Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 10

Trần Thị Ba là di chúc hợp pháp và được tôn trọng. Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm ông Hải kháng cáo cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả nên không đồng ý với quyết định của Tòa sơ thẩm.

Bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25/7/1994, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ đòi chia một nửa căn nhà số 95 đường 30/4 phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa và đồ dùng trong nhà thuộc phần tài sản của cụ Ba vì các tờ di chúc mang tên cụ Ba do bà Huệ xuất trình là không hợp pháp. Lý do mà Tòa phúc thẩm đưa ra là ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa không có thẩm quyền xác nhận di chúc từ đó không công nhận di chúc của cụ Ba. Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Huệ khiếu nại không đồng ý với bản án phúc thẩm trên. Tại quyết định số 18/KNDS ngày 7/5/1997, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên với nhận định. Ngày 1/7/1976 cụ Chỉ và cụ Ba có lập "tờ cho đứt ruộng đất cho các con, cháu, tại văn tự trên hai cụ đã cho ông Hải căn nhà số 95 đường 30/4 nhưng ông Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu hợp pháp căn nhà. Hơn nữa trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn tiếp tục quản lý sử dụng và kê khai nhà đất và được sở xây dựng Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế cụ Chỉ và cụ Ba vẫn là chủ sở hữu đối với căn nhà trên. Năm 1986 cụ Chỉ chết, không để lại di chúc các đồng thừa kế không tranh chấp về di sản của cụ nên Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không chia thừa kế di sản của ông mà giao cho ông Hải quản lý là đúng. Đối với tranh chấp di sản của cụ Ba tại căn nhà số 95 đường 30/4, khi còn sống cụ đã 3 lần lập di chúc về căn nhà này.

+ Lần thứ nhất di chúc ngày 9/5/1950, cụ Ba chỉ giao cho cho ông Hải quản lý căn nhà đó để tất cả các con cháu đều được ở, được hưởng quyền lợi

và được sử dụng đồ đặc hương hỏa như nhau. Như vậy cụ Ba không giao quyền sở hữu căn nhà cho ai.

+ Lần thứ hai, di chúc ngày 6/12/1990 cụ Ba lại viết di chúc cho bà Huệ, ông Hải mối người một nửa căn nhà.

+ Lần thứ ba, ngày 7/1/1991 cụ Ba đã lập di chúc để cho bà Huệ 1/2 căn nhà số 95 và toàn bộ đồ dùng trong nhà thuộc giá trị phần tài sản của bà trong khối tài sản chung của vợ chồng. Để chứng minh yêu cầu của bị đơn là ông Hải cho rằng bản di chúc mà bà Huệ xuất trình là di chúc giả, công an tỉnh Đồng Nai và Viện khoa học hình sự Bộ Nội Vụ đã khẳng định dấu vân tay trên bản di chúc trên là của cụ Ba. Do đó đã có cơ sở để xác định di chúc do cụ Ba lập vào ngày 7/1/1991 là di chúc hợp pháp. Bà Huệ có quyền được hưởng thừa kế toàn bộ di sản của cụ Ba gồm 1/2 căn nhà số 95 đường 30/4 và 1/2 số đồ dùng sinh hoạt theo di chúc do cụ Ba lập ngày 7/11/1991 như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm số 05 ngày 19/4/1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định. Đối với phần di sản của cụ Chỉ tại tờ "cho đứt ruộng đất cho các con, cháu cụ Chỉ đã thể hiện ý chí cho ông Hải và cho đến khi chết cụ Chỉ cũng không thay đổi ý chí nên phải tôn trọng ý chí của cụ Chỉ. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xác định cụ Chỉ chết không để lại di chúc nên phần di sản đó được chia theo pháp luật cho vợ và các con là chưa đúng pháp luật. Vì vậy phải xác định 1/2 căn nhà số 95 đường 3 0/4 thuộc quyền sở hữu của ông Hả. Đối với phần tài sản của cụ Ba (112 căn nhà số 95) mặc dù trong tờ "cho đứt ruộng đất cho con, cháu thể hiện phần tài sản của cụ Ba đã cho ông Hải phần tài sản của cụ nhưng hợp đồng tặng cho mới chỉ được ủy ban nhân dân

phường Thanh Bình chứng thực, ông Hải chưa làm thủ tục sang tên sở hữu căn nhà. Sau đó cụ Chỉ và cụ Ba vẫn quản lý sử dụng và kê khai căn nhà trên với nhà nước, nên năm 1983 hai cụ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, ông Hải chưa phải là chủ sở hữu tài sản của cụ Ba tại nhà 95 nên cụ Ba có quyền thay đổi ý chí của mình. Bản di chúc cuối cùng mà cụ Ba lập ngày 7-1-1991, cụ Ba đã để lại cho bà Huệ 1/2 căn nhà số 95 và toàn bộ tài sản trong nhà thuộc phần giá trị tài sản của cụ trong khối tài sản chung của vợ, chồng. Di chúc trên đã được ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận. Kết luận của công an tỉnh Đồng Nai và Viện Khoa học hình sự Bộ Nội vụ đã khẳng định dấu vân tay trên bản di chúc là của cụ Ba. Do vậy, bản di chúc do cụ Ba lập trong bản di chúc ngày 7-1-1991 là di chúc hợp pháp. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận di chúc và chia thừa kế theo di chúc ngày 7-1-1991 là có cơ sở. Tòa phúc thẩm cho rằng ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa không có thẩm quyền xác nhận di chúc, từ đó không công nhận di chúc của cụ Ba và xử bác yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc của bà Huệ là không đúng, Tòa tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 29/3/1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và án dân sự phúc thẩm số l09!DSPT ngày 25/7/1994 của tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản giữa bà Huệ và ông ám cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Hồ sơ vụ án được giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.

Như vậy trong vụ án tranh chấp về thừa kế trên chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn tới việc hủy các án sơ thẩm và phúc thẩm là do Tòa đã thiếu sót trong việc xem xét đánh giá chứng cứ, cũng như việc xác định sai thẩm quyền chứng thực di chúc và thời gian xảy ra tranh chấp kéo dài trong thời gian khá dài cho nên phán quyết của Tòa án trong phiên Tòa sơ thẩm và phúc

thẩm đã có quyết định trái ngược nhau. Vụ án trên được giao lại cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại là đúng qui định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong một vụ án tranh chấp về thừa kế, quá trình thu thập chứng cứ, lấy lời khai, xác minh lời khai của đương sự... kết hợp với việc hiểu đúng và áp dụng đúng tinh thần của điều luật là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, có những vụ án đã được xét xử nhưng vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, cách hiểu khác nhau trong việc nhìn nhận và đánh giá trong cùng một vụ việc có thể gây ra nhiều tranh cãi. Đa số những vụ việc gây tranh cãi đều xuất phát từ nguyên nhân đó là qui định của pháp luật về những trường hợp đó lại chưa đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng nhưng lại không có văn bản hướng dẫn áp dụng, dẫn tới phán quyết của Tòa án trong nhiều vụ việc còn gây tranh cãi điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thừa kế đôi khi còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực thừa kế.

Bản án sơ thẩm số 62/DSST ngày 20/6/2001 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê và bản án phúc thẩm số 01/DSPT của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc tước quyền hưởng di sản của bà Võ Thị Xuân do đã có hành vi giả mạo di chúc, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005 - 10

Ông Nguyễn văn Khôi xây dựng gia đình với bà Bùi Thị út năm 1935 và có hai người con là bà Xuân và bà Hương. Năm 1950 ông Khôi chung sống với bà Liễu và có ba người con là bà Thu, ông Nghĩa, ông Thanh. Sau khi bà Liễu chết, ông Khôi đón tất cả các con về nuôi. Năm 1999 ông Khôi, bà út tháo dỡ xây dựng lại nhà, năm 1993 ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng công nhận ngôi nhà ấy đứng tên sở hữu của hai ông bà. Tháng 9 năm 1999, bà Xuân yêu cấu Tòa án chia thừa kế theo di chúc của bà út để lại ngày 22/5/1974, bản di chúc trên được đánh máy và có chữ ký của bà út. Bản di

chúc này được phường trưởng kiêm hộ tịch (chế độ cũ xác nhận và đóng dấu).

Bị đơn và những người có quyền và lợi ích liên quan lại cho rằng bản di chúc do bà Xuân xuất trình là di chúc giả mạo và từ trước cho đến thời điểm xảy ra tranh chấp họ đều không thấy bà Xuân có nhắc đến bản di chúc này. Yêu cầu của bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan là chia di sản thừa kế theo pháp luật. Để xác minh bản di chúc mà bà Xuân xuất trình có đúng là di chúc của bà út hay không, Tòa án quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Phòng khoa học hình sự Công an TP Đà Nẵng giám định bản di chúc trên là thật hay giả. Tổ chức giám định Công an Thành phố Đà Nẵng đã xác định chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc là giả. Bản án số 62/DSST của Tòa án nhân dân huyện Thanh Khê đã xử và quyết định đối với di sản tranh chấp là ngôi nhà ở 1 89 Trần Cao Vân- Đà Năng được chia theo qui định của pháp luật. Tước quyền thừa kế theo luật của bà Xuân ở ngôi nhà ở 189 Trần Cao Vân - Đà Nẵng vì hành vi làm giả chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc. Bà Xuân không đồng ý với quyết định trên nên đã. kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 01/DSPT ngày 5-10- 2001 Tòa án nhân dân thành phố Đà Nàng đã quyết định giữ y án sơ thẩm số 62 ngày 20-6-2000 của Tòa án quận Thanh Khê.

Liên quan đến việc tước quyền hưởng di sản của bà Xuân, có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Tác giả Liên Hương với bài viết đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 4 (tháng 2/2004), tác giả cho rằng cả án sơ thẩm và phúc thẩm đã nêu trên đều căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự để giải quyết đối với vụ kiện trên. Tòa án chỉ có thể truất quyền hưởng di sản của bà Xuân thì phải chứng minh được ba vấn đề sau:

Thứ nhất: Nếu cho rằng bản di chúc mà bà Xuân xuất trình là di chúc giả mạo thì phải chứng minh được là bản di chúc đó không phải do người để lại di sản lập ra, nếu chỉ căn cứ vào kết quả giám định chữ ký và con dấu của

người xác nhận thị thực là giả thì mới chỉ đủ căn cứ xác định bản di chúc của bà út là không hợp pháp để bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của bà Xuân Cần phải xác định chữ ký của bà út tại bản di chúc là giả thì mới có thể khẳng định di chúc đó là di chúc thật hay giả. Cho nên nếu chỉ căn cứ vào kết quả giám định chữ ký con dấu của người xác nhận di chúc là giả mà khẳng định di chúc giả là không có căn cứ pháp luật.

Thứ hai: Nếu đủ cơ sở xác định di chúc của bà út là giả thì cần phải xác định ai là người có hành vi giả mạo di chúc đó, tác giả của di chúc cũng có thể là bà Xuân cũng có thể do những người có quyền lợi liên quan khác lập ra. Trong trường hợp này cần phải chứng minh là bà Xuân đúng là tác giả của bản di chúc do bà cung cấp.

Thứ ba: Cần xác định được mục đích của người có hành vi giả mạo di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Như vậy nếu chứng minh được bà Xuân là người có hành vi giả mạo di chúc nhưng không chứng minh được hành vi đó trái với ý chí của người để lại di sản thì không thể tước quyền thừa kế di sản của bà Xuân.

Cũng theo tác giả, trong vụ kiện thừa kế trên thì hoàn toàn không đủ căn cứ để chứng minh ba điều kiện trên theo qui định tại khoản d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự. Cho nên quyết định của hai bản án trên về việc tước quyền hưởng di sản của bà Xuân đối với di sản của bà út là không đúng pháp luật.

Sau khi bài viết của tác giả Liên Hương được đăng trên tạp chí đã có nhiều phản hồi xung quanh quan điểm của tác giả này. Tác giả Lê Minh Hiếu Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có ý kiến về ba điểm cần phải chứng minh để tước quyền hưởng di sản của bà Võ Thị Xuân.

Thứ nhất: Để chứng minh di chúc của bà Bùi thị út mà bà Xuân xuất trình là giả mạo thì phải xác định được chữ ký của bà út tại bản di chúc này là

giả. Nếu dự vào kết quả giám định chữ ký, con dấu của người xác nhận di chúc là giả mà khẳng định đi chúc giả là không có căn cứ pháp luật. Lập luận như vậy là không đúng, bởi kết quả giám định của cơ quan công an về chữ ký, con dấu của Phường trưởng kiêm hộ tịch (chế độ cũ) là giả là đủ căn cứ để xác định đó là bản di chúc giả. Mặt khác, trong di chúc có đoạn viết "Di chúc này sau khi tôi lập xong ở ủy ban hành chính phường và tôi giao lại cho người con mà tôi tin tưởng nhất là Võ Thị Xuân... "điều này cho thấy việc lập di chúc và ký vào di chúc đều được bà út lập tại ủy ban hành chính phường và được người có trách nhiệm ký xác nhận. đóng dấu. Chữ ký của phường trưởng là giả thì chữ ký của bà út đương nhiên cũng là chữ ký giả.

Thứ hai: Khi đã có đủ cơ sở để xác định di chúc của bà út là di chúc giả thì cần phải xác định ai là người có hành vi giả mạo. Người có hành vi giả mạo ở đây không nhất thiết phải đúng tác giả mà người đó có biết, đồng ý hoặc tham gia vào việc giả mạo này không. Trong trường hợp này bà Xuân là nguyên đơn, là người giữ và xuất trình di chúc để yêu cầu chia thừa kế như vậy bà Xuân là người biết về tính trung thực của bản di chúc. Hay nói cách khác bà Xuân là người trực tiếp đồng phạm của việc giả mạo di chúc. Vì vậy tước quyền thừa kế của bà Xuân là hoàn toàn hợp lý.

Thứ ba: Tác giả Liên Hương cho rằng, nếu xác định bà Xuân là người có hành vi giả mạo di chúc nhưng không chứng minh được hành vi đó trái với ý chí của người để lại di sản thì không thể tước quyền thừa kế di sản của bà Xuân là không chính xác. Bởi nếu di chúc mà bà Xuân làm giả, có nghĩa là bà út chết đã không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế. Hành vi bà Xuân giả mạo di chúc nhằm không cho ông Võ Ngọc Khôi (chồng bà út) hưởng di sản như vậy có trái với ý kiến của bà út không? Cũng theo tác giả, để tước quyền thừa kế theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự thì chỉ cần đủ chứng cứ để chứng minh người đó có

hành vi giả mạo chứ không nhất thiết phải chứng minh đủ ba yếu tố như tác giả đưa ra. Quyết định của Tòa Dân sự sơ thẩm và Tòa Phúc thẩm đã tước quyền thừa kế theo luật của bà Võ Thị Xuân là đúng. Liên hệ đến bản di chúc do bà Xuân xuất trình có đặc điểm bản di chúc được đánh máy, có chữ ký của người lập di chúc, được chính quyền địa phương xác nhận và đóng dấu. Tuy nhiên những người trong hàng thừa kế không chấp nhận vì trong suốt 22 năm qua họ chưa thấy và cũng không nghe bà Xuân có nhắc tới bản di chúc này. Cho nên những người thừa kế này cho rằng đây là di chúc giả mạo và yêu cầu giám định lại bản di chúc đó. Tuy nhiên việc giám định chữ ký của bà út không thực hiện được vì bà út đã mất quá lâu và không để lại bút tích gì, do vậy chỉ còn phương pháp giám định chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc. Kết quả cho thấy chữ ký và con dấu đều là giả, như vậy yêu cầu của bị đơn là đúng. Ngoài ra với yêu cầu của của tác giả Liên Hương để tước quyền hưởng di sản của bà Xuân thì phải chứng minh bà Xuân là người có hành vi lập di chúc giả mạo, tuy nhiên trong một vụ việc"dân Sự thì việc Xác định hành V; giả mạo là không thực hiện được.

Sau khi có kết quả giám định về chữ ký và con dấu của người xác nhận di chúc là giả mạo bà Xuân không xin giám định lại bản di chúc đó ở cấp có thẩm quyền cao hơn. Bà cương quyết từ chối và vẫn cho rằng đây là bản di chúc thật nhưng không có gì để chứng minh. Mặc dù để bảo đảm quyền lợi của bà Xuân Tòa hỏi bà có thay đổi yêu cầu khởi kiện không? Có yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật không? Nhưng bà Xuân không có yêu cầu, cho nên Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn số 1955 ngày 7/8/2003 trả lời khiếu nại của bà Xuân với nội dung hai bản án cấp dưới xử đúng và bà Xuân phải có nghĩa vụ chấp hành.

Mặc dù vụ án này các cấp Tòa án đã ra quyết định hoàn toàn hợp lý và có cơ sở nhưng với những cách hiểu khác nhau trên thực tế đã làm phát sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023