Hình Phạt Áp Dụng Đối Với Các Tội Phạm Tham Nhũng

Cấp giấy tờ giả là đưa giấy tờ giả đó cho người có yêu cầu sử dụng vào một mục đích nhất định nào đó. Việc cấp giấy tờ giả có thể chính người làm ra giấy tờ giả đã trực tiếp cấp hoặc thông qua những người khác mà cấp cho người có yêu cầu.

Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là làm giả chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn để đánh lừa cho có vẻ hợp pháp.

Dấu hiệu của Tội giả mạo trong công tác là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Theo điều luật khi người sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm và cấp giấy tờ giả phải thực hiện những hành vi đó trong khi làm nhiệm vụ, tức là phải có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.

Tội giả mạo trong công tác là tội phạm có cấu thành hình thức, do vậy tội phạm đó được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi đã nêu ở trên.

- Chủ thể của Tội giả mạo trong công tác là người có chức vụ, quyền hạn. Riêng trong trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 thì chủ thể phải là người có trách nhiệm lập hoặc cấp giấy tờ, tài liệu.

- Tội giả mạo trong công tác được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Nội dung của lỗi cố ý trực tiếp thể hiện ở chỗ người khác có chức vụ, quyền hạn nhận thức việc họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giả mạo trong công tác (làm trái công vụ) là nguy hiểm cho xã hội, Tội giả mạo trong công tác thấy trước hậu quả của hành vi đó là có hại cho hoạt động bình thường của Nhà nước và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Điều 284 BLHS quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ một năm đến năm năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2 có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với các trường hợp: (1) có tổ chức; (2) người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; (3) phạm tội nhiều lần; (4) gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối với trường hợp tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng ở khoản 4 có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm đối với trường hợp tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

- Theo khoản 5, Điều 284 BLHS, thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [15, tr.691].

2.2. Hình phạt áp dụng đối với các tội phạm tham nhũng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của PLHS Việt Nam là một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm được quy định trong BLHS thì phải chịu TNHS và “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS” (Điều 2 BLHS năm 1999) [42].

Cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành vi cấu thành một tội đã được BLHS quy định. Một người chỉ có thể bị truy cứu TNHS khi có đủ các dấu hiệu sau đây:

- Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ;

- Hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm;

- Người đó có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình;

- Người đó đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại Điều 12 BLHS;

- Người đó có lỗi (cố ý hoặc vô ý theo quy định của pháp luật) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó [85].

Để truy cứu TNHS một người, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm xác minh và chứng minh rằng người đó có đầy đủ các dấu hiệu trên, thiếu một trong những dấu hiệu đó, không thể truy cứu TNHS bất kỳ người nào.

TNHS được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đặc biệt là hình phạt. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế pháp lý khác. Người chịu TNHS bị tước bỏ hoặc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp về mặt vật chất hoặc tinh thần và việc đó được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Bên cạnh hình phạt, TNHS còn được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế hình sự khác (biện pháp tư pháp) như: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Các biện pháp này có thể được áp dụng bổ sung, hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.

TNHS được thực hiện chủ yếu bằng hình phạt, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, không cần phải áp dụng hình phạt đối với người phạm tội cũng đủ cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội hoặc áp dụng hình phạt đối với họ là không cần thiết, không đạt được mục đích của hình phạt và trái với nguyên tắc nhân đạo của LHS Việt Nam. Trong những trường hợp đó, người phạm tội có thể được áp dụng hình thức miễn TNHS hoặc miễn hình phạt.

Mỗi loại tội phạm đều có những nội dung, biểu hiện và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, do đó TNHS cũng được đặt ra khác nhau đối với mỗi loại tội phạm cụ thể. Khi xem xét cơ sở TNHS đối với các tội phạm về tham nhũng tức là xem xét giới hạn khách quan và chủ quan mà ngoài giới hạn đó, một người sẽ không bị truy cứu TNHS về tội phạm về tham nhũng hoặc sẽ bị truy cứu TNHS về tội khác được quy định trong BLHS. Người bị truy cứu TNHS tội phạm về tham nhũng phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do Nhà nước áp dụng, hậu quả đó có thể là vật chất hoặc tinh thần, đó chính là sự hạn chế hoặc tước bỏ các quyền của người phạm tội một cách vĩnh viễn hay trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của

hành vi phạm tội mà Nhà nước quy định các hình thức TNHS khác nhau để áp dụng đối với người pham tội [85].

Cũng như các loại tội phạm khác, các hình thức TNHS được quy định đối với một người có hành vi phạm tội về tham nhũng bao gồm: hình phạt, miễn hình phạt, biện pháp tư pháp và có thể là miễn TNHS.

Các hình thức tác động của TNHS đối với người phạm tội về tham nhũng là phản ứng của Nhà nước đối với hành vi phạm tội đó. Chính vì vậy, cùng với việc quy định tội phạm về tham nhũng, Nhà nước cũng quy định các hình thức TNHS để áp dụng đối với người có hành vi phạm tội tạo thành nội dung chủ yếu của chính sách hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng.

Các hình thức TNHS được quy định trong BLHS đối với các tội phạm về tham nhũng có thể được xem xét như sau:

Hình phạt là tác động chủ yếu và phổ biến của TNHS, là hậu quả pháp lý gắn liền với tội phạm. Tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng nhất của LHS, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khi nói đến LHS, dù đề cập đến nội dung cụ thể nào thì tập trung lại cũng nhằm đi đến vấn đề tội phạm và hình phạt [32, tr.24].

Khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 BLHS năm 1999. Theo đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt đối với một người do Tòa án quyết định trên cơ sở quy định của BLHS.

Tội phạm là những hành vi nguy hiểm xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và xã hội; sự xuất hiện, phát triển của tội phạm phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc quy định quy định tội phạm cũng như hình phạt phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Quy định hình phạt, quy định thêm hay bỏ bớt một loại hình phạt nào đó, cũng như việc tăng nặng hay giảm nhẹ hình

phạt trong chế tài của một điều luật cụ thể đều phụ thuộc vào điều kiện từng thời điểm, gắn liền với tính chất và đặc điểm quan hệ được LHS bảo vệ. Là một trong hai chế định cơ bản của LHS - ngành luật có nhiệm vụ bảo vệ điều kiện tồn tại của xã hội, nên Nhà nước nào cũng sử dụng hình phạt như một công cụ hữu hiệu để chống lại sự xâm hại của hành vi phạm tội. Vì vậy, bản chất giai cấp, ý nghĩa chính trị - xã hội, vai trò của hình phạt do bản chất giai cấp của kiểu Nhà nước mà nhân danh Nhà nước đó, hình phạt được quy định và áp dụng đối với người phạm tội.

Hình phạt được Nhà nước sử dụng như một công cụ cần thiết có hiệu quả để trừng trị, cải tạo và giáo dục người phạm tội. Vì vậy, hình phạt có nội dung trừng trị và mang ý nghĩa cải tạo, giáo người phạm tội.

Nội dung trừng trị của hình phạt thể hiện ở chỗ, bao giờ hình phạt cũng chứa đựng việc tước bỏ hoặc hạn chế của người bị kết án một số quyền và lợi ích nhất định như tính mạng, tự do thân thể, quyền cư trú, quyền bầu cử, ứng cử, v.v... Đây là nội dung nhưng cũng là thuộc tính của hình phạt bởi “sự tước đoạt”, sự “hạn chế” đó là hiện thực và tất yếu.

Ngoài nội dung trừng trị, hình phạt còn có nội dung giáo dục, cải tạo người phạm tội. Nội dung đó thể hiện ở chỗ hình phạt được áp dụng làm cho người bị kết án nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi do họ thực hiện, thấy được tính tất yếu của TNHS đối với họ, làm cho họ tự giác và tuân theo pháp luật. LHS có sự kết hợp hài hòa và có tính toán hai nội dung trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội khi quy định hệ thống hình phạt nhằm bảo đảm áp dụng hiệu quả hình phạt đối với người phạm tội.

Các tội phạm về tham nhũng được quy định trong Mục A Chương XXI BLHS năm 1999, là những tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đó chính là các quan hệ xã hội mà LHS có nhiệm

vụ bảo vệ. Chính vì vậy, chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội phạm về tham nhũng rất nghiêm khắc, thái độ nghiêm khắc đó được thể hiện thông qua các quy định của hệ thống hình phạt đó là loại hình phạt, mức hình phạt và khung hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng.

2.2.1. Hình phạt chính áp dụng với các tội phạm tham nhũng

Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập với người phạm tội. Tại khoản 1, Điều 28 BLHS năm 1999 quy định các loại hình phạt chính có thể được áp dụng đối với người phạm tội, bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

Trong đó các hình phạt chính được áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng, gồm: cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

Có thể chia các hình phạt chính áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng thành 3 nhóm: thứ nhất, các hình phạt chính không phải là hình phạt tù; thứ hai, hình phạt tù có thời hạn; thứ ba, hình phạt chung thân và tử hình.

- Các hình phạt chính không phải là hình phạt tù có thời hạn: theo quy định tại Điều 28 BLHS năm 1999, các hình phạt chính không phải là hình phạt tù, bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất.

Theo đó trong tất cả các hình thức hình phạt chính không phải là hình thức phạt tù chỉ áp dụng cho tội tham nhũng duy nhất hình phạt cải tạo không giam giữ với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 281)

- Hình phạt tù có thời hạn: theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 1999, thì hình phạt tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

Riêng hình phạt tù có thời hạn đối với tất cả các tội phạm về tham nhũng mức thấp nhất là một năm, mức cao nhất là hai mươi năm.

Hình phạt tù có thời hạn trong hệ thống hình phạt nước ta mang tính phổ biến, có trong tất cả các tội phạm và các khung hình phạt, điều đó nói lên vị trí đặc biệt của loại hình phạt này trong hệ thống hình phạt. Việc quy định mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn trong LHS là một năm và hai mươi năm đối với các tội phạm về tham nhũng là quy định mang tính kế thừa, nó có cơ sở khoa học và hợp lý: thứ nhất, tính chất, mức độ hành vi phạm tội; thứ hai, sự chuyển tiếp cân đối giữa các loại hình phạt với hình phạt tù trong hệ thống hình phạt; thứ ba, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm; thứ tư, yêu cầu của việc giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Tuy nhiên nếu quá thiên về hình phạt sẽ dẫn đến: thứ nhất, sự mất cân đối cần thiết trong hệ thống hình phạt, khó bảo đảm tính thống nhất giữa tội phạm và hình phạt; thứ hai, quá tải trại giam và ảnh hưởng đến hiệu quả của hình phạt.

- Hình phạt tù chung thân, tử hình: Hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với 4 tội danh trong các tội phạm về tham nhũng: Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội nhận hối lộ (Điều 279); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283). Hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với 2 tội: Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội nhận hối lộ (Điều 279) [27, tr.42]

Hình phạt chung thân và hình phạt tử hình quy định trong BLHS được áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mất khả năng tái hòa nhập xã hội như hiện nay là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, từ yêu cầu về việc bảo vệ các giá trị xã hội. Việc quy định về hình phạt chung thân và tử hình đối với các tội phạm về tham nhũng trong BLHS Việt Nam là hợp lý và cần thiết.

2.1.2. Hình phạt bổ sung áp dụng với các tội phạm tham nhũng

Trong hệ thống hình phạt, ngoài việc quy định hình phạt chính, PLHS còn quy định hình phạt bổ sung. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung tồn tại song song với nhau, có ý nghĩa, vai trò, điều kiện khác nhau. Cũng như hình phạt chính, hình phạt bổ sung là biện pháp nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong LHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội, phản ánh sự nghiêm minh của pháp luật đối với người đã thực hiện hành vi đó [64, tr.12]

Khoản 2, Điều 28 BLHS năm 1999 quy định hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung được áp dụng khi có hình phạt chính - không thể tuyên độc lập hình phạt bổ sung cho một người phạm tội.

Áp dụng nhiều loại hình phạt cho người phạm tội nhằm mục đích giáo dục, cải tạo và phòng ngừa, đồng thời cũng là để đạt được sự tương xứng giữa tính chất mức độ của tội phạm và hình phạt. Sự tương xứng giữa hình phạt và mức độ của hành vi phạm tội là yêu cầu cơ bản để bảo đảm hiệu quả của hình phạt và là sự thống nhất nội tại cần thiết của LHS. Hình phạt bổ sung tuy chỉ áp dụng kèm với hình phạt chính nhưng có tác dụng tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vai trò tích cực của hình phạt bổ sung được thể hiện thông qua việc chủ động loại trừ khả năng phạm tội mới của người bị kết án và việc tiếp tục giáo dục, cải tạo người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Hình phạt bổ sung còn có tác động trực tiếp đến các hoàn cảnh khách quan, làm cho người phạm tội mất đi điều kiện xã hội để có thể tái phạm. Các điều kiện xã hội để người phạm tội có thể tái phạm có thể là chức vụ, nghề nghiệp, nơi công tác hoặc nơi cư trú, v.v... của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2023