Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Gây Ảnh Hưởng Với Người Khác Để Trục Lợi

dân). Hình thức gây ra thiệt hại rất đa dạng. Chẳng hạn như: thiệt hại do việc “tạm vay, mượn” tài sản gây ra. Trong trường hợp đó thiệt hại vật chất thể hiện ở chỗ trong một thời gian nhất định do việc vi phạm của người có chức vụ, quyền hạn mà làm giảm tài sản XHCN, hạn chế vòng quay, lưu thông tài sản và như vậy làm cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hạn chế hoặc làm mất khả năng sử dụng, không thu được lợi nhuận vật chất, tức là làm cho các cơ quan, tổ chức đó thất thu. Dạng gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của công dân có thể thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất như: làm hư hỏng, hao hụt, mất mát tài sản và nhà ở của công dân; thiệt hại về tinh thần như: thiệt hại về chính trị, xã hội, văn hóa.

Mối quan hệ nhân quả giữa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra: khi định tội danh, về mặt khách quan thì mối quan hệ nhân quả giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra, tức là phải chứng minh rằng những thiệt hại đã xảy ra trong thực tế chính là do hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ của người có chức vụ, quyền hạn gây ra.

- Chủ thể của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn.

- Điều 281 BLHS quy định: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…”. Như vậy, lỗi trong tội phạm này chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Nội dung của lỗi cố ý trực tiếp ở đây được thể hiện ở việc người có chức vụ, quyền hạn nhận thức rõ là họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với công vụ và mong muốn thực hiện hoặc cố ý không thực hiện hành vi đó [15, tr. 682].

Dấu hiệu đặc trưng bắt buộc khác thuộc mặt chủ quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là động cơ vụ lợi hoặc động cơ

cá nhân khác. Động cơ vụ lợi được hiểu ở đây là thu những lợi ích vật chất nhất định. Hình thức của việc thu những lợi ích vật chất nhất rất đa dạng trong thực tiễn như: sử dụng tài sản XHCN để thỏa mãn nhu cầu của mình, cho người khác vay mượn tạm thời tài sản XHCN để thu lợi; che giấu việc thiếu hụt hàng hóa, tài sản do người khác gây ra để thu lợi vật chất, v.v... Khái niệm động cơ cá nhân khác bao gồm những động lực cá nhân trái với lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân như: hám danh vọng, địa vị, nịnh hót, đỡ đầu, trả thù, ghen tuông, gia đình chủ nghĩa, v.v...

Điều 281 BLHS quy định ba khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm trong trường hợp có một trong các tình tiết: (1) có tổ chức; (2) phạm tội nhiều lần; (3) gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm trong trường hợp có một trong các tình tiết: (1) gây hậu quả rất nghiêm trọng; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Theo quy định tại khoản 4, Điều 281 BLHS, thì người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

2.1.5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 282 BLHS. Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì bị coi là phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Mặt khách quan của tội phạm của tội phạm có ba dấu hiệu bắt buộc:

(1) có hành vi vượt quá quyền hạn được giao trong công tác; (2) gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra.

Theo quy định của điều luật thì tội phạm này có cấu thành vật chất, do vậy được coi là hoàn thành khi gây ra một trong những thiệt hại được chỉ ra trong điều luật.

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ tức là thực hiện những hành vi không thuộc chức vụ, quyền hạn được giao. Điều luật không chỉ ra các hình thức vượt quá quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn, mà chỉ ra một cách rất tổng quát là vượt quá quyền hạn. Nhưng dựa vào thực tiễn và lý luận có thể nêu các hình thức vượt quá quyền hạn của người có vượt quá quyền hạn như sau: (1) làm một việc thuộc chức năng, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn cấp trên; (2) làm một việc thuộc chức năng, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn ở ngành khác; (3) làm một việc thuộc chức năng, thẩm quyền của tập thể; (4) làm một việc trong khi thiếu những điều kiện bắt buộc; (5) làm một việc mà không có một cá nhân, một tập thể và một cấp nào có quyền thực hiện.

Thẩm quyền, chức vụ, quyền hạn của những cán bộ có chức vụ, quyền hạn của từng cấp, từng ngành được quy định trong luật, trong các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quy chế, thông tư, chỉ thị). Bởi vậy, khi xem xét và định tội danh phải căn cứ vào những văn bản cụ thể quy định thẩm quyền, chức vụ, quyền hạn của người có hành vi vượt quá quyền

hạn. Bởi vì nếu không có những văn bản nói trên thì không thể xác định được hành vi vượt quá quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn.

Theo quy định của điều luật, thì việc lạm quyền của người có chức vụ, quyền hạn được coi là tội phạm trong khi thi hành công vụ và người đó có hành vi vượt quá chức năng, quyền hạn được giao. Vì vậy, khi định tội danh, một trong những vấn đề quan trọng cần chứng minh là xác định mối quan hệ giữa hành vi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện với chức năng, quyền hạn mà họ được giao. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ chỉ có thể được thực hiện bằng hành động. Điều luật khẳng định điều đó bằng quy định: “người nào…vượt quá quyền hạn…”.

Những dấu hiệu bắt buộc khác về mặt khách quan như gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra cũng được hiểu như những dấu hiệu tương tự ở cấu thành lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

- Chủ thể của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của tội này thể hiện ở chỗ, khi lạm quyền người có chức vụ, quyền hạn nhận thức rõ hành vi vượt quá giới hạn của mình và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Dấu hiệu động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được hiểu như dấu hiệu tương tự trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Điều 282 BLHS quy định ba khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 có mức phạt tù từ năm năm đến mười hai

năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) có tổ chức; (2) phạm tội nhiều lần; (3) gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) gây hậu quả rất nghiêm trọng; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Theo quy định tại khoản 4, Điều 282 BLHS, người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [15, tr.684].

2.1.6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được quy định tại Điều 283 BLHS. Theo đó, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, uy tín bình thường của cơ quan hoặc tổ chức đó trước quần chúng nhân dân.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi có các dấu hiệu sau: (1) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc

dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; (2) dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép.

Nội dung các dấu hiệu trên được hiểu tương tự như được phân tích ở Tội nhận hối lộ (Điều 278 BLHS) và Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291 BLHS).

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi khác với hành vi nhận hối lộ ở chỗ người nhận hối lộ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác do việc họ sử dụng quyền hạn của mình trực tiếp làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa tài sản. Còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi bằng ảnh hưởng của mình đối với người có chức vụ, quyền hạn là giải quyết việc cho người đưa tiền, tài sản.

- Chủ thể của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi được thực hiện do lỗi cố ý và mục đích vụ lợi.

Điều 283 BLHS quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ một năm đến sáu năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 có mức phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) có tổ chức; (2) phạm tội nhiều lần; (3) tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; (4) gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 4 có mức phạt tù từ hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp: (1) tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Nội dung các dấu hiệu định khung tăng nặng nêu trên được hiểu tương tự các dấu hiệu định khung tăng nặng cùng loại ở tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS).

- Theo khoản 5, Điều 283 BLHS hiện hành đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi [15, tr 687].

2.1.7. Tội giả mạo trong công tác

Tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 284 BLHS. Theo đó, Tội giả mạo trong công tác được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác.

- Tội giả mạo trong công tác xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, hoặc của các tổ chức xã hội. Đối tượng của tội phạm này là những giấy tờ, tài liệu chứng thực một hoặc một vài sự kiện có ý nghĩa pháp lý. Những giấy tờ, tài liệu đó có thể do cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, nhà máy hoặc của các tổ chức xã hội lập và cấp hoặc do những người có chức vụ, quyền hạn hay những người khác lập và được lưu trữ lại ở các hồ sơ của các cơ quan Nhà nước, hoặc của các tổ chức xã hội. Như vậy, theo điều luật thì không phải mọi giấy tờ, tài liệu đều là đối tượng của tội giả mạo trong công tác mà chỉ những giấy tờ, tài liệu có ý nghĩa pháp lý và do những cơ quan, tổ chức và những người có trách nhiệm lập và cấp hoặc lưu trữ ở các cơ quan, tổ chức đó. Việc xác định đúng đối tượng của tội phạm này có ý nghĩa chính trị pháp lý rất quan trọng, bởi lẽ, việc hiểu rộng hay hẹp các đối tượng

(giấy tờ, tài liệu) bị giả mạo có liên quan trực tiếp đến mở rộng hay thu hẹp phạm vi truy cứu TNHS đối với loại hành vi đó. Do vậy, trong từng vụ án cụ thể cần phải xác định rõ loại giấy tờ, tài liệu bị giả mạo là một trong những cơ sở quan trọng của việc định tội danh.

- Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở việc người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong số các hành vi sau đây: (1) sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; (2) làm, cấp giấy tờ giả; (3) giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Sửa chữa giấy tờ, tài liệu thể hiện ở việc ghi thêm một số từ, một số câu, ghi thêm số liệu, tẩy xóa rồi ghi số liệu vào, sửa chữa ngày, thánh, số thứ tự, v.v..... Việc sửa chữa này không làm sai lệch hoàn toàn nội dung giấy tờ, tài liệu mà chỉ làm sai lệch một phần (phần sai lệch đó có lợi cho mục đích của người phạm tội) còn hình thức của giấy tờ, tài liệu vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu.

Làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là làm thay đổi cơ bản nội dung giấy tờ, tài liệu ban đầu bằng cách tẩy xóa một phần nội dung quan trọng ghi thêm vào những câu, những chữ, những số liệu có nội dung khác với nội dung giấy tờ, tài liệu ban đầu. Khi làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, thì người phạm tội vẫn sử dụng hình thức giấy tờ cũ mà chỉ sửa chữa hoặc ghi thêm nội dung để làm sai lệch.

Làm giả giấy tờ là làm giả hoàn toàn giấy tờ (nội dung giả, chữ ký giả, đóng dấu giả hoặc chữ ký và dấu thật nhưng nội dung thì giả). Giấy tờ giả là những giấy tờ dùng để ghi nhận một sự kiện không có trong thực tế hoặc không phù hợp với thực tế mà người phạm tội mong muốn đạt được những hậu quả pháp lý có lợi cho mình.

Khi làm giấy tờ giả, người phạm tội có thể lợi dụng các biểu mẫu thật hoặc làm giả các biểu mẫu, giấy tờ đó.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí