Thủ Tục Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Quyền Sở Hữu

1999).


Theo quy định tại khoản 1 Điều 271 của BLHS năm 1999 thì người nào vi phạm

các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Khoản 2 của điều luật này quy định về hình phạt bổ sung.



trí tuệ

2.2.2. Thủ tục xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu


Theo quy định tại Điều 105 của BLTTHS thì đối với tội xâm phạm QTG và tội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

xâm phạm QSHCN chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Để Tòa án xét xử một vụ án hình sự nói chung cũng như xét xử một vụ án hình sự về tội xâm phạm SHTT nói riêng thì phải có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Hồ sơ vụ án và bản cáo trạng phải được gửi đến Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án đó.

* Chuẩn bị xét xử:

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 7


Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa. Thời hạn chuẩn bị xét xử là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: đưa vụ án ra xét xử (nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 178 của BLTTHS); trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị

trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.


* Xét xử sơ thẩm vụ án:


Đối với thủ tục tố tụng tại phiên tòa về xét xử các tội xâm phạm QSHTT được thực hiện theo quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa, tức là xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì HĐXX có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Thông thường, để xét xử các tội xâm phạm QSHTT thì cần có ít nhất là một Hội thẩm có kiến thức chuyên môn về SHTT. Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Các thành viên của HĐXX phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và chỉ thay thế thành viên của HĐXX trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 186 của BLTTHS.

Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của BLTTHS; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Ngoài ra, phải có mặt của kiểm sát viên; của người bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người bào chữa; người làm chứng; người giám định (theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192 và 193 của BLTTHS). Thủ tục bắt đầu phiên tòa được thực hiện theo quy định tại Chương XIX; thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện theo quy định tại Chương XX; tranh luận tại phiên tòa được thực hiện theo quy định tại Chương XXI; việc nghị án và tuyên án được thực hiện theo quy định tại Chương XXII của BLTTHS.

* Xét xử phúc thẩm vụ án:


Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án, đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là mười lăm ngày,

của VKS cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.

HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tòa, VKS có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới. Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm.

Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

* Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật:


Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ: việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS.

Bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nêu rõ lý do và được gửi cho: Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị; Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm; người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì trước khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của BLTTHS, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị. Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 của BLTTHS hoặc rút kháng nghị.

ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực. Tòa hình sự TANDTC giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu. Hội đồng Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, của Toà hình sự, các Toà phúc thẩm TANDTC bị kháng nghị. Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

Phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra một trong các quyết định: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản

án hoặc quyết định đó.


Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực; bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.

ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực. Tòa hình sự TANDTC tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu. Hội đồng Thẩm phán TANDTC tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm TANDTC. Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại; huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.

Phát hiện, tố cáo

- Xử lý hành chính

- Xử ký kỷ luật

- Không có căn cứ giải quyết

Cảnh sát điều tra khởi tố, điều tra

Sơ đồ 2.2: Bảo vệ QSHTT tại TAND bằng thủ tục xét xử các vụ án hình sự



Trả hồ sơ điều tra bổ sung

Viện K.S truy tố

Trả H.S Điều tra bổ sung



xét xử sơ thẩm

xét xử phúc thẩm


K.C

K.N


Không

Bản án có hiệu lực P.L


quyết định thi hành án

Không có Không chấp

Khiếu nại


Chấp


đình chỉ vụ án

Kháng nghị GĐT


Xét xử lại sơ thẩm

HĐXX GĐ Thẩm

quyết

định


xét xử lại phúc thẩm

Có hoặc không Chấp nhận

kháng nghị

Có Không

2.3. Pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ


2.3.1. Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân

Theo quy định tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 của BLTTDS và các quy định của Luật SHTT, thì các tranh chấp về QSHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND bao gồm:

- Các tranh chấp về QTG đối với tác phẩm (quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản (đối với: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học); các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, hợp đồng dịch vụ; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa QTG.

- Các tranh chấp về quyền liên quan (quy định tại Điều 29 của Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản (đối với: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá); các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, hợp đồng dịch vụ; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền liên quan…

- Các tranh chấp về QSHCN (quy định tại Điều 122 của Luật SHTT) là các tranh chấp về quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: các tranh chấp về quyền đăng ký, quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký; các tranh chấp về quyền của tác giả; các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản; các tranh chấp về quyền tạm thời; các tranh chấp về quyền sử dụng trước; các tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ Văn bằng bảo hộ với người sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp Văn bằng bảo hộ; các tranh chấp về xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ; các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, hợp đồng dịch vụ đại diện SHCN; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa QSHCN, QTG; các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh…


- Các tranh chấp về quyền đối với giống cây trồng (quy định tại Điều 164 của

Luật SHTT) bao gồm: các tranh chấp về quyền nộp đơn đăng ký cấp Bằng bảo hộ; quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu đăng ký cấp Bằng bảo hộ; các tranh chấp về QTG (tranh chấp ai là người chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc vật liệu nhân giống cây trồng...); các tranh chấp về sử dụng giống cây trồng và vật liệu nhân giống cây trồng giữa người có quyền sử dụng trước và người được cấp đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng đó; các tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa người đăng ký với người sử dụng giống cây trồng và vật liệu nhân giống cây trồng của người đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu đăng ký cấp Bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp Bằng bảo hộ; các tranh chấp về xâm phạm quyền của chủ Bằng bảo hộ; các tranh chấp về hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng, dịch vụ đại diện quyền; các tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh…


2.3.2. Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ


Theo quy định tại Điều 202 của Luật SHTT, để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT, Toà án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm QSHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể QSHTT.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSHTT của TAND được quy định tại BLTTDS năm 2004 như sau:

- TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự về QSHTT, chuyển giao công nghệ (khoản 4 Điều 25 và Điều 33 của BLTTDS).

- TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về QSHTT, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (khoản 2 Điều 29 và Điều 33 của BLTTDS).

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí