Tình hình nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiếp nối vấn đề phân biệt nhưng tập trung vào phân biệt tội phạm SHTT với vi phạm hành chính về SHTT có thể kể đến Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Hoài Nam (2011 – đã kể trên) với các tiêu chí phân biệt dựa vào dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu được quy định trong luật hình sự. Tương tự như vậy, luận án tiến sỹ ―Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam” (năm 2018) của tác giả Hà Thị Nguyệt Thu cũng đã chỉ ra được sự khác biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự trong lĩnh vực SHCN, tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy những quy định hiện hành về vấn đề này vẫn còn chồng chéo.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia về các tội xâm phạm SHTT

Đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo lớn với ý nghĩa là bài học kinh nghiệm cho các dự báo và kiến nghị đối với việc xây dựng và thực thi pháp luật hình sự trong nước ở tương lai.

Trước hết, các nghiên cứu trong giới khoa học Việt Nam cũng đã chỉ ra kinh nghiệm của một số quốc gia về hoạt động phòng, chống tội phạm SHTT như Hoa Kỳ, Trung Quốc được trình bày thông qua một vài điểm chính về hoạt động kiểm soát biên giới, nghiệp vụ hải quan; tiến hành các chiến dịch chống lại hoạt động xâm phạm SHTT nói chung (như luận án tiến sĩ Nguyễn Đức Nga – năm 2008). Mở rộng ra quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN (nói chung ở cả góc độ dân sự, hành chính, hình sự) trong các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia, ký kết: TRIPS; EVFTA; TPP và kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ cũng đã được trình bày trong Luận án tiến sỹ Hà Thị Nguyệt Thu năm 2018. Về khía cạnh hình sự, tác giả cũng có nêu được giá trị tham khảo cho Việt Nam trong việc cần sửa đổi, nâng cao tính tương thích với pháp luật quốc tế, tuy nhiên, nội dung này không được chú trọng mà tập trung vào các biện pháp bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính, kiểm soát hải quan.

Tương đồng về ý tưởng và định hướng với những nghiên cứu trên, các bài viết “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ và vấn đề truy tố đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Trần Đại Thắng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 23/2006; “Các quy định của Bộ luật hình sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” của tác giả Lê Việt Long trên Tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 09/2008;―Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sự thảo luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của bộ luật hình sự với yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế‖ của tác giả Đỗ Thùy Vân trên tạp chí Kiểm sát số 4/2009; “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trọng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 03/2017… đã khái quát yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia trong việc hoàn thiện các tội xâm phạm SHTT như Hiệp định BTA, Hiệp định TRIPs, Công ước Paris, … Nội dung trong đó có bao gồm yêu cầu hình sự hóa, tội phạm hóa các hành vi xâm phạm SHTT.

Hơn hết phải kể đến hệ thống những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tội xâm phạm SHTT. Xuất phát từ sự đa dạng các hệ thống pháp luật, nét đặc thù của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới mà các quy định cũng như việc áp dụng quy định về các tội xâm phạm SHTT ở mỗi một quốc gia lại có những điểm đặc trưng. Một trong số đó là sự không phân biệt một cách tuyệt đối luật nội dung và luật hình thức; hay không phân biệt quá rõ quy phạm hành chính, dân sự và hình sự trong một nghiên cứu về vi phạm SHTT nói chung. Điều này được thể hiện rất rõ trong nhiều công trình nghiên cứu, ví dụ:

- Bài viết ―Copyright, crime and computers: new legislative frameworks for intellectual property rights enforcement‖ (tạm dịch: Bản quyền, tội phạm và máy tính: khuôn khổ lập pháp mới để thực thi quyền sở hữu trí tuệ) của tác giả Gregor Urbas - Đại học Quốc gia Úc Canberra, trên Tạp chí Luật Thương mại và Công nghệ Quốc tế, Tập 7, Số 1 (2012) xem xét việc thực thi quyền SHTT từ góc độ của luật hình sự dựa trên các quy tắc lập pháp gần đây của Úc liên quan đến bản quyền, tội phạm mạng, điều tra bí mật, tương trợ tư pháp, truy tố và tuyên án; hay

- Cuốn ―Prosecuting Intellectual Property Crimes (Fourth Edition)‖ (tạm dịch: Cẩm nang truy tố tội phạm sở hữu trí tuệ (phiên bản thứ tư)) được xuất bản bởi Văn phòng Điều hành Giáo dục Pháp lý cho Luật sư Hoa Kỳ năm 2013 là tài liệu nghiên cứu hầu hết các nội dung tư pháp hình sự về tội xâm phạm SHTT, nhằm cung cấp kiến thức pháp lý và kỹ năng áp dụng thực tế nhất cho các công tố viên. Tài liệu không chỉ nghiên cứu về Luật hình sự nói chung mà nghiên cứu cả các luật chuyên ngành có liên quan đến tội phạm SHTT. Những điểm tác giả đánh giá là nổi bật của công trình: một là, nghiên cứu đã làm rõ hơn những hiệu pháp lý của các tội xâm phạm SHTT; hai là, nghiên cứu phân định sự khác biệt giữa các dấu hiệu của một vi phạm dân sự và và tội phạm SHTT; ba là, việc chứng minh tội phạm hay phi tội phạm dựa trên các học thuyết và các phương cách chứng minh hàng hóa vi phạm

qua các bằng chứng khác nhau; bốn là, nghiên cứu còn chỉ ra những nội dung mà luật hình sự Việt Nam chưa có như tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, tội phạm về sáng chế;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu của Sean Lavin, Tracey Klees, Daye Lee, Scott Mah, Caroline Marshall, Ellen Watlington, "Intellectual Property Crimes," (tạm dịch: Tội phạm sở hữu trí tuệ) trên Tạp chí Luật hình sự Hoa Kỳ 56, số 3 - Khảo sát hàng năm về tội phạm cổ cồn trắng (mùa hè năm 2019) cũng có định hướng nghiên cứu tổng hợp như trên, cụ thể: nghiên cứu này xem xét các lĩnh vực chính của luật SHTT bao gồm: Phần I cung cấp các căn cứ để truy tố hình sự; Phần II kiểm tra hành vi trộm cắp bí mật thương mại; Phần III thảo luận về việc làm giả nhãn hiệu; Phần IV kiểm tra vi phạm bản quyền; Phần V kiểm tra vi phạm bằng sáng chế; Phần VI xem truyền hình cáp và giải mã vệ tinh; Phần VII mô tả kết án cho tội phạm SHTT.

Ở tầm nghiên cứu chính sách, công trình của các tác giả Peter N. Fowler, Teerin Charoenpot và Cheepchanok Chernkwanma có tên "ASEAN and Intellectual Property: Will a Complicated History Lead to a Certain Future?" (tạm dịch: Tài sản: Liệu một lịch sử phức tạp sẽ dẫn đến một tương lai nào đó?), trên Tạp chí Luật so sánh và quốc tế Loyola của Los Angeles, tập 40:2 năm 2015 chia sẻ các nội dung về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do như RCEP, TPP và đánh giá yếu tố tương thích với quy định của pháp luật các quốc gia cùng những thách thức trong vấn đề hài hòa hóa luật SHTT; chỉ ra sự ảnh hưởng của các quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, WIPO đến vấn đề SHTT tại khu vực Đông Nam Á. Các nghiên cứu trường hợp đã chỉ ra bốn ví dụ điển hình về cách các nước ASEAN giải quyết các vấn đề về bảo vệ và thực thi SHTT và việc tạo nên mô hình ảnh hưởng cho “hàng xóm” của họ. Các chính sách, kế hoạch lớn của những quốc gia đều thể hiện những tham vọng nhất định trong việc khẳng định vị thế quốc gia trong phạm vi khu vực, ảnh hưởng từ SHTT dẫn đến những vấn đề về pháp lý, kinh tế đối với các quốc gia khác nhưng cũng không thể tránh khỏi những thách thức toàn khu vực nói chung đó là các vấn đề về vi phạm quyền. Những chính sách trên sẽ góp phần cung cấp định hướng chung về phát triển SHTT của các quốc gia trong khu vực mà Việt Nam là một trong các thành viên, những sách lược này có thể là cơ sở để Việt Nam đánh giá, nghiên cứu và đưa ra chiến lược tổng thể về SHTT trong đó có những vấn đề về xử lý, ngăn ngừa các tội xâm phạm SHTT trong thời gian tới.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 4

Một số kết quả nghiên cứu khác với nội dung tiếp cận mới so với những nghiên cứu hiện tại trong nước có thể kể đến như:

- Bài viết ―Intellectual Property Theft and Organized Crime: The Case of Film Piracy‖ (tạm dịch: Trộm cắp tài sản trí tuệ và tội phạm có tổ chức: trường hợp vi phạm bản quyền phim) của tác giả Jeffrey Scott McIllwain trên Tạp chí Xu hướng của tội phạm có tổ chức số 4 tháng 6/2005 với nội dung chính là tìm hiểu các quy trình thực hiện một cách có tổ chức vụ án trộm cắp tài sản trí tuệ, đặc biệt là tội phạm bản quyền phim.

- Các bài viết: "Sino-US Disputes over Criminal Threshold of Intellectual Property Rights" (tạm dịch: Tranh chấp giữa Trung-Mỹ về ngưỡng hình sự của quyền sở hữu trí tuệ) của tác giả Xiaoyong He trên “Ranh giới pháp luật ở Trung Quốc 4”, số 2 tháng 6 năm 2009; "Punishing Copyright Piracy: What Is Sufficient to Provide a Deterrent: An Assessment of the Australian and Singaporean criminal copyright regimes" (tạm dịch: Trừng phạt hành vi xâm phạm bản quyền: Biện pháp nào đủ để răn đe? Đánh giá vi phạm bản quyền về hình sự của Úc và Singapore) của tác giả Ainee Adam trên Tạp chí Luật Hồng Kông 46, số 3 năm 2016, trang 903-934); "Report on Copyright Criminal Law in the World" (tạm dịch: Báo cáo về Luật Hình sự Bản quyền trên Thế giới) của tác giả Wang Shizhou trên Tạp chí Nghiên cứu Pháp lý của Đại học Bắc Kinh số 1 năm 2008… là một vài trong số nhiều bài viết của học giả nước ngoài về “ngưỡng hình sự” truy cứu các vi phạm SHTT, đặc biệt trong đó có những phân tích, lý giải dấu hiệu “quy mô thương mại” trong các tội xâm phạm SHTT theo pháp luật quốc tế hay pháp luật một số quốc gia.

- Nghiên cứu của tác giả Walterbach, M. (2007), “International illicit convergence: The growing problems of transnational organized crime groups' involvement in intellectual property rights violations” (tạm dịch: Sự tập trung bất hợp pháp quốc tế: Các vấn đề gia tăng của các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ) trên Tạp chí Luật Đại học bang Florida, số 34 (2) đánh giá rằng: Tội phạm có tổ chức xâm phạm SHTT đưa đến mối nguy hiểm ở mức độ cao, cần răn đe nghiêm khắc hơn so với những vi phạm đơn lẻ. Những khác biệt làm cho vi phạm SHTT của các nhóm tội phạm có tổ chức trở thành một lĩnh vực riêng biệt và quan trọng để giải quyết. Bài viết cũng khai thác các yếu tố dẫn đến sự tham gia của các nhóm tội phạm có tổ chức vào tội phạm SHTT và một số giải pháp đa phương để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố

dẫn đến sự xâm nhập của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào tội phạm SHTT. Điểm sáng của nghiên cứu đó là tác giả chú ý đến mối liên hệ giữa tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tội phạm về SHTT, từ đó tìm ra cách thức "vô hiệu hóa từng liên kết trong chuỗi các tội phạm này".

- Nghiên cứu “Intellectual property crime on the darknet” (tạm dịch: “Tội phạm sở hữu trí tuệ trên mạng lưới darknet) của Europol (Cơ quan Hợp tác Thực thi Pháp luật Liên minh Châu Âu) năm 2017 khái quát về darknet giống như một mặt tối phía bên kia của Internet, một thế giới đầy rẫy tội phạm và vô chính phủ với những đặc trưng dễ dàng truy cập và sử dụng, cho phép tội phạm ẩn danh, đồng thời tạo ra lợi nhuận đáng kể. Thị trường darknet cũng ngày càng hấp dẫn cho tội phạm liên quan đến tội phạm SHTT. Công trình đã cho thấy một khía cạnh khác của thực trạng vi phạm bản quyền ở phương thức, địa bàn, hoạt động trong kỷ nguyên công nghệ mới. Có thể nói, đây là công trình có giá trị thực tiễn lớn cho nghiên cứu dự báo về tội xâm phạm SHTT trong tương lai.

- Nghiên cứu “Intellectual property crime threat assessment 2019” (tạm dịch: “Đánh giá mối đe dọa tội phạm sở hữu trí tuệ 2019) bởi Europol và Văn phòng sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) cung cấp một đánh giá độc đáo về các mối đe dọa và tác động mới nổi của tội phạm SHTT ở Liên minh châu Âu (EU). Báo cáo này được xây dựng dựa trên các báo cáo tình hình cùng phát triển của năm 2015 và 2017, tiếp tục những hoạt động hợp tác tích cực giữa Europol và EUIPO trong cuộc chiến chống lại hàng giả và vi phạm bản quyền. Đây là một tài liệu chiến lược cung cấp đánh giá về xu hướng mới nhất và tác động hiện tại của tội phạm SHTT trong EU, cũng như sự tham gia của tổ chức nhóm tội phạm nhằm mục đích dự báo cho các nhà hoạch định chính sách và chiến thuật trong đấu tranh chống tội phạm SHTT.

Một số nghiên cứu khác lại hướng đến đánh giá thực trạng các tội xâm phạm SHTT trên phạm vi toàn cầu được tổng kết ở thời điểm gần nhất có thể kể đến như: Báo cáo ―IP crime and enforcement report 2017/18‖ (tạm dịch: Báo cáo tội phạm sở hữu trí tuệ và việc thực thi 2017/18) bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ cho thấy những thành công và bằng chứng thực tiễn tốt nhất trong cuộc chiến chống tội phạm về SHTT. Thông điệp quan trọng cho tất cả những người liên quan đến việc thực thi

quyền SHTT là tội phạm SHTT kết nối địa phương với toàn cầu, khuyến khích sự tôn trọng công khai hơn đối với quyền SHTT.

Từ những phân tích trên, có thể khái quát một số luận điểm chính về tình hình nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và quốc tế về các tội xâm phạm SHTT như sau:

Một là, hầu hết các công trình nghiên cứu trong nước lựa chọn phương pháp tiếp cận luật học thực định. Đa số các luận điểm, phân tích và đánh giá quy định của pháp luật được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan; tập trung vào sự mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm trong BLHS. Một số nghiên cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phân định các tội danh có sự giao thoa về dấu hiệu pháp lý với nhau; sự bất tương thích giữa pháp luật hình sự và pháp luât chuyên ngành khác.

Hai là, các nghiên cứu đã triển khai so sánh pháp luật hình sự theo các chiều cạnh thời gian, không gian, tìm ra những tương đồng, khác biệt và đánh giá được tính ưu việt hay hạn chế của những thay đổi, khác biệt đó với mục đích chung là hướng tới hoàn thiện các quy định và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT. Đặc biệt, những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trên phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam cho thấy những điểm mới trong sách lược, quan niệm, đường lối và giải pháp xử lý một cách tổng hòa nhiều biện pháp để đối phó với tội phạm SHTT.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Các công trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT không chỉ là sự phản ánh thực tế đời sống của các quy định pháp luật, sự phúc đáp đến các đòi hỏi của xã hội mà còn là cơ sở để luận giải các nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế, từ đó, đưa ra được giải pháp cho những hạn chế, vướng mắc này.

Những nghiên cứu thực thi pháp luật về SHTT nói chung có rất nhiều trong các chuyên ngành dân sự, sở hữu trí tuệ, kinh tế ở các cấp độ khác như: Cuốn “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp do PGS.TS. Lê Hồng Hạnh và ThS. Đinh Thị Mai

Phương chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004; cuốn “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ” (năm 2005) của tác giả Lê Xuân Thảo, nhà xuất bản Tư pháp; cuốn “Quyền tác giả ở Việt Nam – Pháp luật và thực thi” (năm 2014) của tác giả Trần Văn Nam, nhà xuất bản Tư pháp; đề tài khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Luật Hà Nội “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” (năm 2018) do TS. Vũ Thị Phương Lan chủ nhiệm; luận văn thạc sỹ “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” của học viên Trần Chí Thành năm 2016; luận văn thạc sỹ “Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa trong lĩnh vực hải quan từ thực tế tỉnh Quảng Ninh” của học viên Lương Văn Lam năm 2014; luận văn thạc sỹ “Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của học viên Nguyễn Thị Thúy năm 2017; luận văn thạc sỹ “Bảo vệ quyền SHTT trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” của học viên Mai Thị Mai Hương năm 2016; “Bảo vệ quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của chi cục quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng‖ của học viên Nguyễn Tấn Phong năm 2018; bài viết “Một số hạn chế, bất cập nảy sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng trên Tạp chí Kiểm sát số 01/2016… Nổi bật về tính mới và thuyết phục của các lập luận trong nghiên cứu có thể kể đến các bài viết “Những bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ xuất khẩu, quá cảnh” của tác giả Hứa Thị Hồng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8/2016; bài viết “Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Thảo trên Tạp chí Luật học số 7/2018; bài viết “Bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật sở hữu trí tuệ: thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Nguyên Cường trên Tạp chí Thanh tra số 11/2018… Điểm chung nổi bật của các công trình trong nghiên cứu thực tiễn đó là khai thác hoạt động thực thi pháp luật SHTT nói chung ở nhiều góc độ, nhiều chủ thể như hoạt động quản lý thị trường, lực lượng hải quan, lực lượng cảnh sát kinh tế, hoạt động thanh tra, cục sở hữu trí tuệ, sở khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý chuyên ngành khác… từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực thi pháp luật về

SHTT. Trong những nội dung này, vấn đề thực tiễn xử lý hình sự các tội xâm phạm SHTT được nhắc tới nhưng hết sức hạn chế và thiếu chiều sâu.

Liên quan nhiều hơn đến thực tiễn xử lý hình sự các tội xâm phạm SHTT có các công trình cấp độ luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Đức Nga, Lê Việt Long (đã nêu trên). Song, các công trình này tập trung vào đánh giá, phân tích thực trạng của tình hình tội phạm bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tội phạm học thông qua số liệu, báo cáo của các cơ quan thanh tra chuyên ngành Khoa học và công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, thanh tra chuyên ngành văn hóa, Cục sở hữu trí tuệ, thống kê tội phạm từ Tòa án… Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm cũng được chỉ ra bao gồm các nguyên nhân, điều kiện thuộc về chính sách, pháp luật, về hoạt động và phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật với cơ quan quản lý nhà nước; về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Công trình đề cập trực tiếp đến những thực trạng áp dụng pháp luật hình sự (luật nội dung) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hướng nghiên cứu này tập trung vào quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm SHTT, từ đó, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần khắc phục như còn quan điểm khác nhau khi định tội danh liên quan đến đối tượng hàng hóa vi phạm; đến dấu hiệu quy mô thương mại… Một số tham luận cụ thể như: “Một số vướng mắc khi áp dụng BLHS về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” của tác giả Mai Thị Thanh Nhung trong Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp khoa (Trường Đại Học Luật Hà Nội) “Một số vướng mắc khi áp dụng BLHS đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và giải pháp, khắc phục”, tháng 6/2019; tham luận “Hạn chế trong việc xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số” của các tác giả Lê Xuân Lộc, Trần Nhân Chính, Trần Anh Đức trong hội thảo khoa học cấp khoa (Trường Đại học Luật Hà Nội), “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ xét trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, tháng 11/2020; bài viết “Một số vấn đề về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” của tác giả Võ Thị Anh Trúc và Phạm Thị Thúy trên website: lapphap.vn … Tuy vậy, các nghiên cứu này còn khá đơn lẻ và chưa bao phủ một cách tương đối toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT, đặc biệt là khi có vô cùng ít sản phẩm nghiên cứu khoa học về thực trạng này đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023