Ý Nghĩa Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội

nghĩa đó thì nhân thân kế thừa và phản ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hóa, lao động sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra nhân thân bao giờ cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thể giới quan chung và lý tưởng chính trị của nó,… Cuối cùng, nhân thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân không lặp lại, trong quá trình phản ánh con đường sinh sống cá thể, sự tồn tại cá nhân của nó – tồn tại được quy định bởi một nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình, sản xuất, sinh hoạt,… Đó là môi trường vi mô mà trong đó, con người sống, hoạt động hình thành với tư cách là một nhân thân.

Thứ hai, Nhân thân con người là khởi nguồn cho nhân thân người phạm tội

Nhân thân con người gắn chặt với xã hội, đặc tính sinh học, đạo đức - tinh thần; văn hóa - lịch sử. Nghiên cứu nhân thân con người là cơ sở, căn cứ pháp lý để nắm bắt được cấu trúc cần thiết trong con người của người phạm tội, nhằm xác định các đặc điểm, dấu hiệu, quan hệ nào đặc trung cho con người vi phạm pháp luật đã cấu thành nên nhân thân người phạm tội. Các đặc điểm, dấu hiệu này quy định và thể hiện mối nguy hiểm xã hội của nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là một hệ thống các đặc điểm, dấu hiệu mà trong tổng thể của mình đặc trưng cho chính cá nhân con người đã thực hiện hành vi phạm tội này hay hành vi phạm tội khác, đặc trưng cho các phương diện và biểu hiện khác nhau của sự tồn tại trong xã hội và thực tiễn sinh hoạt của con người phạm tội đó. Và các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng này trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến hành vi chống lại xã hội của con người đó, đến việc thực hiện tội phạm hoặc là cho phép hiểu được các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của người đó. Hệ thống các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng đó có thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Các dấu hiệu, biểu hiện nhân khẩu học – xã hội trong các lĩnh vực đời sống khác nhau, bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân trong xã hội và một số dấu hiệu khác (đời sống vật chất, điều kiện gia đình, nhà ở…);

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu pháp lý – hình sự: Là các dấu hiệu về tính chất của hành vi phạm tội, về mục đích và động cơ phạm tội, phạm tội một mình hay có tổ chức, phạm tội lần đầu hay tái phạm… Các dấu hiệu này là tiêu chí quan trọng để phán xét về nhân thân người phạm tội, về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nhưng cũng sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của tội phạm trong việc đánh giá nhân thân người phạm tội, xây dựng sự đánh giá đó chỉ dựa trên các dấu hiệu về tội phạm. Pháp luật đòi hỏi phải xem xét nhân thân người phạm tội đã thực hiện, đánh giá các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46, 48 Bộ luật hình sự 1999). Tội phạm với động cơ và các dấu hiệu khác nhau của nó có thể phù hợp với các phẩm chất đạo đức ổn định của nhân thân người phạm tội, phù hợp với mục đích, định hướng giá trị của nó,… nhưng cũng có thể không phù hợp, mà đối với nhân thân phù hợp lại là những biểu hiện một cách ngẫu nhiên, không đặc trung, được ấn định bởi hoàn cảnh bột phát đặc biệt, từ đó xác định trách nhiệm một các thích đáng đối với từng con người phạm tội cụ thể. Đối với nhân thân người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội thể hiện các đặc điểm, xác định của nhân thân trong một hoàn cảnh cụ thể, trong đó tội phạm được chuẩn bị và thực hiện. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng bên cạnh các động cơ ổn định và bền vững, còn có động cơ do diễn biến ngẫu nhiên của tình hình mà xuất hiện. Động cơ có thể là mâu thuẫn và không nhất quán, chẳng hạn động cơ có thể là một trạng thái nhất thời, không bền vững, gắn liền với phản ứng trước một hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể.

Nhóm 3: Nhóm các đặc điểm đạo đức – tâm lý: Các đặc điểm đạo đức

– tâm lý đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh giá nhân thân người phạm tội, lột tả bản chất, nội dung bên trong, mô tả thế giới nội tâm của tội phạm và người phạm tội. Đối với nhân thân người phạm tội, các đặc điểm chủ yếu như nhu cầu, sở thích, hứng thú, ước muốn, nguyện vọng… đối với những hoạt động của họ nói chung được cụ thể hóa trong sự thay đổi biến dạng đặc trưng cho những dạng người phạm tội đó.

Đặc trưng của nhân thân người phạm tội là một tập hợp các dấu hiệu, đặc điểm tạo thành một thể thống nhất không tách rời, giữa chúng có sự phụ thuộc, có mối quan hệ nhất định, bổ sung, hỗ trợ liên hoàn cho nhau. Các điều kiện đời sống cụ thể của mỗi cá nhân – nhân khẩu học – xã hội ở một chừng mực nào đó đã xác định địa vị của chính cá nhân đó trong lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, và cũng với địa vị đó là các nhân tố mang tính quyết định trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất, đạo đức của nhân thân. Sự tác động qua lại giữa các mặt của nhân thân thể hiện khá rõ trong nhiều trường hợp phạm tội. Con người trở thành tội phạm là do ảnh hưởng của các điều kiện và tác động không tốt từ bên ngoài (mà người đó tự tạo ra hoặc tìm thấy nhờ các đặc điểm đạo đức, tâm lý của mình); các điều kiện và tác động không tốt này được con người tiếp nhận và phản ánh trong nhận thức của họ một cách phù hợp với quan niệm đạo đức, đặc điểm trí tuệ, cảm xúc và ý chí vốn có của người đó.

Thứ ba, Nhân thân người phạm tội là nhân thân của người có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự nghiêm cấm và trừng trị.

Thực chất, Nhân thân người phạm tội là sự cụ thể hóa nhân thân con người một cách quá mức thông qua những hành vi và gây nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích cá nhân – thỏa mãn yếu tố về tuổi tác, thực hiện sở thích, nâng cao trí tuệ, thực hiện thói quen, sĩ diện, đạt được địa vị xã hội, đáp ứng nhu cầu cuộc sống,… trong một hoàn cảnh xã hội nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Mỗi con người luôn tồn tại hai mặt tích cực và mặt tiêu cực của bản chất xã hội, mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt tiêu cực đẩy lùi, ngăn chặn, chống đối lại sự phát triển xã hội. Nhân thân người phạm tội là sự thể hiện mặt tiêu cực của con người bên trong người phạm tội thông qua lăng kính của người đó nhìn nhận về xã hội theo khuynh hướng tiêu cực.

b) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội làm tăng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 5

Tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội thường được hình thành trước thời điểm thực hiện tội phạm. Việc xuất hiện dần tính nguy hiểm được thể hiện qua hành vi vi phạm. Những hành vi đó được thực hiện nhiều lần thì tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người đó tăng dần tạo tiền đề khuynh hướng chống đối xã hội có khả năng thực hiện tội phạm [38, tr.161].

Khi đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phải xem xét hành vi đó trong mối quan hệ của tổng thể các tình tiết sau đây: Tính chất của khách thể là các quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất của hành vi khách quan, bao gồm cả tính chất của phương pháp thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; mức độ thiệt hại gây ra hoặc bị đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; tính chất và mức độ lỗi; mục đích và động cơ phạm tội; nhân thân người phạm tội; hoàn cảnh chính trị xã hội cụ thể nơi có hành vi phạm tội xảy ra.

c) Được quy định bởi Bộ luật hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung cũng như tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận, quy định trong Bộ luật hình sự thì mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tòa án không được căn cứ vào bất kỳ văn bản pháp lý khác (trừ Bộ luật hình sự) hoặc tự cân nhắc, xem xét các tình tiết khác làm tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 14 tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS. Như đã phân tích ở trên, phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng TNHS và đối chiếu với các tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 48 BLHS ta xác định được các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội bao gồm:

- Phạm tội có tính chuyên nghiệp;

- Phạm tội nhiều lần, tái phạm; tái phạm nguy hiểm;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn phương tiện có khả năng gây hại cho nhiều người;

- Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

1.2.3. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là vấn đề phức tạp, nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội là trách nhiệm của nhiều ngành khoa học; tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội mang ý nghĩa làm làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như khả năng cải tạo của người phạm tội chính vì vậy nó có ý nghĩa chính trị-xã hội, pháp lý và khoa học thực tiễn quan trọng:

Thứ nhất: Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội là phương diện phân hóa trách nhiệm hình sự vì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, việc nghiên cứu tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt cũng như áp dụng hình phạt; giúp Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Các tình tiết tăng

nặng TNHS là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng chính sách nghiêm trị của nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội. Điều đó thể hiện rõ vai trò phân hóa trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội.

Thứ hai: Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội đóng vai trò là phương tiện để cá thể hóa TNHS.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự tác động qua lại giữa các điều kiện bên ngoài vào điều kiện bên trong (điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan). Đối với mỗi loại tội phạm đều có khung hình phạt riêng mà khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa khá rộng. Khi quyết định hình phạt cần phải cân nhắc đến các căn cứ để quyết định hình phạt một cách công minh nhất. Các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội với vai trò là một căn cứ đó được sử dụng như một phương tiện để cá thể hóa TNHS.

Nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nguyên nhân của tội phạm. Nguyên nhân thực hiện tội phạm cụ thể là khuynh hướng thể hiện tính chất chống đối xã hội của con người cụ thể, mà trước hết là động cơ xử sự của con người đó trong sự tác động qua lại với môi trường và hoàn cảnh cụ thể, thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.

Nhiệm vụ nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nhiệm vụ chung của nhiều ngành khoa học. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhân thân người phạm tội lại càng có ý nghĩa quan trọng, vì trọng tâm của khoa học luật hình sự Việt Nam là cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Chỉ có thể xác định được mức độ trách nhiệm hình sự, từ đó tìm ra những biện pháp pháp lý, những con đường hay nhất để trừng trị và giáo dục người phạm tội khi xác định được đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng cho nhân thân người phạm tội, mức độ cũng như ý thức, động cơ chủ yếu về cách xử sự của họ trước và sau khi phạm tội.

Vấn đề nhân thân là vấn đề quan trọng vì Nhà nước ta giáo dục từng con người cụ thể, truy cứu trách nhiệm hình sự từng con người cụ thể. Luật hình sự Việt Nam có các quy định về yếu tố nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt (các Điều 45, 60 và 69 BLHS).

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, khi quyết định hình phạt Toà án bao giờ cũng coi các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ để quyết định loại và mức hình phạt đối với bị cáo. Việc cân nhắc nó một cách đầy đủ, cụ thể tức là chỉ ra các đặc điểm cụ thể đặc trưng cho mặt tốt, mặt tích cực, lẫn mặt xấu, mặt tiêu cực của người phạm tội có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến mục đích tội phạm và hình phạt. Các đặc điểm cụ thể đó là các đặc điểm có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của họ và các đặc điểm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Việc cân nhắc nhân thân một cách đầy đủ sẽ là căn cứ thuyết phục để Toà án quyết định hình phạt này hay hình phạt khác, đảm bảo hình phạt đó tuyên có tính thực tế, phù hợp các nguyên tắc của luật hình sự cũng như đáp ứng được mục đích trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội phụ thuộc trực tiếp vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và ngược lại, nhưng đồng thời cũng không đồng nhất với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Những người phạm tội trong thực tế có những đặc điểm rất khác nhau về mọi mặt, có những đặc điểm được thể hiện trong tội phạm đã thực hiện, nhưng có những đặc điểm không được thể hiện trong đó. Việc xem xét và làm sáng tỏ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại và khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội trong tương lai, đồng thời qua đó xác định được nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm cũng như mức

độ lỗi của bị cáo... [44, tr.21]. Tất cả những điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc cá thể hoá hình phạt.

Thứ ba, trong luật hình sự, nhân thân người phạm tội nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nói riêng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ. Và là một trong các điều kiện cần thiết để đạt được mục đích của hình phạt.

Khi xem xét các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội là xem xét tổng thể mối quan hệ giữa người đó với xã hội, tập thể, gia đình, với người khác và xét đến những đặc điểm của bản thân người phạm tội. Vì vậy, khi cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì không được trừu tượng hóa và tách rời chúng khỏi tội phạm đã thực hiện và cũng không chỉ xuất phát từ tội phạm đã thực hiện bởi hình phạt luôn là hình phạt cho hành vi phạm tội đã thực hiện chứ không phải cho nhân thân người phạm tội.

Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn cải tạo, giáo dục họ vì vậy khi giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự phải đảm bảo xem xét toàn diện, đầy đủ và công minh vụ án, có như vậy mới đem lại sự công bằng, nghiêm minh và thể hiện sự nghiêm trị của pháp luật đối với người phạm tội, đó chính là mục đích to lớn của hình phạt và cũng là ý nghĩa quan trọng của các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội.

Những đặc điểm nhân thân người phạm tội với tính cách là tình tiết tăng nặng TNHS được nghiên cứu, cân nhắc, đánh giá dưới hai khía cạnh: Khía cạnh pháp luật hình sự và khía cạnh tội phạm học. Nghiên cứu, cân nhắc, đánh giá nhân thân ở khía cạnh pháp luật hình sự là nhằm làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa trực tiếp đối với việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội. Tức là, Toà án nghiên cứu, cân nhắc, đánh giá nhân thân người phạm tội dưới khía cạnh pháp luật hình sự để giải quyết đúng đắn vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022