Các Tội Phạm Tham Nhũng Trong Công Ước Quốc Tế Về Chống Tham Nhũng Và Lhs Một Số Nước

CHXHCN Việt Nam được ban hành. Kế thừa tinh hoa từ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cùng với những kinh nghiệm trong quá trình xử lí vi phạm kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm những giai đoạn trước, BLHS năm 1985 đã dành một chương riêng quy định về tội phạm chức vụ, trong đó có các tội phạm về tham nhũng (Chương IX). Theo đó, tội phạm về tham nhũng được xem là các tội phạm về chức vụ có mục đích vụ lợi. BLHS đã quy định khái niệm tội phạm về chức vụ tại Điều 219 như sau: “Tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ”.

Các tội phạm về tham nhũng được quy định trong BLHS năm 1985 gồm: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 221); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221a); Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 222); Tội giả mạo trong công tác (Điều 224); Tội nhận hối lộ (Điều 226); Tội đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ (Điều 227); Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 228).

Để có những quy định cụ thể phục vụ cho công tác phòng chống tội phạm phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, BLHS đã được sửa đổi, bổ sung liên tiếp: ngày 28/12/1889 (lần 1); ngày 12/8/1991 (lần 2); ngày 22/12/1992 (lần 3); ngày 10/5/1997 (lần 4).

Theo quy định của BLHS năm 1985 thì những dấu hiệu về các tội phạm tham nhũng, đó là:

- Chủ thể của các tội phạm về tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn;

- Các tội phạm về tham nhũng có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái với công vụ;

- Các tội phạm về tham nhũng xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội;

- Các tội phạm về tham nhũng có mục đích vụ lợi.

BLHS năm 1985 là một văn bản PLHS quy định tương đối hoàn chỉnh về tội phạm nói chung và về tội phạm về tham nhũng nói riêng. Các quy định của Bộ luật đã thể hiện sự quan tâm, và chính sách hình sự tôn nghiêm của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng.

Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật nước ta còn có các văn bản pháp luật khác được ban hành nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng. Có thể liệt kê một số văn bản như: Quyết định số 240/HĐBT ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 416/CT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các việc tham nhũng, buôn lậu; Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4, ngày 30/12/1993 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu; Công văn 169/CV của TAND tối cao ngày 26/7/1990 về Tòa án phục vụ chống tham nhũng; Công văn số 08/CV-TANDTC ngày 06/12/1990 của Chánh án TAND tối cao về đường lối xử lý một số tội phạm chức vụ; Chỉ thị số 416/CT, ngày 03/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng; Chỉ thị số 05/VP, ngày 15/8/1990 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát phục vụ đấu tranh chống tham nhũng; Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 21/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách ngăn chặn, bài trừ tệ nạn buôn lậu, tham nhũng [27, tr.3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ngày 26/02/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Pháp lệnh Chống tham nhũng, có hiệu lực từ ngày 01/8/1998. Pháp lệnh Chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng, bảo vệ sở hữu XHCN, sở hữu của cơ quan, tổ chức, của công dân, bảo đảm hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan, tổ chức, bảo đảm cơ quan Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tiếp đó, ngày 17/8/1998 Chính phủ ban hành

Nghị quyết số 64/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chống tham nhũng, buôn lậu.

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

BLHS năm 1985 cùng với sự trợ giúp của hàng loạt văn bản quy phạm hướng dẫn nghiệp vụ khác đã tạo điều kiện các cơ quan chức năng phát huy được vai trò trách nhiệm trong quá trình điều tra, định tội, xử lý và ngăn ngừa các tội phạm về tham nhũng có hiệu quả cao. Trong BLHS năm 1985, các tội phạm về tham nhũng đã được quy định tương đối đầy đủ, các dấu hiệu của CTTP đối với từng tội danh được mô tả cụ thể. So với các nhóm tội khác, hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng đã được quy định tương đối nghiêm khắc và đa dạng, mặc dù vẫn có một số hạn chế nhất định nhưng. Đó là một văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. BLHS năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển tiến bộ về lập pháp hình sự nước ta, là cơ sở nền tảng cho việc hoàn thiện các quy định đối với các tội phạm về tham nhũng sau này.

1.3. Các tội phạm tham nhũng trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng và LHS một số nước

1.3.1. Các tội phạm tham nhũng trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Tiếng Anh: United Nations Convention against Corruption; viết tắt: UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4).

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã cảnh báo tình trạng tham nhũng trên thế giới ngày càng trở nên rất nghiêm trọng khi số nước “dính” đến tệ nạn này ngày càng tăng và mức độ nhận thức về tham nhũng rất thấp.

Ông Peter Eigen, chủ tịch và là người sáng lập ra Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói: Tệ tham nhũng là nguyên nhân chính của nghèo đói cũng như là rào cản

trong việc chống đói nghèo trên thế giới. Cả hai nguyên nhân này làm cho người dân tại nhiều nước vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo [26, tr.18].

Chính vì vậy, Ngày 31/10/2003, Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước về chống tham nhũng, có hiệu lực từ ngày 14/12/2005, lúc này đã có 30 quốc gia tham gia. Ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã quyết định Việt nam là thành viên của Công ước và tính đến cuối năm 2012, đã có 163 quốc gia là thành viên.

Mục đích chung nhất của Công ước là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động PCTN thông qua hệ thống các biện pháp phòng, chống hữu hiệu.

Điều 1 Công ước khẳng định: “Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn…Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản” [26, tr.4].

Lời nói đầu của Công ước ghi nhận tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng và những hậu quả tiêu cực của tham nhũng đối với các giá trị dân chủ, nguyên tắc pháp quyền và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.Vì vậy, các quốc gia cần quyết tâm phòng ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng bằng hệ thống các biện pháp toàn diện, đa dạng và hữu hiệu. Đồng thời, các quốc gia thành viên Công ước cần tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng qua hợp tác điều tra, truy tố, trao đổi thông tin, thu hồi tài sản, trợ giúp kĩ thuật, gồm cả hỗ trợ tăng cường năng lực xây dựng thể chế.

Để chống lại tham nhũng, Công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hoá tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kĩ thuật. Điều 5 đến điều 14 của công ước quy định các biện pháp phòng

chống tham nhũng bao gồm: Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức Nhà nước; cũng như các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.

Công ước đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải hình sự hoá các hành vi quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ước, gồm 10 hành vi: hối lộ công chức quốc gia; hối lộ công chức nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế công; tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức; Lạm dụng ảnh hưởng để trục lợi; Lạm dụng chức năng; Hối lộ trong khu vực tư; Biển thủ tài sản trong khu vực tư; Che dấu tài sản; Cản trở hoạt động tư pháp. Đối với việc hình sự hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20) và hành vi tẩy rửa tiền và tài sản do phạm tội mà có (Điều 23), các quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.

Điều đặc biệt, Công ước cũng đề cập đến trách nhiệm của pháp nhân. Các quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia, cần quy định trách nhiệm của pháp nhân khi tham gia các tội phạm quy định tại Công ước. Hình thức trách nhiệm cụ thể do các quốc gia tự quyết định, có thể là TNHS, hành chính hoặc dân sự, miễn là hình thức trách nhiệm được áp dụng tương xứng, thích đáng và có tác dụng ngăn ngừa. Ngoài ra, trách nhiệm của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân.

Trên nguyên tắc mọi tài sản do hành vi tham nhũng mà có đều phải bị thu hồi, Công ước đã quy định các quốc gia thành viên, trong phạm vi rộng nhất được pháp luật quốc gia cho phép, ban hành các quy định cần thiết cho phép tịch thu tất cả tài sản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội theo quy định tại

Công ước, kể cả tài sản đó đã bị biến đổi, lẫn lộn với tài sản khác và các lợi ích, thu nhập phát sinh từ tài sản tham nhũng; tài sản, trang thiết bị hay công cụ khác đã hoặc sẽ sử dụng để thực hiện hành vi tham nhũng. Đồng thời, để đảm bảo mục đích tịch thu, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp phong toả và tạm giữ cần thiết.

Vấn đề về quyền tài phán cũng được qui định trong Công ước, việc tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Công ước tiềm ẩn nguy cơ các điều khoản của Công ước bị lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Để loại trừ nguy cơ này, Công ước đã rất chú trọng vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, sau khi đề ra nguyên tắc chung về bình đẳng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, Công ước đã dành Điều 42 để quy định chi tiết về vấn đề quyền tài phán.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42, quốc gia thành viên của Công ước quy định quyền tài phán của mình đối với những tội phạm được quy định trên cơ sở phù hợp với Công ước khi: Tội phạm đó được thực hiện trên lãnh thổ nước mình; Tội phạm đó được thực hiện đối với một công dân nước mình; Tội phạm đó được thực hiện bởi một công dân nước mình hay bởi một người không có quốc tịch nhưng thường trú trên lãnh thổ nước mình; Tội phạm đó là một trong những tội phạm được quy định theo khoản 1 điểm b, tiết (ii) Điều 23 của Công ước (Điều khoản về hình sự hoá hành vi tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có) và được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước mình nhằm mục đích thực hiện một tội phạm được quy đinh theo khoản 1, điểm a, tiết (i) hoặc

(ii) hay điểm b, tiết (i) Điều 23 của Công ước này trong phạm vi lãnh thổ nước mình; Tội phạm đó được thực hiện chống lại quốc gia mình [26, tr 45].

Khi tham gia Công ước, Việt Nam cũng xác định: Việt Nam không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp theo

quy định tại Điều 20 và quy định về TNHS của pháp nhân theo quy định tại Điều 26 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; nước Cộng hoà XHCN Việt Nam không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện các quy định của Công ước sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi có lại.

Từ việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của Công ước trên đây, có thể thấy qui định của Công ước về tham nhũng được chia thành 2 loại: tham nhũng trong lĩnh vực công và tham nhũng trong lĩnh vực tư. Tham nhũng trong lĩnh vực công có những điểm khác biệt so với quy định của BLHS Việt Nam:

Quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực công hẹp hơn so với quan niệm của Công ước. Yêu cầu hình sự hoá hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công được đề cập trong Công ước bao gồm các tội phạm tham nhũng, tội đưa hối lộ và cả hành vi làm giàu bất hợp pháp. Đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp thì rất khó có căn cứ để xử lý theo pháp LHS Việt Nam. Vì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, nếu tài sản của một công chức tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức dù “không giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể” thì cũng không có nghĩa là người đó phạm tội nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội. Đồng thời, nếu chứng minh được, làm giàu bất hợp pháp là do buôn lậu, do tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, do làm môi giới hối lộ… thì người phạm tội có thể bị xử lý theo những tội phạm khác mà không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tội phạm tham nhũng.

Về định lượng giá trị của lợi ích để truy cứu TNHS. BLHS Việt Nam quy định lợi ích mà công chức nhận hoặc người khác đưa chỉ là lợi ích vật

chất có giá trị tối thiểu từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng kèm theo điều kiện khác. Công ước phòng, chống tham nhũng không giới hạn là lợi ích vật chất, không qui định mức định lượng cụ thể. Ngoài ra, Công ước không giới hạn “lợi ích” cụ thể nên có thể hiểu theo nghĩa rộng là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần; trong khi đó pháp LHS Việt Nam chỉ xác định là lợi ích vật chất thể hiện bằng cụm từ “tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác” và nếu lợi ích ở dưới dạng khác thì phải được quy ra bằng tiền

Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác có hiệu quả trong phòng ngừa và chống tham nhũng. Về cơ bản các quy định của Công ước có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, không trái với chủ trương, đường lối và luật pháp Việt Nam về chống tham nhũng.

1.3.2. Các tội phạm tham nhũng trong LHS một số nước

* LHS Thụy Điển

Trong BLHS Thụy Điển, các tội về tham nhũng không được qui định thành một chương riêng mà quy định gộp vào cùng các tội khác: Vi phạm sự uỷ thác (Chương X). Bộ luật chỉ đề cập đến tội tham ô (Điều 1); tội biển thủ tài sản; tội bội tín [31, tr 3].

Theo đó, đối với tội tham ô tài sản thì người nào do có liên quan đến một hợp đồng hay dịch vụ công cộng hay tư nhân hoặc các hoàn cảnh tương tự, được thay mặt người khác quản lý tài sản và chịu trách nhiệm chuyển giao hoặc nhận tiền thanh toán tài sản mà chiếm đoạt tài sản hoặc có các hành vi khác nhằm không thực hiện trách nhiệm của mình và nếu hành vi đó mang lại mối lợi cho mình và gây thiệt hại cho chủ sở hữu thì bị phạt tù đến 2 năm.

Nếu tội tham ô tài sản được coi là ít nghiêm trọng thì xét giá trị tài sản đã tham ô hoặc các tình tiết khác thì người phạm tội sẽ bị xử phạt về tội biển thủ (che giấu) tài sản, mức hình phạt sẽ là phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí