Tội Lạm Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Chiếm Đoạt Tài Sản

Trong BLHS nước ta, các hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ được quy định với tư cách là những tội phạm độc lập và được quy định ở những điều luật khác nhau bởi ba hành vi đó được thực hiện bởi ba chủ thể độc lập. Vì vậy, hối lộ thực chất là một nhóm các tội phạm.

Tuy nhiên, ba loại tội phạm này lại có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, nếu không có người đưa thì người nhận hối lộ không phạm tội. Nhận hối lộ và đưa hối lộ là những tội phạm mà việc thực hiện chúng tối thiểu phải có hai người với tư cách là những chủ thể độc lập - người nhận hối lộ và người đưa hối lộ. Mặc dù vậy, điều đó cũng không thể làm mất tính độc lập và những đặc điểm riêng của từng tội phạm. Những đặc điểm riêng của tội phạm đó thể hiện ở chỗ, mỗi loại hành vi phạm tội đều có những đặc điểm, dấu hiệu khác nhau, mục đích và hậu quả cũng khác nhau và cuối cùng hình phạt quy định cho mỗi loại tội phạm đó cũng có những mức khác nhau. Do vậy, chính sách hình sự đối với từng loại tội phạm cũng có sự phân biệt.

Nếu không có người môi giới thì người đưa người nhận không đủ lòng tin để thực hiện tội phạm. Tội đưa hối lộ và Tội làm môi giới hối lộ không phải là những tội phạm về chức vụ theo đúng nghĩa của nó, bởi vì chủ thể của hai tội phạm này có thể thực hiện bởi bất kỳ người nào. Tuy nhiên, chúng được xếp vào Chương XXI “Các tội phạm về chức vụ” là bởi các hành vi của hai tội phạm này là những điều kiện không thể thiếu của tội nhận hối lộ, hơn nữa, chúng cùng xâm phạm đến một khách thể loại, đó là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, chúng được xếp vào một nhóm tội phạm là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học.

Theo đó, Tội nhận hối lộ được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới hình thức bất kỳ nào có giá trị từ hai triệu đồng trở lên lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ

luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

- Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, uy tín của các cơ quan hoặc tổ chức đó trước quần chúng nhân dân.

- Các dấu hiệu của tội nhận hối lộ: (1) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới hình thức bất kỳ nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; (2) để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Như vậy, một trong những điều kiện của tội nhận hối lộ phải được xác định là của hối lộ. Của hối lộ bao gồm tiền hoặc vật có thể quy thành tiền. Còn vật có thể làm của hối lộ là tất cả những gì có giá trị vật chất.

Lợi ích vật chất khác là những quyền và lợi ích hưởng từ các dịch vụ mang tính vật chất như: hợp thức hoá các loại giấy tờ cho tài sản của Nhà nước, của người khác trở thành tài sản của cá nhân, nhượng quyền sử dụng một khu vườn, một mảnh đất, một căn hộ; nhượng giấy đi an dưỡng, nghỉ mát, du lịch; may quần áo; sửa chữa nhà cửa; nhận vào biên chế làm việc; vào các trường học; bán hàng hóa khan hiếm, v.v… Tựu trung lại, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có thể ở những dạng khác nhau, rất phong phú và không thể liệt kê được một cách đầy đủ.

Của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên mới truy cứu TNHS đối với người nhận hối lộ. Trong trường hợp giá trị của hối lộ chưa đến hai triệu đồng, thì người nhận hối lộ chỉ phải chịu TNHS nếu việc nhận đó gây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

hậu quả nghiêm trọng hoặc đã đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI BLHS năm 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Một dấu hiệu khác của tội nhận hối lộ là nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào. Nhà làm luật quy định như vậy là muốn khẳng định rằng, dù nhận hối lộ dưới dạng nào, hình thức nào đều bị trừng trị về mặt hình sự và cũng chỉ rõ hình thức đưa và nhận hối lộ rất đa dạng khó có thể liệt kê đầy đủ. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội nhận hối lộ cho thấy, nhận hối lộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và rất đa dạng. Có những trường hợp nhận của hối lộ dưới những hình thức ngụy trang, che đậy khéo léo, tinh vi và tế nhị như nhận quà biếu, tặng phẩm có giá trị vật chất; nhận tiền bồi dưỡng, nhận lời mời đi ăn uống nhiều lần; vay mượn tiền mà không định ngày trả lại; được xóa nợ; được mua hàng hóa theo giá rẻ, nhận lợi ích vật chất khác như được sửa chữa nhà cửa, may quần áo hoặc những dịch vụ khác; v.v… Trong những trường hợp khác, việc nhận hối lộ được thực hiện một cách công khai, trắng trợn, có yêu sách, mặc cả rõ ràng với bên đưa hối lộ.

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7

Nhận hối lộ trực tiếp là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận của hối lộ từ tay người đưa hối lộ không qua trung gian.

Nhận hối lộ qua trung gian (nhận hối lộ gián tiếp) là người có chức vụ, quyền hạn không trực tiếp nhận của hối lộ từ tay người đưa hối lộ mà qua những người khác đưa lại.

Dấu hiệu bắt buộc khác của Tội nhận hối lộ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được hiểu là lợi dụng chức năng, quyền hạn được giao trong những phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định. Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ở đây không chỉ là giới hạn ở hành động sử dụng một cách tích cực chức vụ, quyền hạn để làm một việc mà còn bao gồm cả trường hợp không hành động là không làm một việc phải làm. Việc hành động hoặc

không hành động của người có chức vụ, quyền hạn có thể là hợp pháp, tức là làm một việc thuộc trách nhiệm của mình (ví dụ: gây khó dễ để nhận hối lộ rồi mới nhận người vào biên chế theo chỉ tiêu hay mới ký lệnh xuất hàng theo kế hoạch) hoặc không hợp pháp, tức là không làm một việc phải làm (ví dụ: do nhận hối lộ mà người thanh tra không vạch ra những hiện tượng tham ô mà họ phát hiện được) hoặc làm một việc không được phép làm (ví dụ: do nhận hối lộ mà cấp nhà cho người không đủ tiêu chuẩn được phân nhà); v.v...

Sự thỏa thuận trước giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của Tội đưa hối lộ. Dấu hiệu thỏa thuận ở đây phải được hiểu ở hai khía cạnh và mỗi khía cạnh đều có ý nghĩa khác nhau đối với việc định tội danh nhận hối lộ. Dấu hiệu thỏa thuận thể hiện: (1) ở việc thỏa thuận về những việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó; (2) thỏa thuận về của hối lộ. Đây là những khái niệm hoàn toàn có những nội dung khác nhau và có ý nghĩa khác nhau đối với tội nhận hối lộ.

Đối với tội nhận hối lộ, việc thỏa thuận về việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó là dấu hiệu bắt buộc. Nói cách khác, giữa người có chức vụ, quyền hạn phải có sự thỏa thuận nhất định về việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó theo yêu cầu của người có việc. Sự thỏa thuận này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; bằng lời nói, bằng ra hiệu, bằng giấy tờ trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc thỏa thuận ngầm hay bàn bạc một cách cụ thể v.v… Nhưng cho dù biểu hiện dưới hình thức nào thì sự thỏa thuận đó cũng phải cụ thể, tức là làm hoặc không làm việc cụ thể. Việc thỏa thuận về của nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đưa hối lộ.

- Chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội nhận hối lộ được thực hiện do cố ý trực tiếp và mục đích vụ lợi. Nội dung cố ý trực tiếp thể hiện ở chỗ, khi thực hiện tội phạm, người phạm tội

nhận thức được là mình lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm một việc hay không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ và mong muốn làm hoặc không làm việc đó nhằm mục đích vụ lợi.

Tuy cùng xâm hại đến một khách thể, nhưng tuỳ vào mức độ nguy hại, hậu quả cụ thể của từng vụ việc cho nên Điều 279 BLHS hiện hành quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản quy định mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 quy định mức hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối với một trong các trường hợp sau: (1) có tổ chức; (2) lạm dụng chức vụ, quyền hạn; (3) phạm tội nhiều lần; (4) biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; (5) đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; (6) của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; (7) gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 quy định mức hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm đối với một trong các trường hợp: (1) của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 4 quy định mức hình phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với một trong các trường hợp: (1) của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Theo khoản 5, Điều 279 BLHS đối với người nhận hối lộ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.1.3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 280 BLHS. Theo đó, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của

người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền sở hữu về tài sản của người khác.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu đặc trưng bắt buộc sau: (1) lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

(2) tài sản bị chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được thực hiện bởi những hành vi vượt quá chức năng, quyền hạn được giao của một cá nhân cụ thể nhằm mưu cầu chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như uy hiếp tinh thần, cưỡng bức, lừa dối, xưng danh, v.v...

- Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là vụ lợi mà mục đích là chiếm đoạt tài sản.

Điều 280 BLHS quy định quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản quy định mức phạt tù từ một năm đến sáu năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 có mức phạt tù từ sáu năm đến mười ba

năm đối với một trong các trường hợp sau: (1) có tổ chức; (2) dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; (3) phạm tội nhiều lần; (4) tái phạm nguy hiểm; (5) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; (6) gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm áp dụng đối với các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 4 có mức phạt tù từ hai mươi năm hoặc tù chung thân, áp dụng trong các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Theo khoản 5, Điều 280 BLHS, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng [15, tr. 678 - 681].

2.1.4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 281 BLHS. Theo đó, người phạm tội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Loại tội phạm này có ba dấu hiệu đặc trưng bắt buộc: (1) lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với công vụ; (2) gây thiệt hại cho lợi ích của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; (3) mối quan hệ nhân quả giữa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra.

Việc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” ở đây được hiểu là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức năng, quyền hạn được giao trong phạm vi thẩm quyền lợi dụng khả năng, uy tín trong công tác với những người có chức vụ, quyền hạn khác do địa vị công tác mà cố ý làm trái với công vụ. Hành vi đó có thể do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Hành vi được thực hiện bằng hành động như: người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc vì có động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để bội chi tiền mặt không đúng với mục đích quy định hoặc giảm thuế trái pháp luật. Hành vi được thực hiện bằng không hành động như: trong khi đang làm nhiệm vụ nhân viên công an vì động cơ cá nhân mà cố ý không bắt giữ người phạm tội đang chạy trốn v.v…. “Làm trái với công vụ” là làm trái với chức năng, nhiệm vụ, mục đích công tác được giao, vi phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nơi người có chức vụ, quyền hạn công tác hoặc làm cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan, tổ chức hoặc của những người khác. Hình thức của việc làm trái với công vụ cũng rất đa dạng. Chẳng hạn việc sử dụng phương tiện, tiện nghị phục vụ công tác vào mục đích riêng; thu thuế cao hơn mức quy định; cố tình không đăng ký kinh doanh cho những người đủ điều kiện kinh doanh với mục đích trốn thuế v.v...

Gây thiệt hại cho lợi ích của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: dấu hiệu bắt buộc khác của tội phạm này là gây ra hậu quả. Theo điều luật thì hậu quả của tội phạm đó thể hiện ở việc gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Điều đó có nghĩa rằng tội phạm này có cấu thành vật chất, vì thế nó được coi là hoàn thành khi gây ra một trong những thiệt hại nêu trên. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại vật chất (mất mát, hư hao tài sản...) hoặc hình thức phi vật chất (các quyền về chính trị, xã hội, văn hóa.... của công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2023