Về mặt tổ chức bộ máy và nhân sự, cần tăng cường bổ sung thêm lực lượng kiểm sát viên có trình độ; không ngừng bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho kiểm sát viên, đảm bảo đủ năng lực trong việc kiểm sát hoạt động điều tra, nhất là đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Tăng biên chế, tăng thẩm quyền và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho Viện kiểm sát các quận, huyện, thị xã để đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.4.3. Nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án
Trong quá trình xét xử, Tòa án phải đảm bảo sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng hình phạt và mức phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có xem xét đầy các yếu tố về nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo. Đặc biệt, đối với các vụ án phạm các tội Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, trong tình hình hiện nay đang ngày càng có xu hướng gia tăng về số vụ, phức tạp về quy mô, tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và có sự câu kết, móc nối với nhiều đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước. Do đó, cần phải xử lý thật nghiêm mới đủ sức răn đe kẻ phạm tội và phòng ngừa chung; khắc phục tình trạng áp dụng loại hình phạt và khung hình phạt không đồng đều trong khi tính chất tội phạm của hành vi và các đặc điểm về nhân thân của bị cáo không khác nhau.
Bên cạnh đó, Tòa án các cấp tăng cường tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các vụ án phạm tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai tại những địa phương là điểm "nóng" tình hình vi phạm về đất đai. Góp phần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về đất đai, chế tài pháp lý đối với những hành vi vi phạm và phòng ngừa chung.
Trong công tác xử lý tội phạm, cần chống một số khuynh hướng sau:
- Lạm dụng xử lý hành chính, xử lý nội bộ đối với các trường hợp đủ dấu hiệu CTTP để xử lý hình sự.
- Xử phạt nhẹ, như: đáng bị tù dài hạn nhưng lại cho ngắn hạn, đáng bị tù giam nhưng lại cho hưởng án treo, đáng bị tù nhưng lại cho áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ.
Trong quá trình điều tra và xử lý tội phạm, các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần tôn trọng tính độc lập của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Hội đồng xét xử. Chống mọi sự can thiệp "thô bạo" vào hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.
3.4.4. Thực hiện tốt một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa tội phạm
Hỗ trợ tích cực cho công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Loại Tội Phạm Trong Lĩnh Vực Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trên Địa Bàn Hà Nội
- Nhu Cầu Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Phạm Trong Lĩnh Vực Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng
- Về Dấu Hiệu "đã Bị Xử Lý Kỷ Luật Về Hành Vi Này Mà Còn Vi
- Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 17
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho cấp cơ sở đủ sức hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đất đai đến cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền phải có trọng tâm, trọng điểm, có chiều sâu và đúng đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng tiềm ẩn cao nguy cơ lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái, tham nhũng đất đai và những địa bàn, địa phương là điểm "nóng" xảy ra các vi phạm về sử dụng đất đai. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Huy động sự tham gia của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội vào tuyên truyền; trong đó, cơ quan tư pháp, tài nguyên - môi trường và pháp chế các ngành phải làm nòng cốt trong vận động, tuyên truyền.
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc khám phá, phát hiện và đấu tranh đưa ra truy tố, xét xử các vụ án vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Tuy kết quả giải quyết không thực sự cao so với tình trạng ẩn của các vụ án xảy ra trên thực tế. Song, với những gì đã đạt được, đông đảo nhân dân và dư luận xã hội đồng tình hoan nghênh, ủng hộ. Qua nghiên cứu và phân tích số liệu thống kê từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội, dù con số chỉ mang tính tương đối nhưng cũng đã phản ánh được diễn biến tình hình, thực trạng tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn đang có chiều hướng ngày một gia tăng, với những thủ đoạn hết sức tinh vi và có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ thể (đặc biệt đối với tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai). Nó gây ra những hậu quả to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cấp ủy Đảng, ban, ngành của thành phố.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự và phân tích những tồn tại, hạn chế trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2012, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử tội phạm trong thời gian tiếp theo:
Thứ nhất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, gồm:
- Hướng dẫn về dấu hiệu "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm";
- Hướng dẫn về dấu hiệu "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm";
- Hướng dẫn về các dấu hiệu: đất có diện tích "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn"; đất có giá trị "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn" và gây hậu quả "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng";
- Sửa đổi cấu trúc của Điều 173 BLHS quy định về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai;
- Sửa đổi khung hình phạt tại khoản 3 Điều 174 BLHS quy định về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai;
- Sửa đổi về hình phạt quy định tại Điều 173, 174 BLHS;
- Giải pháp tăng cường hiệu lực và thực thi các quy định pháp luật hình sự.
Thứ hai, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm:
- Nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và hiệu quả điều tra;
- Nâng cao vai trò của Viện Kiểm sát và chất lượng thực hành quyền công tố;
- Nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án;
- Thực hiện tốt một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa tội phạm.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn thể hiện sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn nghiên cứu và viết luận văn. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự tiếp tục chỉ dẫn của các thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Khắc Hưởng (2010), Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Phạm Tuấn Bình (2003), Tội phạm ẩn ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Mai Bộ (2004), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
4. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2002), "Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản", Tòa án nhân dân, (1).
8. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội và trách nhiệm hình sự", Công an nhân dân, (1).
10. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
11. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Nhật (2005), Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Phàn (1991), "Vì sao tội tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái… ít được phát hiện và xử lý", Kiểm sát, (6).
15. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Đinh Văn Quế (2006), "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế", Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), tập 4, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Bùi Minh Thanh (2004), Sách chuyên khảo: Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả (chủ biên) (1994), Tội phạm ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Đề tài KX 04-14), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Trịnh Quốc Toản (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trịnh Quốc Toản, Đỗ Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Võ Khánh Vinh (1999), Giáo trình tội phạm học, Trung tâm đào tạo từ xa thuộc Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
24. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2007), Cơ sở địa chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
26. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC (2007), Thông tư liên tịch số 19 ngày 08/3 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
27. Bộ Tư pháp-Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
28. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
29. Chính phủ (2005), Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, Hà Nội.
30. Chính phủ (2009), Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.
31. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Hà Nội.
32. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3 quy định lại về mặt tội danh và hình phạt, Hà Nội.
33. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1956), Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6 trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hoá, Hà Nội.
34. Công an thành phố Hà Nội (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo công tác các năm từ 2008 đến 2012, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Chỉ thị số 185-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996, 2001, 2006, 2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
41. Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976), Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt Nam, Hà Nội.
42. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
43. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
44. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
45. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
46. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
47. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12), Hà Nội.
48. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
49. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (1999), Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12 về việc thi hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Hà Nội.