Tình Hình Vi Phạm Pháp Luật Do Công An Thành Phố Khám Phá, Phát Hiện

lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố vẫn còn xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cơ cấu thành phần phạm tội có những biến đổi không ngừng. Đòi hỏi các cơ quan chức năng của thành phố, mà nòng cốt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần có định hướng, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm đấu tranh xử lý, tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.

Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hà Nội, từ năm 2008 đến 2012, toàn thành phố xảy ra 38.835 vụ phạm pháp hình sự các loại; trong đó, phát hiện 94 vụ với 166 đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Ta sẽ thấy được mối tương quan giữa tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai với tình hình tội phạm nói chung qua một số kết quả về công tác đấu tranh khám phá của Công an thành phố như sau:

Bảng 3.1. Tình hình vi phạm pháp luật do Công an thành phố khám phá, phát hiện



Năm

Hành vi vi phạm

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai (vụ/đối

tượng)


Tham ô (vụ/ đối tượng)


Lạm dụng chức vụ, quyền hạn (vụ/ đối

tượng)


Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (vụ/ đối

tượng)

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (vụ/ đối tượng)

Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế

(vụ/ đối tượng)


Khác (vụ/đối tượng)

2008

22/53

24/46

5/10

5/26

2/3

16/34

944/1116

2009

17/27

18/27

18/39

13/34

7/12

8/15

1243/1467

2010

6/12

8/11

4/5

2/2

4/7

14/18

1426/1562

2011

26/42

10/18

4/8

8/10

2/7

3/24

1626/1846

2012

23/32

4/5

2/2

8/9

1/3

5/5

1083/1209

Cộng

94/166

64/107

33/64

36/81

16/32

46/96

6322/7200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12

Nguồn: Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội.

Nhìn chung, cũng giống như một số hành vi vi phạm về chức vụ và trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, các vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai mà Công an thành phố đã khám phá, phát hiện trong thời gian qua, có sự biến động không đồng đều. Trong đó, các vi phạm trong lĩnh vực

quản lý và sử dụng đất đai giảm sâu vào năm 2010, nhưng lại tăng đột biến vào năm 2011; song, đánh giá toàn giai đoạn thì có chiều hướng gia tăng (năm 2012 tăng 4,5% về số vụ so với năm 2008). Đây là một thực tế, năm 2010, do chịu ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, mà lĩnh vực chịu sự tác động trước hết và nặng nhất là bất động sản, đất đai, đã làm cho "loại hình" kinh tế này bị "đóng băng" trong một thời gian dài. Tuy nhiên, qua "cơn sốc" không lâu, khi đã quen với "môi trường" mới và nắm bắt cơ hội này, nhiều đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, mà chủ yếu là vi phạm về sử dụng đất, như: tổ chức san lấp, xây dựng trái phép để lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất thổ cư) hoặc các hành vi "mua - bán" đất trái pháp luật khác.

Xét mối tương quan giữa tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai với tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ mà lực lượng Công an thành phố đã khám phá, cho thấy, diễn biến của tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí có thể nói là không đáng kể.

Bảng 3.2. So sánh tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai với tình hình tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ và tổng số tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội



Năm

Tình hình phạm pháp hình sự thụ lý ở cơ quan Công an

Tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai

Tổng số tội phạm về trật tự quản lý kinh tế

Tổng số tội phạm về chức vụ


Tổng số tội phạm

Vụ/đối tượng

So sánh tỷ lệ (%)

Vụ/đối tượng

So sánh tỷ lệ (%)

Vụ/đối tượng

So sánh tỷ lệ (%)

Vụ/đối tượng

So sánh tỷ lệ (%)


2008


9/26


100/100


98/172


100/100


59/173


100/100

7.525/

12.915


100/100


2009


5/12

-44,1/

-53,8


117/190

+19,4/

+10,5


56/164

-5,1/

-5,2

7.597/

12.941


+1/+0,2


2010


2/2

-60/

-83,3


102/212

-12,8/

+11,6


53/127

-5,4/

-22,6

7.043/

12.543


-7,3/-3,1

2011


6/10

+200/

+400


101/198


-1/-6,6


51/120

-3,8/

-5,5

7.832/

14.542

+11,2/

+15,9


2012


3/4


-50/-60


81/128

-19,8/

+64,6


62/157

+21,6/

+30,8

8.838/

16.732

+12,8/

+15,1


Tổng


25/54



499/900



281/741


38.835/

69.673




Nguồn: Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội.

Trong tổng số 38.835 vụ phạm tội, có 499 vụ thuộc nhóm tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, 281 vụ thuộc nhóm tội phạm về chức vụ; riêng tội phạm vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai chỉ có 25 vụ, chiếm tỷ lệ 0,06% so với tổng số tội phạm, 5% so với các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và 8,9% so với các tội phạm về chức vụ. Cơ cấu này dường như phần nào cho thấy tính đặc trưng và mối quan hệ biện chứng của các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai so với tổng số tội phạm nói chung, các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ nói riêng, là rất nhỏ, ít xảy ra và không mang tính phổ biến (?). Thực tiễn cho thấy điều hoàn toàn ngược lại, nhóm tội phạm này xảy ra khá nhiều, thậm chí có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng và quy mô phạm tội; song không bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện. Nguyên nhân trước hết phải kể đến, do các vi phạm trong lĩnh vực đất đai nhạy cảm, thường động chạm hoặc có liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước; thứ đến, do chưa có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về một số dấu hiệu của CTTP cơ bản và cấu thành tăng nặng định khung mang tính chất định tính và định lượng (xem các mục 2.1.1, 2.1.2); hành vi vi phạm thường diễn ra trong thời gian dài và do sự buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở, cá biệt nhiều trường hợp còn có sự "tiếp tay" của một bộ phận cán bộ, công chức có thẩm quyền. Vì vậy, rất khó xử lý bằng biện pháp hình sự các đối tượng có hành vi vi phạm. Có thể kể ra một số vụ có dấu hiệu phạm pháp hình sự nhưng các cơ quan pháp luật chưa đưa ra được đường lối xử lý thích đáng, phù hợp, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, như:

Vụ án thứ nhất, xảy ra tại một số Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông: Trong thời gian từ năm 2004 đến 2012, chủ nhiệm các hợp tác xã Do Lộ, Yên Lộ, Hòa Bình (phường Yên Nghĩa) đã ký tổng cộng 45 hợp đồng cho thuê thầu trên 226.000m2 đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trái pháp luật, trong đó, nhiều trường hợp còn để cho bên thuê xây dựng nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng công ty… trên đất thuê với khoảng gần 4ha. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Công an thành phố xác định hành vi sai phạm của các Chủ nhiệm HTX nói trên chưa đủ yếu tố CTTP, nên chỉ kiến nghị xử lý vi phạm hành chính.

Vụ án thứ hai, tham nhũng đất đai ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất: Khi triển khai dự án đất giãn dân Giộc Phố 1 và Giộc Phố 2, một số cán bộ xã gồm: Nguyễn Hoàng Hải (Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã), Phí Đình Hưng (Chủ tịch UBND xã), Nguyễn Văn Thiết (cán bộ địa chính xã), Chu Văn Quang (nguyên cán bộ địa chính xã) và Nguyễn Thị Bích (Trưởng thôn 7) đã có hành vi lập khống diện tích 580m2 đất bị thu hồi, đưa 9 hộ dân không thuộc đối tượng được xét duyệt vào danh sách cấp đất giãn dân và cấp giao hợp thức quyền sử dụng 4.754m2 đất trái thẩm quyền. Tuy nhiên, với các sai phạm nói trên, đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố mới chỉ khởi tố Phí Đình Hưng, Nguyễn Văn Thiết và Chu Văn Quang, đối với 2 vị "quan" còn lại, dư luận nhân dân địa phương rất bức xúc đề nghị cơ quan chức năng xem xét xử lý với vai trò đồng phạm cùng với 3 bị can trên.

* Tình hình khởi tố, điều tra, xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai:

Báo cáo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố cho thấy, tình hình khởi tố, điều tra, xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua đạt kết quả rất thấp, nhận định này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.3. Số vụ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử



Năm

Số vụ phát hiện

Số vụ khởi tố

Số vụ truy tố

Số vụ đã xét xử


Vụ

Đối tượng


Vụ


Bị can

Tỷ lệ vụ (%)


Vụ


Bị can

Tỷ lệ vụ (%)


Vụ


Bị cáo

Tỷ lệ vụ (%)

2008

22

53

9

26

40,9

6

20

27,3

3

3

13,6

2009

17

27

5

12

29,4

2

9

11,8

1

8

5,9

2010

6

12

2

2

33,3

0

0

0

1

1

16,7

2011

26

42

6

10

23,1

5

8

19,2

2

3

7,7

2012

23

32

3

4

13,0

2

2

8,7

2

2

8,7

Cộng

94

166

25

54

27,9

15

39

13,4

9

17

10,5

Nguồn: Công an, Viện kiểm sát, TAND thành phố Hà Nội.

Tỷ lệ khởi tố điều tra các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trung bình 5 năm so với số vụ được phát hiện là 27,9%. Năm 2008, số vụ bị khởi tố đạt tỷ lệ cao nhất (40,9%), nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này hạ xuống thấp nhất (13,0%). Sang đến giai đoạn truy tố thì tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống rõ rệt, trong đó, vẫn giữ vị trí cao nhất là năm 2008 (27,3%), trung bình 5 năm đạt tỷ lệ 13,4%, riêng năm 2010 không truy tố được vụ án nào. Tương tự như vậy, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, tỷ lệ giải quyết án cao nhất vào năm 2008 với mức 13,6% và thấp nhất là năm 2009 với mức 5,9%, trung bình cả giai đoạn đạt tỷ lệ giải quyết 10,5%. Sở dĩ có điều này vì tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai là tội có cấu thành vật chất, nghĩa là, người phạm tội chỉ có thể bị truy cứu TNHS nếu hành vi do mình thực hiện đã gây ra hậu quả (thiệt hại) nhất định cho Nhà nước, xã hội hoặc tổ chức, cá nhân, hoặc đã bị xử phạt hành chính (xử lý kỷ luật), hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức nào về các dấu hiệu gây hậu quả (thiệt hại) đối với loại tội phạm này. Vì thế, các cơ quan tố tụng hình sự thường có xu hướng chuyển hóa sang một số tội phạm khác có dấu hiệu tương đồng để dễ xử lý, như: các tội phạm về lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ hoặc cố ý làm trái… Một nguyên nhân khác cũng phải

kể đến, do các đối tượng phạm tội ở đây thường là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có quan hệ thân quen nhất định với người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, nên công tác điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không truy cứu người phạm tội. Có thể lấy ví dụ một vụ án điển hình xảy ra tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, với nội dung như sau:

Năm 2001, Tổng Cty chăn nuôi Việt Nam có chủ trương xây dựng khu công nghiệp chế biến tại xã An Khánh. Theo đó một số doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cùng tham gia đầu tư xây dựng khu công nghiệp này. Tháng 10/2001, Công ty Giống lợn miền Bắc xây dựng dự án Khu Chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn gia súc An Khánh; dự kiến xin chuyển đổi 72.200m2 (tại lô 13 và 14) của Xí nghiệp An Khánh từ cấy lúa sang xây dựng

cơ bản, vốn đầu tư khoảng 4,7 tỷ đồng. Tuy chưa có quyết định cho phép đầu tư dự án, nhưng Công ty Giống lợn miền Bắc vẫn nhờ phòng Địa chính Hoài Đức đo đạc 2 lô đất 13, 14, thực tế có tổng diện tích là 77.307m2. Ngày 4/12/2001, ông Nguyễn Xuân Lĩnh - Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức ký duyệt bản đồ trích đo hiện trạng, đồng thời ký Tờ trình 117 gửi UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và Sở Địa chính đề nghị xét cho Công ty Giống lợn miền Bắc thuê 72.200m2 đất. Tiếp nhận Tờ trình trên, ông Nguyễn Doãn Thuận - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây có văn bản yêu cầu Sở Địa chính và UBND huyện Hoài Đức kiểm tra tình hình sử dụng đất của Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc An Khánh...

Thực hiện chỉ đạo trên, ông Bùi Trần Dự - Giám đốc Sở Địa chính giao cho Khuất Văn Cẩn - Trưởng phòng kế hoạch, quy hoạch xác định vị trí, địa điểm xin đất của Công ty Giống lợn miền Bắc và kiểm tra tình hình sử dụng đất cụ thể của xí nghiệp... Tuy nhiên, Cẩn đã không phối hợp với UBND huyện Hoài Đức tổ chức kiểm tra, đo đạc lại diện tích xin thuê của Công ty Giống lợn miền Bắc mà tự sửa chữa ngày ký Tờ trình số 117 của UBND huyện Hoài Đức từ ngày 4/12 thành ngày 26/12 để phù hợp với ngày mà tỉnh Hà Tây chấp thuận địa điểm (25/12/2001). Chưa đủ, khi nhận được 4 bộ bản


94

đồ do huyện Hoài Đức gửi lên, Cẩn đã dùng dao lam cạo xóa số liệu 77.307m2 ở phần ghi diện tích hiện trạng sử dụng đất của Xí nghiệp An Khánh ở 2 bộ bản đồ. Sau đó gửi 1 bộ đến Văn phòng UBND tỉnh Hà Tây. Nhờ "trò ảo thuật" này, Cẩn đã giúp Công ty Giống lợn miền Bắc "qua mặt" liên ngành của tỉnh Hà Tây để cuối cùng Cty này nhận dư ra trên 5.000m2 đất. Ngày 10/01/2002, ông Nguyễn Doãn Thuận đã ký Quyết định số 51 cho phép Công ty Giống lợn miền Bắc chuyển đổi mục đích sử dụng 72.200m2 đất. Giá thuê đất được tính 975đ/m2/năm.

Được bật "đèn xanh", Công ty Giống lợn miền Bắc thừa cơ xâu xé đất công. Trong lúc san lấp mặt bằng, Cty đã san tiếp thêm 10.555m2 nâng tổng số diện tích Công ty này sử dụng là 87.862m2. Trong lúc chưa ký hợp đồng thuê đất, Công ty Giống lợn miền Bắc tiếp tục có công văn đề nghị UBND huyện Hoài Đức cho phép cải tạo 15.000m2 đất thành hồ điều hòa và được ông Nguyễn Xuân Lĩnh ký quyết định đồng ý, cho cải tạo với độ sâu 2m. Lợi dụng việc này Công ty Giống lợn miền Bắc đã cho cải tạo 19.300m2 ruộng đào sâu 4m. Ngay sau khi hoàn tất các thủ tục thuê đất, Công ty Giống lợn miền Bắc chỉ đưa 17.803m2 vào sử dụng cho dự án. Còn 70.059m2 đất được Công ty này cho 16 đơn vị, cá nhân thuê lại với thời gian 30 năm.

Điều đáng nói, ngoài việc cho các đơn vị, cá nhân thuê với giá cắt cổ: trung bình 237.000 đồng/m2/30 năm, các đơn vị này còn phải đóng tiền thuê đất hàng năm là 975 đồng/m2/năm (bằng giá thuê mà Công ty Giống lợn miền Bắc trả cho tỉnh Hà Tây). Mặt khác, Nguyễn Thái Hòa - Giám đốc Công ty Giống lợn miền Bắc, còn chỉ đạo nhân viên thu thêm ngoài hợp đồng của 9 Công ty với tổng số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, trong các bản hợp đồng đều nêu: đơn vị thuê đất có quyền được liên doanh, liên kết... Do đó, ngay sau khi thuê được mặt bằng, nhiều đơn vị đã tiếp tục cho thuê lại thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng. Không chỉ cắt đất công cho thuê, Nguyễn Thái Hòa còn cho xây dựng 26 ki-ốt (diện tích 60m2/ki ốt) trước cổng khu chế biến thực phẩm để cho thuê. Giá thuê mỗi ki ốt là 88 triệu đồng. Thực tế nhiều ki-ốt đã trở thành "món hàng" để lãnh đạo Công ty Giống lợn

miền Bắc dung để "quan hệ" và thuê đi thuê lại kiếm lời. Chưa đủ, Nguyễn Thái Hòa còn chỉ đạo cấp dưới xây dựng thêm 10 gian ki-ốt khác trên đất chuyên dùng để cho thuê với giá từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/ki-ốt.

Với những hành vi phạm tội có tính "hệ thống" nói trên, Nguyễn Thái Hòa đã bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, các ông Nguyễn Xuân Lĩnh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, Vũ Danh Chấn, Bùi Trần Dự - nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây (cũ), mặc dù cơ quan điều tra nhận định là có dấu hiệu của tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Song, các vị "quan" này lại không bị đề nghị truy tố, vì lý do "có công lao".

3.1.2. Kết quả xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác khám phá, điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn thành phố tuy không nhiều, song cũng đạt được những kết quả nhất định, góp phần giữ vững trật tự kỷ cương, từng bước đưa công tác quản lý đất đai dần đi vào "trạng thái" ổn định. Ta có thể thấy được kết quả này trong mối tương quan với tổng số án hình sự nói chung, án các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và tội phạm về chức vụ nói riêng trên địa bàn thành phố qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4. So sánh giữa án xét xử sơ thẩm các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai với tổng số án hình sự sơ thẩm, các tội phạm

về trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ trên địa bàn Hà Nội



Năm

Số án đã xét xử sơ thẩm các tội phạm trong lĩnh vực quản

lý, sử dụng đất đai

Số án đã xét xử sơ thẩm các tội phạm về trật tự quản lý

kinh tế


Số án đã xét xử sơ thẩm các tội phạm về chức vụ


Tổng số án đã xét xử sơ thẩm

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

2008

3

3

72

134

33

86

7.163

12.350

1

8

79

122

36

85

7.220

12.490

2010

1

1

79

141

26

75

6.669

11.991

2011

2

3

76

120

20

33

7.478

14.003

2012

2

2

65

102

41

82

8.466

16.177

Cộng

9

17

371

619

156

361

36.996

67.011

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí