Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ
2.1. Khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
2.1.1. Khái niệm sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ
Nhận thức về nội hàm các khái niệm này cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau, hiện nay có nhiều quan điểm chưa thực sự thống nhất với nhau, cũng như có sự tách bạch rõ ràng giữa các khái niệm “sở hữu trí tuệ”, “tài sản trí tuệ”, “quyền sở hữu trí tuệ”, có thể kể ra một số quan điểm:
Thứ nhất, luồng quan điểm cho rằng sở hữu trí tuệ đồng nhất với tài sản trí tuệ và quyền SHTT là quyền của chủ thể sáng tạo với tài sản trí tuệ.
Theo tác giả Đoàn Văn Trường: “Sở hữu trí tuệ có thể hiểu là các sáng tạo trí tuệ mà đối với chúng Nhà nước dành cho các cá nhân sự kiểm soát độc quyền trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác đối tượng một cách bất hợp pháp” [103, tr.23]. Sở hữu trí tuệ được tác giả xác định là tài sản đặc biệt do trí óc con người tạo ra, là sản phẩm của trí tuệ con người. Các tài sản này liên quan đến những thông tin có thể được thể hiện bằng các vật thể hữu hình với số lượng bản sao không hạn chế, ở cùng một thời điểm và ở các địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ trong trường hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao, mà chính là những thông tin chứa đựng trong bản sao đó. Quyền sở hữu đối với các tài sản này gọi là quyền SHTT. Theo đó, tác giả bày tỏ quan điểm phân định tách bạch giữa khái niệm SHTT và khái niệm quyền SHTT.
Quan điểm khẳng định “sở hữu trí tuệ” là khái niệm dùng để chỉ một loại tài sản đặc biệt mà con người tạo ra và được pháp luật bảo vệ cũng đã được thể hiện trong các nghiên cứu ở tầm quốc tế [136] [134]
Thứ hai, luồng quan điểm không tách bạch (gần như đồng nhất) khái niệm sở hữu trí tuệ với quyền SHTT.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình hình nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
- Tình hình nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
- Tình Hình Nghiên Cứu Vấn Đề Hoàn Thiện Và Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ
- Đặc Điểm Của Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ
- Cơ Sở Của Việc Quy Định Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
- Yêu Cầu Thể Chế Hóa Chủ Trương, Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Quan điểm này được các nhà khoa học thể hiện qua việc giải thích “sở hữu trí tuệ” là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể sáng tạo đối với các sản phẩm trí tuệ; hoặc “sở hữu trí tuệ” là khái niệm dùng để chỉ các quy định pháp luật điều chỉnh “quyền” nói trên [132, tr.769-778] [141, tr.7615-7621].
Dưới góc độ pháp lý quốc tế, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho rằng “sở hữu trí tuệ” xét trên nghĩa rộng là các quyền hợp pháp, xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật [152,
tr.3]. Theo WIPO, sở hữu trí tuệ (intellectual property) và quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right) có thể được dùng thay thế cho nhau, bởi SHTT hay quyền SHTT đều bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), quyền tác giả và quyền liên quan. Có thể thấy quan niệm về SHTT theo nghĩa này thể hiện yếu tố pháp lý rất rõ khi đề cập đến SHTT là một loại “quyền”. Tuy nhiên, quan niệm chưa làm rõ sự phân định hai khái niệm “sở hữu trí tuệ” và “quyền sở hữu trí tuệ” và dẫn đến cách hiểu đồng nhất chúng với nhau.
Thứ ba, luồng quan điểm cho rằng sở hữu trí tuệ là khái niệm có nội hàm rộng dùng để chỉ quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với tài sản trí tuệ; quan hệ này đã bao hàm quyền của chủ thể với tài sản trí tuệ đó – chính là nội dung cốt lõi của quyền SHTT.
Khởi nguồn về mặt ngôn ngữ: khái niệm “sở hữu trí tuệ” gắn liền với khái niệm “sở hữu” và khái niệm “trí tuệ”.
Nói về khái niệm “sở hữu”, nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học … đều nhận định rằng: “sở hữu” là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Khi phân tích các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã chỉ ra rằng bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định. Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm hữu những sản vật tự nhiên, thành quả lao động của xã hội loài người. [97, tr.171 172]
Khái niệm “trí tuệ” dùng để chỉ khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định [61, tr.89]. Từ cách định nghĩa hai thuật ngữ cấu thành khái niệm “sở hữu trí tuệ” có thể thấy khái niệm “sở hữu trí tuệ” cũng chỉ việc con người chiếm hữu một đối tượng nào đó, nhưng đối tượng này không trực tiếp là khả năng nhận thức lý tính mà thường được hiểu là những thành quả, sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sáng tạo thuộc về lĩnh vực tư duy, nhận thức lý tính của con người. Như vậy, giữa khái niệm “sở hữu” và “trí tuệ” xuất hiện một khái niệm có tính kết nối được gọi “tài sản trí tuệ”. Khái niệm “tài sản trí tuệ” được sử đụng để chỉ những tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người [61, tr.9].
Tương đồng với nhận định trên tác giả Lê Việt Long có chỉ ra: “Ở đâu có hoạt động nghiên cứu, sáng tạo thì ở đó xuất hiện tài sản trí tuệ. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản đó được gọi là sở hữu trí tuệ”[38, tr.19]. Theo luồng quan
điểm này, nội hàm khái niệm “sở hữu trí tuệ” đã phần nào chứa đựng yếu tố “chiếm hữu” của chủ thể sáng tạo với các tài sản trí tuệ của mình (đây là nền tảng về mặt ngôn ngữ để minh chứng cho yếu tố “quyền” trong khái niệm SHTT).
Có thể thấy, mỗi quan điểm đều chưa đựng những nhân tố hợp lý nhất định. Trên cơ sở tiếp thu những nhân tố hợp lý đó, tác giả luận án có phần đồng tình nhiều hơn với luồng quan điểm thứ ba. Hai khái niệm khác nhau cùng tồn tại trong một hệ quy chiếu lại được định nghĩa giống hệt nhau là không phù hợp về mặt khoa học (đặc biệt là trong xây dựng quy định pháp luật). Do đó, việc đồng nhất SHTT với tài sản trí tuệ hay đồng nhất SHTT với quyền SHTT đều không thực sự thuyết phục. Khái niệm SHTT cần được hiểu ở một nghĩa rộng hơn đó là một loại quan hệ xã hội, một hình thức quan hệ sở hữu “đặc biệt”. Tính đặc biệt này xuất phát từ loại đối tượng được sở hữu là “tài sản trí tuệ”. Quan hệ SHTT về cơ bản cũng có chủ thể, nội dung và khách thể của nó, trong đó: chủ thể của quan hệ SHTT là con người, tổ chức (các bên) tham gia vào quan hệ này; với nội dung là các quyền và nghĩa vụ của chủ thể; và khách thể của quan hệ SHTT chính là các tài sản trí tuệ. Trong quan hệ xã hội này, quyền SHTT được coi là nội dung trọng tâm. Chính vì vậy, các vấn đề lý luận và thực tiễn về SHTT thường được nhắc đến thông qua các vấn đề về quyền SHTT. Song, với những lập luận đã nêu, tác giả luận án nhận định rằng khái niệm SHTT là khái niệm rộng với nghĩa là một loại quan hệ xã hội và đã bao trùm trong đó vấn đề quyền SHTT.
Về khái niệm quyền SHTT, hiện nay cũng chưa có định nghĩa thống nhất trên toàn cầu. Định nghĩa thông dụng và có phạm vi phổ biến rộng nhất được nêu tại Điều 2 (viii), Công ước thành lập WIPO ngày 14/7/1967 (hay còn gọi là Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới), theo đó: “Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; các buổi biểu diễn của các nghệ sỹ, các bản ghi âm và các chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn và tên thương mại; bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác và kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật”. Đây là một định nghĩa mang tính chất liệt kê song qua đó đã chỉ ra được các đối tượng cơ bản của quyền SHTT và cho thấy rằng các đối tượng này là “kết quả của hoạt động trí tuệ và uy tín kinh doanh” [60, tr.16-17]. Kết quả sáng tạo của trí
tuệ như sáng chế, tác phẩm văn học nghệ thuật và những biểu tượng, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại được gọi chung bằng thuật ngữ SHTT. Tựu chung lại, quyền tác giả và sở hữu công nghiệp là hai trụ cột cơ bản của quyền SHTT. Đây còn được gọi là các loại hình SHTT; những hình thức khác được phát triển và thiết lập hoặc trở thành một loại hình mới hoặc một phần của một trong hai loại hình cơ bản nói trên [135, tr.16].
Ở Việt Nam, khái niệm quyền SHTT được pháp luật giải thích rõ tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật SHTT năm 2005): “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức và cá nhân đối với các tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng”. So với quan niệm quốc tế, pháp luật Việt Nam xác định quyền SHTT được phân thành 3 nhánh, trong đó có hai nhánh truyền thống là: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền SHCN và một nhánh thứ ba là quyền đối với giống cây trồng. Với quy định như vậy, có thể liệt kê các đối tượng của quyền SHTT bao gồm tác phẩm, buổi biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
2.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Bàn về khái niệm các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ, INTERPOL có đưa ra khái niệm “tội phạm sở hữu trí tuệ” với giải thích đây là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một loạt các tội danh làm giả nhãn hiệu và vi phạm bản quyền, trong đó: “Làm giả nhãn hiệu và vi phạm bản quyền là những tội phạm nghiêm trọng về SHTT nhằm lừa dối người tiêu dùng, đe dọa sức khỏe và sự an toàn, gây thiệt hại cho xã hội hàng tỷ đô la doanh thu của chính phủ, đầu tư nước ngoài hoặc lợi nhuận kinh doanh và vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền” [130]. Theo đó, liệt kê các lĩnh vực xâm phạm và hậu quả nghiêm trọng (dưới dạng dấu hiệu định tính) của tội phạm SHTT là cách thức được dùng để giải thích khái niệm này.
Báo cáo đánh giá mối đe dọa từ tội phạm SHTT của Liên minh Châu Âu EU năm 2019 cũng nêu quan điểm tương tự như INTERPOL: “Làm giả và vi phạm bản quyền được sử dụng để mô tả một loạt các hoạt động bất hợp pháp, thường liên
quan đến các nhãn hiệu và bằng sáng chế đã đăng ký (đối với hàng giả) và bản quyền và thiết kế (đối với vi phạm bản quyền). Cùng với nhau, những chúng cấu thành tội phạm SHTT.‖ Đây là cách giải thích khái niệm tội xâm phạm SHTT hay tội phạm SHTT khá phổ biến đến từ các tổ chức thực thi và bảo vệ quyền SHTT trên thế giới khi hành vi phạm tội được nhấn mạnh vào các lĩnh vực nhận diện của SHTT.
Nhìn chung, cách định nghĩa này có tính khái quát cao nhưng chứa đựng nhiều dấu hiệu định tính, do đó, để phân biệt giữa tội phạm và vi phạm SHTT ở mức độ thấp hơn cần đến những hướng dẫn chi tiết hơn hoặc các nhà áp dụng pháp luật sẽ tự mình đưa ra những đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, đây đều là những định nghĩa về nội dung, ít nhiều phản ánh được tính chất của các tội xâm phạm SHTT nhưng chưa phản ánh dấu hiệu về mặt hình thức của tội phạm (nơi chứa đựng các quy định về các tội xâm phạm SHTT). Mặc dù vậy, điều này vẫn phù hợp khi định nghĩa trên được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế, việc quy định cụ thể tội xâm phạm SHTT ở đâu trong nội luật của mỗi quốc gia, sẽ được từng quốc gia quyết định.
Ở Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu về tội xâm phạm SHTT cũng liệt kê và chỉ ra được các dạng hành vi được coi là tội xâm phạm SHTT, một số ít trong đó đã khái quát thành định nghĩa như nghiên cứu của tác giả Lê Hoài Nam đã trình bày:
―Tội xâm phạm về SHTT là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS do người có đủ năng lực TNHS vì mục đích kinh doanh hoặc vụ lợi mà xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại và đáng bị xử lý bằng hình phạt‖ [59, tr.51]. Định nghĩa này đã nêu được những dấu hiệu đặc trưng cơ bản về nội dung (dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội, dấu hiệu chủ thể của tội phạm, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu tính phải chịu hình phạt) cũng như về hình thức (dấu hiệu được quy định trong BLHS). Định nghĩa này có điểm nhấn khi nêu lên đặc điểm về quy mô và mục đích của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả luận án về thuật ngữ “quy mô thương mại” thì khái niệm này đã bao hàm được dấu hiệu mục đích kinh doanh hoặc vụ lợi; đồng thời phần liệt kê các lĩnh vực quyền SHTT bị xâm hại tuy đầy đủ nhưng tính khái quát thuật ngữ chưa cao.
Từ những phân tích trên cho thấy, cần đưa ra một định nghĩa thống nhất có tính khái quát và đảm bảo được đầy đủ dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở
hữu trí tuệ. Đó sẽ là cơ sở để xây dựng cũng như xác định một hành vi bị coi là tội xâm phạm SHTT; từ đó, có đường lối xử lý phù hợp với loại tội phạm này.
Xây dựng định nghĩa về các tội xâm phạm SHTT, không thể tách rời định nghĩa về tội phạm nói chung. Trong khoa học luật hình sự cũng như pháp luật hình sự nhiều quốc gia, định nghĩa về tội phạm có thể khác nhau nhưng tựu chung lại có ba cách định nghĩa cơ bản là định nghĩa về hình thức, định nghĩa kết hợp nội dung, và định nghĩa phức hợp [27, tr.4]. Ở Việt Nam, quy định pháp luật hình sự và khoa học luật hình sự, về cơ bản, theo hướng định nghĩa phức hợp về tội phạm, tức là cách định nghĩa có sự kết hợp dấu hiệu nội dung và hình thức đồng thời bổ sung thêm các dấu hiệu khác (như lỗi, chủ thể của tội phạm, tính phải chịu hình phạt), cụ thể:
*Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể kể đến một số định nghĩa về tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt” [100, tr.61]; hay “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong pháp luật hình sự, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi” [13, tr.290 – 312], hay “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt” [116, tr.106], hay “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đáp ứng điều kiện thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ” [111, tr.27].
Các định nghĩa đều có sự khác nhau nhất định nhưng đã thể hiện được đầy đủ dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm và có sự thống nhất cao độ các dấu hiệu: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và được quy định trong luật hình sự. Các dấu hiệu chưa có tính thống nhất cao là: tội phạm do người có năng lực TNHS hay có thể bao gồm cả pháp nhân thương mại thực hiện và tội phạm có tính phải chịu hình phạt.
Đối với dấu hiệu về chủ thể của tội phạm là cá nhân hay pháp nhân hiện còn những quan điểm khác nhau xuất phát từ quan niệm đồng nhất hay không đồng nhất chủ thể của tội phạm với chủ thể của TNHS. Song những quan điểm này đều không phủ nhận rằng TNHS của cá nhân hay TNHS của pháp nhân đều có thể đặt ra đối với các tội xâm phạm SHTT. Cũng có quan điểm cho rằng chỉ nên coi dấu hiệu
“người có năng lực TNHS” hay “pháp nhân thương mại” là các dấu hiệu về điều kiện chịu TNHS của thủ thể vì chúng không phản ánh trực tiếp bản chất của tội phạm [27, tr.8].
Đối với dấu hiệu “tính phải chịu hình phạt”, được đánh giá là dấu hiệu hậu quả pháp lý của tội phạm nên chỉ là dấu hiệu phái sinh, kèm theo các dấu hiệu về nội dung và hình thức nêu trên. Chính bởi vậy, có quan điểm đã không coi đó là dấu hiệu phản ánh bản chất của tội phạm. Tuy nhiên, giữa tội phạm và hình phạt có một mối quan hệ chặt chẽ: chỉ một hành vi được coi là tội phạm mới là cơ sở duy nhất là phát sinh việc phải chịu hình phạt của một chủ thể có hành vi phạm tội; ngược lại, một hành vi có “tính phải chịu hình phạt”, đó phải là tội phạm.
*Dưới góc độ quy định pháp luật, tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) định nghĩa: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đây là định nghĩa thể hiện tập trung quan điểm của Nhà nước về tội phạm. Về phương diện pháp lý, đây là định nghĩa có giá trị chính thức trong việc quy định và xử lý tội phạm.
Nghiên cứu những quan điểm khoa học và quan điểm lập pháp chính thức, tác giả cho rằng: Dưới góc độ khoa học, tác giả đồng tình với quan điểm định nghĩa cô đọng và chặt chẽ nhất về khái niệm tội phạm là định nghĩa kết hợp được hiệu quả nhất hai dấu hiệu cơ bản (dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hình thức) của tội phạm [27, tr.8], trong đó, dấu hiệu về nội dung: tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi (thực chất chính là khía cạnh chủ quan của tính nguy hiểm cho xã hội [100, tr.63]) và dấu hiệu về hình thức – tính được quy định trong luật hình sự (hay tính trái pháp luật hình sự). Các dấu hiệu khác không trực tiếp phản ánh bản chất của tội phạm thì có thể chưa cần nêu trong khái quát định nghĩa về tội phạm.
Tuy nhiên, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của đề tài gắn với pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả thấy rằng cần kết hợp những luận điểm khoa học kết hợp
cùng những tư tưởng của chính sách pháp luật trong việc xử lý tội phạm khi định nghĩa về tội phạm nói chung và định nghĩa các tội xâm phạm SHTT nói riêng. Và cách định nghĩa theo khoản 1 Điều 8 BLHS đã thể hiện được sự kết hợp cần thiết này (bên cạnh những dấu hiệu về nội dung và hình thức của tội phạm đã thống nhất trong khoa học luật hình sự, định nghĩa còn phản ánh chính sách hình sự thông qua dấu hiệu về phạm vi chủ thể thực hiện và phải bị xử lý hình sự).
Nghiên cứu trực tiếp vào khái niệm các tội xâm phạm SHTT, yếu tố “xâm phạm” đến “sở hữu trí tuệ” – một loại quan hệ xã hội chứa đựng nội dung cốt lõi là “quyền SHTT” được pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ. Thuật ngữ “xâm phạm” được dùng để chỉ những hành vi “động chạm đến quyền lợi chủ người khác, chủ quyền của nước khác” [110, tr.1450]. Kết hợp với khái niệm SHTT đã giải thích ở trên, “xâm phạm SHTT” được hiểu theo nghĩa hành vi động chạm đến quan hệ SHTT mà nội dung của nó là quyền của chủ thể đối với các tài sản trí tuệ được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo trí tuệ. Sự động chạm đến quan hệ SHTT này không phải là sự ảnh hưởng, tác động đơn thuần tới quyền SHTT của chủ thể quyền mà hàm chứa yếu tố nguy cơ hoặc thực tế đã gây ra các thiệt hại cho quyền SHTT. Xâm phạm SHTT được thể hiện bằng các hành vi khác nhau như: sao chép, sử dụng, phân phối hoặc bằng các hình thức khác khai thác một cách trái phép các tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác qua đó có thể trục lợi bất chính hoặc gây ra thiệt hại tài sản, tinh thần cho chủ sở hữu quyền. Với vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, các tội xâm phạm SHTT còn có khả năng gây thiệt hại cho trật tự quản lý kinh tế trong đặc biệt là lĩnh vực khoa học – công nghệ, kinh doanh thương mại.
Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm có thể khác nhau, tùy vào đó, cách thức xử lý với những hành vi đó cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật các quốc gia cũng đã xác định hành vi xâm phạm SHTT là những vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý bằng các quy định thuộc các ngành luật khác nhau như Luật sở hữu trí tuệ, Luật dân sự, Luật cạnh tranh, Luật hành chính… và ở cấp độ xử lý nghiêm khắc nhất là Luật hình sự. Cho đến hiện nay, các tội xâm phạm SHTT đang được quy định trong BLHS Việt Nam.
Tựu chung lại, định nghĩa một cách khái quát về các tội xâm phạm SHTT là
những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, xâm phạm đến quan hệ sở hữu trí tuệ,