Cơ Cấu Loại Tội Phạm Trong Lĩnh Vực Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trên Địa Bàn Hà Nội

2009


Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Tỷ trọng trung bình trong 5 năm (2008 - 2012) giữa số các vụ án phạm tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai so với số các vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm nói chung trên địa bàn thành phố là 0,02%. Nếu so sánh với kết quả xét xử các vụ án phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, thì tỷ trọng này là 2,4%; còn nếu so sánh với kết quả xét xử các vụ án phạm tội về chức vụ, thì con số này là 5,8%. Như vậy có thể thấy, về cơ cấu, các vụ án phạm tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai bị xét xử trong thời gian qua trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số án hình sự đã xét xử nói chung và án xét xử các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế cũng như các tội phạm về chức vụ nói riêng.

Đánh giá về cơ cấu loại tội phạm đã bị xét xử trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu loại tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội



Năm

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai


Tổng số vụ khởi tố


Tổng số vụ truy tố


Tổng số vụ xét xử

Khởi tố

Truy tố

Khởi tố

Truy tố

Xét xử


Vụ

Bị can


Vụ

Bị can


Vụ

Bị can


Vụ

Bị can


Vụ

Bị cáo

2008

1

1

0

0

8

25

6

20

3

3

9

6

3

2009

0

0

0

0

5

12

2

9

1

8

5

2

1

2010

0

0

0

0

2

2

0

0

1

1

2

0

1

2011

0

0

0

0

6

10

5

8

2

3

6

5

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 13

0

0

0

0

3

4

2

2

2

2

3

2

2

Cộng

1

1

0

0

24

53

15

39

9

17

25

15

9

2012


Nguồn: TAND thành phố Hà Nội.

Có thể nói, trong 5 năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố dường như mới chỉ tập trung vào công tác đấu tranh khám phá, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm về sử dụng đất đai là chủ yếu, mà chưa quan tâm nhiều đến nhóm đối tượng vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Bởi trên thực tế, các vi phạm về quản lý đất đai mới chỉ bị phát hiện, khởi tố 01 vụ/01 đối tượng, mà chưa truy tố, đưa ra xét xử được trường hợp nào, trong khi đó các vi phạm về sử dụng đất thì đã khởi tố được 24 vụ/53 đối tượng, truy tố 15 vụ/39 đối tượng và đưa ra xét xử 9 vụ/17 đối tượng. Kết quả này rất dễ gây ra sự "hoài nghi" trong dư luận đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố. Trong khi loại tội phạm này, trên phạm vi toàn quốc nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, những năm gần đây đang có chiều hướng diễn biến ngày một gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về hậu quả. Có thể nói, vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã trở thành tâm điểm của dư luận xã hội vô cùng bức xúc và đặc biệt quan tâm đến.

Nếu so sánh kết quả giải quyết án vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố với toàn quốc, thì, đối với án vi phạm các quy định về quản lý đất đai, cả nước mới chỉ xử lý được có 01 vụ/01 bị cáo; còn đối với án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai thì cả nước đã giải quyết được tổng số 51/79 vụ án phải giải quyết với 75/138 đối tượng bị xử lý. Như vậy, so với cả nước, tỷ lệ khám phá, giải quyết án vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đạt 17,3%. Con số này phần nào phản ánh được sự nỗ lực nhất định của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Ta sẽ thấy rõ hơn sự so sánh này qua bảng số liệu chi tiết sau:

Bảng 3.6. So sánh kết quả giải quyết án phạm tội về sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội và cả nước



Năm

Kết quả giải quyết án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

trên phạm vi thành phố

Kết quả giải quyết án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai toàn

quốc


Số phải xét xử


Số đã xét xử

Số trả lại

Viện kiểm sát


Số phải xét xử


Số đã xét xử

Số trả lại

Viện kiểm sát


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo


Vụ

Bị cáo

2008

6

20

3

3

3

17

27

51

16

20

7

22

2009

2

9

1

8

0

0

15

27

11

23

3

3

2010

1

1

1

1

0

0

15

18

11

13

2

3

2011

5

8

2

3

2

4

11

26

6

7

4

18

2012

3

3

2

2

1

1

11

16

7

12

2

2

Cộng

17

41

9

17

6

22

79

138

51

75

16

48

Nguồn: TANDTC, TAND thành phố Hà Nội.

Xem xét mức độ hậu quả về THNS của tội phạm và nhân thân người phạm tội Vi phạm quy định về sử dụng đất đai, ta có các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.7. So sánh kết quả xét xử bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội và cả nước



Năm

Kết quả giải quyết án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai ở Hà Nội

Kết quả giải quyết án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai toàn quốc


Tổng số bị

cáo

Số lượng bị cáo bị xét xử theo các mức độ


Hình phạt bổ sung


Tổng số bị

cáo

Miễn TN HS

hoặc

miễn hình phạt

Số lượng bị cáo bị xét xử theo các mức độ


Hình phạt bổ sung


Cảnh cáo

Cải tạo không

giam giữ

Tù từ 3

năm

trở xuống

Trong đó: án

treo

Tù trên 3

năm


Cảnh cáo

Cải tạo không

giam giữ

Tù từ 3

năm

trở xuống


Tr.

đó: án treo


Tù trên 3

năm

2008

3

0

0

1

2

0

0

20

0

0

1

12

6

1

0

2009

8

0

0

0

8

0

0

23

8

0

0

4

10

1

0

1

0

0

0

1

0

0

13

0

0

1

7

4

1

0

2011

3

0

0

2

0

1

0

7

0

0

0

3

4

0

0

2012

2

1

0

1

0

0

0

12

0

1

0

4

6

1

0

Cộng

17

1

0

4

11

1

0

75

8

1

2

30

30

4

0

2010


Nguồn: TANDTC, TAND thành phố Hà Nội.

Bảng 3.8. Đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội và cả nước


Năm

Đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai ở Hà Nội

Đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai toàn quốc


Tổng số bị cáo


Đảng viên

Tái phạm, tái

phạm

nguy hiểm


Dân tộc thiểu số


Nữ

Từ đủ 16

đến 18

tuổi

Từ đủ 18

đến 30

tuổi


Tổng số bị cáo


Đảng viên

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm


Dân tộc thiểu

số


Nữ

Từ đủ 16

đến 18

tuổi

Từ đủ 18

đến 30

tuổi

2008

3

0

0

0

0

0

0

20

0

0

0

1

0

1

2009

8

7

0

0

0

0

0

23

7

0

0

1

0

1

2010

1

0

0

0

0

0

0

13

0

0

0

4

0

3

2011

3

0

0

0

0

0

0

7

0

0

0

0

0

2

2012

2

0

0

0

0

0

0

12

1

0

0

1

0

1

Cộng

17

7

0

0

0

0

0

75

8

0

0

7

0

8

Nguồn: TANDTC, TAND thành phố Hà Nội.

Trong 5 năm, toàn thành phố đã xét xử tổng số 17 bị cáo phạm tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, chiếm tỷ lệ 22,7% tổng số bị cáo bị xét xử về cùng tội trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, mức án chủ yếu là tù dưới 3 năm (15 bị cáo) chiếm 25% so với số bị cáo bị xét xử cùng mức của cả nước, chỉ có 01 bị cáo bị xét xử ở mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 3 năm đến 7 năm tù và 01 bị cáo bị xét xử dưới mức thấp nhất khung hình phạt là cảnh cáo. Đáng chú ý, toàn thành phố không xét xử trường hợp nào với hình phạt chính là phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ và cũng không có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt bổ sung tiền.

Xem xét về mặt nhân thân người phạm tội, cho thấy, trong tổng số 17 bị cáo bị đưa ra xét xử ở Hà Nội thì có 7 bị cáo là đảng viên, chiếm tỷ lệ 41,2% (trong khi nhóm đối tượng này trên phạm vi cả nước là 8 người, chiếm 10,7%);

không có bị cáo nào là người dân tộc thiểu số, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và tuổi đời dưới 30; toàn bộ các bị cáo phạm tội đều là nam giới và trên 30 tuổi, (trong khi cả nước có 7 bị cáo nữ, 8 bị cáo dưới 30 tuổi). Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân chính do nhu cầu bức xúc về chỗ ở và những yêu cầu liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt gia đình như: nhu cầu về vốn, làm kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt; cộng với vai trò là "trụ cột" lao động chính trong gia đình, nên đối tượng phạm tội thường là nam giới và đương nhiên họ cũng là người đã trưởng thành.

Đánh giá kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 - 2012, nhìn chung, số đối tượng phạm tội bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ tương đối cao so với cả nước. Điều này chứng minh sự cố gắng rất lớn của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Hà Nội trong việc đấu tranh, khám phá, đưa các đối tượng phạm pháp hình sự ra xử lý trước pháp luật, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, có xem xét chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước khi lượng hình đối với người phạm tội.

3.1.3. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố và những nguyên nhân của nó

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Hà Nội thời gian qua, đã góp phần tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi, tiến tới ngăn chặn các vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trên địa bàn. Song, cũng phải thừa nhận, vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác khám phá, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm của các cơ quan này.

Công tác điều tra khám phá tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, kết quả đạt tỷ lệ rất thấp. Trong tổng số 94 vụ với 166 đối tượng

có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà lực lượng Công an toàn thành phố thụ lý, thì mới khởi tố được 25 vụ (= 27,9%) với 54 đối tượng (= 32,5%). Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn truy tố thì con số này chỉ còn lại là 15 vụ với 39 đối tượng. Như vậy, còn khoảng 70% số vụ và đối tượng vi phạm chưa được điều tra làm rõ. Song, đây mới chỉ là "bề nổi" của "tảng băng chìm" các hành vi vi phạm mà lực lượng này đã phát hiện và thống kê được. Trên thực tế, số lượng tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai bị "ẩn" rất nhiều, đặc biệt là nhóm tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Bên cạnh đó, việc xử lý nhiều vụ vi phạm có xu hướng hành chính hóa hoặc dân sự hóa giữa các đối tượng vi phạm. Nghĩa là, vẫn còn rất nhiều kẻ phạm tội thực sự nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chính việc xử lý không nghiêm này dẫn tới tâm lý coi thường pháp luật của các đối tượng vi phạm và chúng tiếp tục phạm tội, nhất là với các đối tượng là cán bộ, công chức lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn mình có được để phạm pháp.

Đa số các vụ phạm pháp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đều có liên quan đến cán bộ, công chức Nhà nước. Đối với vụ vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, đối tượng vi phạm thường đã có một quá trình "móc nối" hoặc được bật "đèn xanh" bởi người có chức vụ, quyền hạn ngay từ cơ sở (tất nhiên có sự trao đổi về lợi ích kinh tế nhất định) hoặc lợi dụng sự ảnh hưởng, quen biết với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước để vi phạm. Ngược lại, đối với tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì bản thân đối tượng vi phạm lại chính là người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Song, suy cho cùng, mọi vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai đều xuất phát từ sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền và cá nhân người cán bộ lãnh đạo, phụ trách trong cơ quan đó, dẫn đến các vi phạm, tội phạm về đất đai có cơ hội nảy sinh. Vì thế, nếu cán bộ điều tra không có nhiều kinh nghiệm, ý chí sắc bén cộng với bản lĩnh chính trị vững vàng thì sẽ rất khó khăn đấu tranh với nhóm tội phạm này.

Trong công tác kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát còn những tồn tại nhất định. Ở giai đoạn điều tra, các kiểm sát viên

thường chỉ chú trọng kiểm sát hồ sơ mà chưa thực sự sắc sảo trong việc hướng dẫn điều tra, nắm tin báo tội phạm và phối hợp điều tra các hành vi phạm tội. Vì vậy, có vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu những chứng cứ quan trọng xác định hành vi phạm tội của bị can. Chất lượng công tác truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử đạt hiệu quả chưa cao. Trong số 15 vụ với 39 bị can bị truy tố thì Tòa án mới chỉ xem xét giải quyết 9 vụ với 17 bị cáo (chiếm 60% số vụ bị truy tố, 36% số vụ bị khởi tố điều tra), còn lại 6 vụ với 22 bị cáo (chiếm 40% số vụ bị truy tố) bị Tòa án trả hồ sơ điều tra lại, điều tra bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết (xem bảng 2.3). Cá biệt, có vụ án Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần dẫn đến thời hạn giải quyết án bị kéo dài, gây ra sự nghi ngờ của nhân dân đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh, xử lý tội phạm đối với lĩnh vực "nóng" mà dư luận xã hội luôn quan tâm. Có thể lấy ví dụ vụ án tám vị "tham quan" (trong đó có 7 đảng viên) vi phạm các quy định về sử dụng đất đai xảy ra trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn từ năm 2001 đến 2004. Vụ án được bắt đầu từ việc nhân dân xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn trong năm 2005 và 2006 đồng loạt, liên tục viết đơn tố cáo một số cán bộ xã và thôn lợi dụng chức vụ,

quyền hạn chuyển mục đích sử dụng trái phép hơn 260.000m2 đất nông

nghiệp, đất rừng, đất công thành đất ở bán cho các hộ dân, cá nhân trên địa bàn; nhưng đến ngày 7/9/2006, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Qua nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đến ngày 9/3/2009, TAND thành phố mới giải quyết dứt điểm được vụ án bằng một phiên tòa kéo dài gần một tuần, tưởng chừng phải tiếp tục thêm một lần nữa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong công tác xét xử của Tòa án cũng còn nhiều hạn chế. Kết quả giải quyết án đạt thấp. Từ năm 2008 - 2012, toàn ngành TAND thành phố chỉ giải quyết được 9 vụ với 17 bị cáo/17 vụ với 41 bị cáo phải xét xử, đạt tỷ lệ 53%; xét trên phạm vi cả nước thì kết quả này đạt là 65% (xem bảng 2.6). Còn xảy ra tình trạng kéo dài thời hạn xét xử ở một số vụ án, nguyên nhân là do không thống nhất về quan điểm đánh giá chứng cứ, đường lối xử lý giữa

Tòa án cấp dưới với sự chỉ đạo liên ngành cấp trên hoặc do Tòa án đánh giá về vụ án chưa thật đầy đủ.

Vai trò của Hội thẩm nhân dân chưa được phát huy. Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không được đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc "độc lập trong xét xử". Nhiều vụ án được phán quyết theo các chỉ đạo từ trước hoặc có sự can thiệp của những người có chức, có quyền trong các cơ quan nhà nước. Như đã biết, chủ thể các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai thường có nhân thân rất "nhạy cảm": là cán bộ, công chức, lãnh đạo, đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc có mối quan hệ "đặc biệt" nhất định với những người có chức vụ, quyền hạn đó. Chính điều này đã làm cho kết quả giải quyết các vụ án không được công bằng, khách quan, thậm chí không đúng pháp luật, bỏ sót tội phạm, không xử lý người có tội.

Việc áp dụng hình phạt của Tòa án không thống nhất, đa số hình phạt đối với người phạm tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai còn nhẹ. Xem bảng 2.7 cho thấy, trong 5 năm, TAND toàn thành phố mới chỉ xét xử có 01 trường hợp bị phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm, còn lại 15/17 bị cáo (chiếm 88,2%) bị xét xử phạt tù từ 3 năm trở xuống (trong đó, có 11 bị cáo cho được hưởng án treo) và có 01 trường hợp được xét xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là cảnh cáo. Không có trường hợp nào được Tòa tuyên áp dụng hình phạt chính là phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ; không có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt bổ sung tiền.

* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nói trên, có cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, song có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính sau:

- Trước tiên, phải kể đến hệ thống pháp luật đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan đến đất đai còn nhiều quy định thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, dẫn đến việc áp dụng khó khăn. Pháp luật về đất đai vẫn còn một số nội dung chưa rõ ràng, phù hợp; công tác thanh tra, giám sát thi hành pháp luật chưa nghiêm, trong khi chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn thiếu và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm; việc sử

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí