Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Phạm Tham Nhũng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk

người bị kết án. Mặt khác, xuất phát từ tình hình thực tế của tội phạm, việc chỉ áp dụng hình phạt chính ở một số trường hợp không đủ đảm bảo để đạt được mục đích của hình phạt, vì vậy cần phải có thêm một hoặc nhiều hình phạt bổ sung, đồng thời việc áp dụng hình phạt bổ sung cũng bảo đảm sự tương xứng giữa hành vi với hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu, bảo đảm nguyên tắc công bằng trong LHS. Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt chính và hình phạt bổ sung có tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho nhau tăng thêm hiệu quả của hình phạt. Bên cạnh tác dụng phòng ngừa, hình phạt bổ sung cũng có tác dụng trừng trị, cải tạo và giáo dục người phạm tội, giúp họ nhận thức được lỗi lầm, từ đó tác động đến các thành viên khác trong xã hội để họ không phạm tội và tuân theo pháp luật. Có thể nói, mục đích của hình phạt bổ sung không nằm ngoài mục đích của hình phạt nói chung và điều quan tâm nhất đối với nhà làm luật là việc quy định và áp dụng hình phạt bổ sung hướng tới việc loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Việc quy định hình phạt bổ sung trong PLHS nước ta là một trong những yếu tố pháp lý để cá thể hoá hình phạt, bảo đảm sự tác động có lựa chọn đối với người phạm tội tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của họ. Nói cách khác, hỗ trợ hình phạt chính, hình phạt bổ sung giúp cho Tòa án áp dụng những biện pháp triệt để bảo vệ công bằng đối với người phạm tội để đạt được mục đích của hình phạt [64, tr.33].

Đối với các tội phạm về tham nhũng, PLHS Việt Nam quy định áp dụng 3 loại hình phạt bổ sung sau đây: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định: Điều 36 BLHS năm 1999 quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công tác nhất định. Theo quy định này thì hình

phạt áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề hoặc làm một công việc gì đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ một đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định được áp dụng đối với tất cả các tội phạm về tham nhũng.

Như vậy, tương ứng với mỗi tội phạm về tham nhũng mà người phạm tội đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện, đều có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ cụ thể. Đây là hình phạt quan trọng, được áp dụng đối với tất cả các tội phạm về tham nhũng, có thể nói đây là hình phạt điển hình cho loại tội phạm này. Việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người bị kết án có ý nghĩa hỗ trợ hình phạt chính nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, thúc đẩy họ tái phạm. Hình phạt này mang tính phòng ngừa chung vừa có ý nhắc nhở những người đang đảm nhiệm chức vụ, có quyền hạn, đang đảm nhiệm những công việc tương ứng không phạm tội. Có thể nói rằng, hình phạt này thực sự cần thiết đối với các tội phạm về tham nhũng.

- Tịch thu tài sản: tịch thu tài sản là một hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 40 BLHS năm 1999. Theo đó, tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do BLHS quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ những điều kiện căn bản để mưu sinh – điều này thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

Theo quy định của BLHS năm 1999, chỉ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với những người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng

hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Các tội phạm về tham nhũng có quy định hình phạt tịch thu tài sản, bao gồm: Tội tham ô tài sản (Điều 278) và Tội nhận hối lộ (Điều 279).

Đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn chính thức những tài sản nào mà người bị kết án được giữ lại khi bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Tuy nhiên, căn cứ vào hướng dẫn của TANDTC về những loại đồ vật không được kê biên để thi hành án bồi thường thiệt hại trong dân sự, Tòa án có thể xác định được những tài sản không được tịch thu xuất phát từ tính nhân đạo của PLHS nước ta. Theo đó, những vật không được kê biên là: chăn màn, quần áo, lương thực cần thiết, đồ dùng tối thiểu cần thiết cho nghề nghiệp của người mắc nợ.

- Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính: hình phạt tiền được quy định tại khoản 2, Điều 30 BLHS năm 1999. Theo đó, “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định”.

Đây là một hình phạt quan trọng có thể áp dụng rộng rãi so với các hình phạt bổ sung khác và có tác động về mặt kinh tế đối với người bị kết án. Tuy nhiên, khi xem xét quy định của BLHS đối với các tội phạm về tham nhũng, thì hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với tất cả các tội phạm về tham nhũng.

Về mặt nhận thức, còn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất về vai trò, ý nghĩa của hình phạt tiền, nhưng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung có vai trò, ý nghĩa không chỉ tăng cường nội dung trừng trị của hình phạt mà còn có khả năng tác động bằng nhiều biện pháp pháp lý đối với người bị kết án và mỗi biện pháp lại có tác động riêng đến từng loại quyền và lợi ích của từng đối tượng bị áp dụng. Chính qua cơ chế tác động đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của hình phạt, hướng vào mục đích chung của hình phạt là giáo dục, cải tạo người có hành vi phạm tội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.

Hình phạt tiền đối với các tội về tham nhũng khác với các biện pháp tư pháp hay với việc bồi thường thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra; hình phạt tiền là tước của người phạm tội một số tiền nhất định sung vào công quỹ của Nhà nước. Mục đích của hình phạt tiền nhằm đánh vào kinh tế của người phạm tội, đối tượng là những khoản tiền mà người phạm tội có được từ hành vi phạm tội. Còn các biện pháp tư pháp hay với việc bồi thường thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra được quy định tại Điều 41 là tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối tượng là tiền bạc của người phạm tội đã dùng vào việc thực hiện tội phạm hoặc do thực hiện tội phạm, do mua bán mà có, tiền bạc mà Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành và sử dụng. Vât, tiền tịch thu ở các biện pháp tư pháp có thể do phạm tội mà có cũng có thể của người phạm tội dùng vào mục đích tội phạm.

Như vậy, hình phạt bổ sung được quy định áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính. Những loại hình phạt này chỉ là một phần trong các loại hình phạt bổ sung được quy định trong BLHS năm 1999, phản ánh đặc điểm quan hệ xã hội được bảo vệ đối với các tội phạm về tham nhũng. Việc PLHS quy định được áp dụng kèm với hình phạt chính, các hình phạt bổ sung có vai trò tích cực chủ động trong việc loại trừ khả năng tái phạm của người bị kết án cũng như tích cực giáo dục, cải tạo họ sau khi họ chấp hành xong hình phạt chính. Với vai trò đó, các loại hình phạt bổ sung được quy định đối với các tội phạm về tham nhũng là rất cần thiết, làm cho hệ thống hình phạt được áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng đa dạng, phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội với các hoàn cảnh khách quan và đặc điểm về nhân thân trong từng trường hợp phạm tội cụ thể. Trên cơ sở đó bảo đảm nguyên tắc công bằng, nhân đạo của LHS nước ta, đồng thời là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả của hình phạt.

2.3. Thực tiễn xét xử các tội phạm tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Khái quát tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; phía Tây giáp Campuchia; Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt

432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…

Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.

Những năm gần đây, tình hình tham nhũng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, hành vi tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành và ở hầu hết các lĩnh vực. Qua phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng xảy ra ở địa phương từ năm 2009 đến năm 2014 cho thấy tính chất của hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; phạm vi, lĩnh vực tham nhũng ngày càng rộng, trong đó có một số vụ án tham nhũng đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ làm thất thoát một lượng lớn tài sản của Nhà nước mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Tình hình tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, cùng những đòi hỏi về nhu cầu cuộc sống; những yếu kém, sơ hở trong việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội; cùng với hệ thống pháp luật chưa đồng bộ; sự phối hợp hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, thống nhất; nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng. Một bộ phận cán bộ bị tha hóa, biến chất, lối sống thực dụng… là những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh loại tội phạm tham nhũng [62, tr.2-5].

Các vụ án, bị can phát hiện khởi tố thông qua công tác thanh tra, kiểm toán, xác minh, kê khai tài sản:

- Thông qua công tác thanh tra, đã phát hiện xử lý 03 vụ/06 bị can. Điển hình là vụ: Trương Sinh, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền trên 50 triệu đồng;

- Thông qua đơn tố cáo và tài liệu do Ngân hàng Chính sách huyện Krông Năng cung cấp, cơ quan chức năng đã xử lý đối với Nguyễn Thị Mười, về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Dự báo về tình hình tội phạm về tham nhũng trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh ĐakLak: tình hình kinh tế - xã hội còn tiếp tục khó khăn, trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật chậm được đổi mới; việc cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vì vậy tội phạm tham nhũng sẽ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm, sẽ vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những dạng tội phạm tham nhũng mới, tinh vi hơn, có tính tổ chức cao hơn và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.

2.3.2. Tình hình xét xử các tội phạm tham nhũng

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã xác định tội phạm về tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, sự tồn tại của loại tội phạm này là nguy cơ đe dọa chế độ ta, cản trở việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân, loại tội phạm này cần phải được xử lý một cách nghiêm khắc và triệt để. Để cụ thể hoá chủ trương, đường lối nêu trên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau về phòng, chống tham nhũng, tạo nên một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến phòng, chống loại tội phạm này. Có thể kể đến những văn bản như: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Bộ luật tố tụng hình sự; BLHS năm 1999; v.v… Các quy định của pháp luật nói chung và quy định của PLHS nói riêng ngày càng khẳng định là công cụ pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phát hiện, phòng ngừa và xử lý đối với các tội phạm tham nhũng ở nước ta.

Sau đây là số liệu thống kê hoạt động xét xử các tội phạm tham nhũng của ngành Tòa án ĐakLak trong những năm gần đây 2010 - 2014 [62].

Bảng 2.1: Số vụ án sơ thẩm về từng tội phạm tham nhũng từ năm 2010 đến 2014

Tội danh

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng cộng

Tội tham ô tài sản

6

3

10

7

0

26

Tội nhận hối lộ

10

3

3

1

0

17

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn

chiếm đoạt tài sản

10

6

0

3

4

23

Tội lợi dụng chức vụ, quyền

hạn trong khi thi hành công vụ

3

3

3

1

3

13

Tội lạm quyền trong khi thi

hành công vụ

0

3

0

0

0

3

Tội lợi dụng chức vụ, iquyền hạn gây ảnh hưởng đối vớ người khác

để trục lợi

0

0

0

0

0

0

Tội giả mạo trong công tác

0

0

1

0

0

1

Tổng cộng

29

18

17

12

7

83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 10

(Nguồn: TAND tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.2: Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về từng tội phạm tham nhũng từ năm 2010 đến 2014

Tội danh

Năm


2010


2011


2012


2013


2014


Tổng

Tội tham ô tài sản

12

1

9

5

0

27

Tội nhận hối lộ

41

5

4

1

0

51

Tội lạm dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản

14

9

1

3

5

32

Tội lợi dụng chức vụ, quyền

hạn trong khi thi hành công vụ

16

11

17

2

17

63

Tội lạm quyền trong khi thi

hành công vụ

0

1

0

1

0

2

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người

khác để trục lợi

0

0

0

0

0

0

Tội giả mạo trong công tác

0

0

12

0

0

12

Tổng cộng

83

31

45

12

22

193

(Nguồn: TAND tỉnh Đắk Lắk)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí