận di sản của ông A để lại sau khi đứa trẻ được sinh ra, bà B đã lừa dối chị C uống thuốc dưỡng thai nhưng thực chất là thuốc phá thai. Trong trường hợp này nếu xét về các trường hợp được qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự thì không thể tước quyền thừa kế của bà B được, mặc dù hành vi này lẽ ra phải bị tước quyền hưởng di sản thừa kế do ông A để lại. Như vậy, để hoàn thiện các qui định liên quan đến người thừa kế không có quyền hưởng di sản điều 643 Bộ luật Dân sự cần thiết phải có sự bổ sung những hành vi gây nguy hại không kém như hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người thừa kế khác nhằm làm cho họ bị mất năng lực hành vi dân sự, hành vi không tố giác kẻ giết người để lại di sản nhằm mục đích thúc đẩy vụ án diễn biến để có lợi về di sản cho bản thân mình, hành vi cố tình phá hoại tài sản để không mong muốn được hưởng di sản, hành vi xâm phạm sức khỏe của người thừa kế khác nhằm làm họ bị mất năng lực hành vi dân sự để họ không thể đảm đương được việc quản lý tài sản hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ biết

một trong những hành vi qui định tại Điều 643 mà không tố cáo thì có vi phạm pháp luật không và có xứng đáng nhận di sản không ... Qua nghiên cứu và tìm hiểu, xin đưa ra một sồ đề xuất hoàn thiện qui định của pháp luật về vấn đề này như sau:

Thứ nhất: Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 643 vi như ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó hoặc người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại ới sản... Một hành vi vi phạm ở mức độ như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng? Điều này chưa được qui định cụ thể trong luật cũng như chưa được giải thích cụ thể bằng các văn bản pháp luật khác. Thông thường một hành vi khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án bằng một bản án hình sự về hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản tự nó đã xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế tuyên bố những người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu hành vi đó chỉ xâm phạm đến quan hệ pháp luật Hôn nhân và gia đình thì cơ quan giải quyết tranh chấp phải đứng trên bình diện khách quan nhìn nhận từng hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với người bị xâm phạm, ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của hành vi xâm phạm đối với họ, hậu quả để lại đối với họ ra sao ... Tùy từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Thứ hai: Điểm d khoản 1 Điều 643 qui định: "Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản". Người được hưởng di sản trong trường hợp trên đã có hành vi xâm phạm đến quyền tự định đoạt của

người lập di chúc, nhưng nếu người có hành vi tại điểm d khoản 1 mặc dù có hành vi lừa dối. sửa chữa, hủy bỏ di chúc có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội thì có nên truất quyền hưởng thừa kế của họ không?

Theo tôi cho dù hành vi của người thừa kế trong trường hợp trên mặc dù đã xâm phạm đến quyền định đoạt của người thừa kế nhưng để ngăn chặn một hành vi trái pháp luật và trái đạo đức xã hội thì vẫn nên cho họ có quyền được hưởng di sản thừa kế.

Điểm c, d khoản 1 Điều 643 đều qui định mục đích của người thừa kế đó là chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản của người thừa kế khác hoặc của người để lại di sản. Vậy nếu trường hợp người thừa kế có hành vi xâm phạm tính mạng của những người thừa kế khác hoặc có hành vi lừa dối, sửa chữa, hủy bỏ di chúc của người để lại di sản không vì mục đích chiếm đoạt phần di sản cho mình mà cho một người khác được hưởng, vì vậy nên mở rộng mục đích chiếm đoạt của người để lại di sản tại điểm c, d của điều luật trên. Việc chiếm đoạt tài sản ấy có thể cho chính bản thân họ hoặc cho những người khác hưởng. Ví dụ: H được cha vợ là ông A lập di chúc cho hưởng một phần di sản thừa kế, phần lớn số di sản còn lại ông A để lại cho con gái chị B (vợ của Hi và con trai của ông đó là C. H đã giết em vợ với mục đích di sản của ông A sẽ được chia theo qui định của pháp luật; trong trường hợp này di sản của ông A đương nhiên sẽ thuộc về chị B. Cần phải tước quyền hưởng thừa kế của H trong trường hợp trên.

Thứ ba: Cần bổ sung những trường hợp đã đủ căn cứ để kết tội nhưng 11 không thể kết án được trong một số trường hợp như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự... Như hành vi giết người của một đứa trẻ là tuổi, không thể tước quyền hưởng di sản của đứa trẻ này do không thể đưa ra một bản án kết tội vì đứa trẻ đó chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự.

Nhưng cũng với chủ thể đó nếu có đủ căn cứ để chứng minh được hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc ... nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người để lại di sản thì đã đủ căn cứ để tước quyền hưởng di sản mà không cần căn cứ vào độ tuổi hay phải có bản án kết tội của Tòa án về những hành vi đo. Mặc dù xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hai hành vi trên, thì hành vi giết người của đứa trẻ chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nguy hiểm hơn nhiều.

Thứ tư: Về việc hưởng thừa kế thế vị của con, cháu người thừa kế bị tuyên bố là không có quyền được hưởng di sản, pháp luật cần có qui định cụ thể về trường hợp này. Nếu hiểu và áp dụng pháp luật một cách máy móc thì nếu cha mẹ không có quyền hưởng di sản thì đương nhiên con, cháu cũng không có quyền dược hưởng thừa kế thế vị từ ông bà. Điều này chưa hợp lý bởi xét về bản chất của thừa kế thế vị là nhằm đảm bảo quyền thừa kế của cháu, chơi cùng như nghĩa vụ của ông bà với cháu. Để bảo vệ quyền lợi của cháu chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền, họ không bị người để lại di sản truất quyền thừa kế thì nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ đã bị tước quyền thừa kế khi còn sống, đặc biệt là trong trường hợp cháu, chất chưa thành niên. Như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích của cháu, chất của người để lại di sản, pháp luật nên qui định cho cháu, chặt được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha mẹ cháu còn sống nhưng đã bị kết án về một trong những hành vi theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự. Cháu không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha mẹ. Do vậy cần bổ sung trường hợp những người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại Khoản 1 Điều 643 thì con, cháu họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị trừ khi chính những người con, người cháu ấy cũng vi phạm khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì họ mới không được hưởng di sản.

Thứ năm: Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân cơ quan tổ chức, Nhà nước. Nhưng tại Điều 643 Bộ luật Dân sự qui định người không có quyền hưởng di sản chỉ là cá nhân. Vì vậy cần phải đặt ra vấn đề khi nào pháp nhân không có quyền hưởng di sản, trong trường hợp pháp nhân không thực hiện đúng mục đích mà người để lại di sản yêu cầu thì có nên tước quyền hưởng di sản của pháp nhân đó hay không. Ví dụ như trường hợp ông A di tặng phần lớn tài sản của mình cho một tổ chức từ thiện, khi người này chết dí, tổ chức này mới bị phát hiện đó là một tổ chức lừa đảo lợi dụng lòng tốt vả sự cả tin của một số người để chiếm đoạt tài sản của họ, ông A là một trong số những nạn nhân của tổ chức này. Khi sự việc bị phát hiện, di sản của ông A có được trả về cho những người thừa kế của ông A hay không? Pháp luật nên qui định bổ sung những trường hợp pháp nhân không có quyền hưởng di sản thừa kế để đảm bảo sự công bằng cho xã hội.

Thứ sáu: Khoản 1 Điều 643 được xây dựng dựa trên phương pháp liệt kê, với bốn trường hợp mà người thừa kế có thể bị tước quyền nếu thuộc một trong bốn trường hợp đó. ưu điểm của việc liệt kê này đó là tạo sự thuận lợi cho Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy nhiên việc liệt kê như trên có thể sẽ dẫn tới việc đó là không khái quát được hết các trường hợp khác mà người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản. Do đó, cần bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự về "những trường hợp khác do pháp luật qui định". Như vậy ngoài bốn trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643, Tòa án có thể tước quyền thừa kế của người để lại di sản nếu xét thấy lý do chính đáng. Sau đó trong văn bản hướng dẫn, chúng ta có thể qui định rõ "Ngoài những trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự thì Tòa án có thể tước quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế nếu xét có lý do chính đáng ".

Ngoài ra lý do của việc tước quyền hưởng di sản phải được ghi rõ trong bản án của Tòa án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023