Những Vi Phạm, Sai Lầm Trong Định Tội Danh Và Quyết Định Hình Phạt Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản Và Nguyên Nhân

46, Điều 69, Điều 74 Bộ luật hình sự 1999 xử phạt bị cáo Lê Viết Phong 01 năm tù về tội cướp giật tài sản.

Có thể nhận thấy khi quyết định hình phạt cần xem xét toàn diện các yếu tố làm tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các cơ quan khi áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản cần phải đánh giá khách quan các chứng cứ, xem xét cẩn thận từng tình tiết của vụ án, tránh sự thiên lệch giữa các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cần lưu ý khi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt không được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 nữa. Ví dụ trong tội cướp giật tài sản sau đây hành vi “tái phạm nguy hiểm” được xem là tình tiết định khung hình phạt.

Trần Quốc Cường, sinh năm 1991 tại Đồng Nai, nơi cư trú số 121/48 khu phố 5, phường Hố Nai, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; là 01 đối tượng có tiền án về tội “Cướp giật tài sản” chưa được xóa án tích đến nay tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể như sau:

Vào tối ngày 03/02/2020, do không có tiền tiêu xài Trần Quốc Cường nẩy sinh ý định cướp giật tài sản của người đi đường. Trần Quốc Cường tháo biển số xe mô tô 60F3-333.40 (có dung tích xi lanh 149 cm3) cất dấu vào trong áo phía trong bụng, sau đó điều khiển xe mô tô (đã tháo biển số) chạy dọc theo đường quốc lộ 1A hướng Trảng Bom - Dầu giây rồi rẻ vào quốc lộ 20 hướng Dầu Giây - Định Quán để tìm tài sản sơ hở của người đi đường cướp giật tài sản. Đến khoảng 00 giờ 15 phút ngày 04/02/2020, khi lưu thông đến khu vực ấp Vò Dòng 3, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Trần Quốc Cường nhìn thấy em Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi (sinh ngày 06/01/2005), trú tại ấp Đức Long, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, điều khiển xe mô tô biển số 60B-025.97 lưu thông hướng Định Quán – Dầu Giây, chở phía sau là em Nguyễn Thi Hồng Phượng, sinh ngày

10/6/2004, trú tại ấp Dốc Mơ 1, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, có đeo 01 túi xách màu đen chéo qua vai và để phía sau lưng, Trần Quốc Cường liền điều khiển xe mô tô quay đầu lại hướng Định Quán – Dầu Giây, đuổi theo xe mô tô của em Nhi. Khi đến trước cửa hàng Quang Tiến thuộc ấp Vò Dòng 3, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Trần Quốc Cường tăng ga vọt lên, ép sát bên trái xe mô tô do em Nhi điều khiển và nhanh chóng sử dụng tay phải giật lấy chiếc túi xách của em Phượng rồi điều khiển xe mô tô nhanh chóng bỏ chạy. Tuy nhiên hành vi của Cường bị em Phượng phát hiện và dùng tay giữ lại túi xách làm cho Cường mất thắng nên xe mô tô do Cường điều khiển và đụng với xe mô tô do em Nhi đang điều khiển, làm 02 xe mô tô và người ngồi trên xe té ngã xuống đường. Em Phượng, em Nhi không bị thương tích gì, Trần Quốc Cường bị người dân bắt quả tang giao cho công an xã Gia Kiệm lâp biên bản và thu giữ tang vật gồm 01 túi xách màu đen hiệu CG bên trong có 01 bộ cục sạc Kouqe và số tiền

13.000 đồng.

Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa xét xử, bị cáo Trần Quốc Cường đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên. Lời khai của bị báo phù hợp với lời khai của bị hại, người làm chứng, biên bản bắt quả tang người phạm tội và các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án.

Sau khi tổng hợp các chứng cứ, tình tiết của vụ án, Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất đã tuyên phạt bị cáo về tội cướp giật tài sản căn cứ theo điểm d, g, i khoản 2 Điều 171, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 xử phạt bị cáo Trần Quốc Cường 04 năm tù.

Hành vi cướp giật của bị cáo rất manh động, thể hiện ý chí chiếm đoạt tài sản; tính chất mức độ của hành vi là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự tại địa phương, đồng thời bị cáo dùng xe mô tô làm phương tiện thực hiện hành vi cướp giật bị hại cũng đang ngồi trên mô tô rất dễ gây ra tai nạn ảnh

hưởng đến tính mạng, sức khỏe người khác; đồng thời bị cáo hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì ham muốn hưởng thụ của bản thân nên vẫn cố ý thực hiện. Việc sử dụng xe gắn máy làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, ngoài ra tính đến thời điểm xảy ra hành vi phạm tội thì bị hại chỉ mới 15 tuổi 07 tháng 25 ngày thuộc trường hợp “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi”. Trước khi phạm tội, bị cáo từng có tiền án về tội rất nghiêm trọng, đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích lại tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm”, tuy nhiên đây là tình tiết định khung hình phạt nên không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đối chiếu các quy định pháp luật hình sự thì quyết định hình phạt của Tòa án cho bị cáo là có căn cứ và phù hợp pháp luật hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Theo cấu trúc xây dựng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, các nhà lập pháp khi biên soạn đều quy định các khung hình phạt, mức hình phạt dành cho các loại tội phạm cụ thể và trong mỗi khung hình phạt đều quy định chi tiết mức hình phạt thấp nhất, mức hình phạt cao nhất tương ứng với mức độ, hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong quá trình xét xử, Tòa án cần xác định hành vi phạm tội của bị cáo tương ứng khung hình phạt nào, đồng thời vì để tránh sự bất lợi cho bị cáo nên khi đã xác định đúng khung hình phạt thì Tòa án cũng không được xử vượt hơn mức cao nhất của khung hình phạt mặc dù người phạm tội khi thực hiện hành vi có nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do các tình tiết tăng nặng chỉ làm thay đổi mức độ phạm tội mà không làm thay đổi tính chất của tội phạm.

* Việc quyết định hình phạt trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất đối với tội cướp giật tài sản cơ bản đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc quyết định hình phạt như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, nguyên tắc công bằng bởi vì trong thực tiễn xét xử, việc quyết định hình phạt có đúng

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 8

pháp luật, có hợp tình hợp lý hay không đều phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng các nguyên tắc đó.

Nhìn chung, từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản đã tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật rất tốt đối với tội danh này, cân nhắc, xem xét hành vi, tính chất, mức độ nguy hiểm của người phạm tội một cách cẩn thận, đồng thời cũng xem xét đến các yếu tố nhân thân, tình tiết tăng nặng - giảm nhẹ hình sự theo quy định pháp luật để đưa ra những phán quyết, hình phạt đúng đắn, hợp tình hợp lý và tuân thủ đúng pháp luật.

2.4. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

2.4.1. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân

Tuy rằng, việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai không mắc phải những vi phạm, sai lầm đáng tiếc nào làm ảnh hưởng đến việc giải quyết không đúng vụ án hình sự đối với tội danh trên. Nhưng nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản tỉnh Đồng Nai thì vẫn tồn tại những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này.

1/ Định tội danh sai, thiếu chính xác:

+ Đối với định tội danh, vẫn còn nhiều vướng mắc trong xác định hành vi khách quan xảy ra trên thực tế dẫn đến định tội danh sai, đặc biệt là rất dễ nhầm lẫn từ tội cướp giật tài sản thành tội cướp tài sản và ngược lại do hai tội danh có nhiều điểm tương đồng ở các mặt: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích tư lợi – chiếm đoạt tài sản và cùng có tính công khai khi thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 26/05/2019 Trần Thanh H và Nguyễn Văn T cùng trú tại phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang đi bộ trên đường thì thấy em Phạm Minh D đi cùng chiều và có cầm điện thoại nên H rủ T giật điện thoại của em D; T đồng ý. H xông đến gần em D giật lấy điện thoại và do bị tấn công bất ngờ nên em D phản ứng là giằng lại. Trước tình hình đó, T đã xông vào và hỗ trợ H giật lấy điện thoại rồi cả hai bỏ chạy. Sau khi chiếm đoạt được điện thoại, T và H đem điện thoại bán và lấy tiền chia nhau xài. Ngày hôm sau, em D đến Công an phường trình báo sự việc. H và T bị bắt và đưa ra xét xử. Căn cứ đầy đủ các chứng cứ, tình tiết vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý hồ sơ và tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án đối với hai bị cáo Trần Thanh H và Nguyễn Văn T; kết thúc phiên tòa xét xử bị cáo T bị tuyên phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “cướp tài sản” và mức hình phạt phải chịu là 05 năm tù. Sau đó, do không đồng tình với bản án trên và cảm thấy phán quyết của Tòa án là chưa hợp lý nên bị cáo Nguyễn Văn T đã làm đơn kháng cáo xin xét xử lại bản án sơ thẩm với lý do bị cáo không đồng ý khi Tòa án cấp sơ thẩm định tội danh “cướp tài sản” mà cho rằng mình chỉ phạm tội “Cướp giật tài sản”. Tòa án tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa phúc thẩm và cho rằng việc kháng cào của bị cáo là hợp lý vì T và H trong lúc đi dạo tình cờ thấy em D có mang điện thoại nên mới nảy sinh ý định giật điện thoại chứ không hề có kế hoạch cướp điện thoại trước đó. Đồng thời khi thực hiện hành vi, bị cáo cũng không đe dọa hay dùng vũ lực gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bị hại. Sau khi giật được điện thoại thì ngay lập tức bỏ chạy. Qua xem xét các tình tiết, chứng cứ cùng lời khai của bị cáo, bị hại và những người liên quan. Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bị cáo và tuyên phạt T 03 (ba) năm tù về tội “Cướp giật tài sản" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật hình sự 2015. Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa khi xét xử sơ thẩm vụ án trên cho thấy Hội đồng xét xử đã không đánh giá đúng

tính chất hành vi khách quan của bị cáo nên dẫn đến việc phán quyết tội danh không đúng, thiếu chính xác và như vậy hình phạt dành cho bị cáo là không hợp lý, không đảm bảo tính công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự. Về mặt lý luận, sai lầm này có thể được hiểu là trường hợp một người thực hiện một tội phạm nhất định nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại cho rằng hành vi mà người đó thực hiện lại phù hợp với cấu thành tội phạm khác.

+ Một vấn đề cũng thường hay xảy ra trong định tội danh cướp giật tài sản là việc đánh giá và áp dụng không chính xác các tình tiết định khung tăng nặng. Đặc biệt trong trường hợp tội phạm là người chưa thành niên, trường hợp hành hung để tẩu thoát, trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc xác định chưa chính xác hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm.

Ví dụ sau đây chứng minh cho việc xác định chưa chính xác hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm: Trịnh Minh Tiến, cư trú huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; có 02 tiền án “Cướp giật tài sản”. Vào khoảng 21 giờ 25 phút ngày 31/8/2016, Trịnh Minh Tiến điều khiển xe mô tô thì thấy chị Vũ Thị Ngọc Ánh đang ngồi trên lan can hiên nhà tay cầm điện thoại di động nên Tiến nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Tiến điều khiển xe áp sát chỗ chị Ánh đang ngồi và dùng tay giật chiếc điện thoại trên tay chị Ánh rồi điều khiển xe mô tô bỏ chạy và bị té ngã, chị Ánh cùng quần chúng nhân dân truy đuổi bắt giữ và bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Thống Nhất truy tố bị cáo Trịnh Minh Tiến về tội:“Cướp giật tài sản” theo điểm d, i khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Qua xem xét, thẩm tra hồ sơ, chứng cứ cùng các tình tiết của vụ án, lời khai của người tham gia tố tụng, quá trình tranh luận tại phiên tòa thì nhận thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm sở hữu tài sản của công dân, bị cáo đã có 02 tiền án về tội cướp giật tài sản nhưng chưa được xóa án tích lại tiếp tục cố ý phạm tội cướp giật tài sản nên thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” thuộc tình tiết định khung hình phạt tại điểm i khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 là đúng. Tuy nhiên bị cáo bị truy tố tại điểm d

khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 “dùng thủ đoạn nguy hiểm” là không chính xác bởi lẽ mặc dù bị cáo có sử dụng xe mô tô để tiếp cận bị hại nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã dựng xe, đi bộ để cướp giật điện thoại của bị hại là không đủ cơ sở xác định bị cáo “dùng thủ đoạn nguy hiểm”. Có thể thấy trong vụ án này, Viện Kiểm sát đã xác định không đúng những tình tiết định khung tăng nặng, hiểu sai điều luật dẫn đến việc truy tố tội danh cho người phạm tội không chính xác. Nếu không kịp thời phát hiện, khắc phục, sửa chữa thì đây là một vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng đúng pháp luật.

+ Ngoài ra, trong một vài trường hợp bỏ quên một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự; vận dụng không đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc đôi khi thiếu sót trong áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt khi xem xét, cân nhắc về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Vụ án xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 05/10/2018 là một ví dụ: Bị cáo Trần Chí Cường, sinh ngày 13/2/2000, cư trú tại Biên Hòa bị nhóm bạn là Hòa, Chiêu, Lập rủ đi cướp giật điện thoại của chị Anh đang nằm vòng trước hiên nhà, sau đó bán tài sản và chia nhau tiêu xài. Cường bị Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa xử phạt 10 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản” với vai trò đồng phạm theo Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Không đồng ý với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, Cường kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm nhận định bị cáo là người bị rủ rê đi “cướp giật tài sản”, đồng thời khi thực hiện hành vi phạm tội Cường cũng chỉ đứng bên ngoài, không trực tiếp cướp giật tài sản của người bị hại, hơn nữa khi đó Cường chưa đủ 18 tuổi nên nhận thức xã hội và pháp luật có phần hạn chế. Tổng hợp nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và phù hợp quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 nên Tòa án cấp tỉnh Đồng Nai đã chấp

nhận kháng cáo của bị cáo và tuyên phạt bị cáo Trần Chí Cường 10 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cướp giật tài sản”. Từ tình tiết của vụ án, có thể thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ sót tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người phạm tội trong trường hợp phạm tội có tính chất đồng phạm để áp dụng chung cho tất cả những người phạm tội và kết quả là quyết định hình phạt không chính xác.

2/ Quyết định hình phạt không đúng, không hợp lý:

Từ những sai lầm, thiếu sót trong định tội danh sai ở trên rất dễ dẫn đến mức hình phạt được quyết định dành cho người phạm tội là không đúng, thiếu sức thuyết phục, không bảo đảm yêu cầu về nguyên tắc quyết định hình phạt, ảnh hưởng đến định hướng cải tạo, giáo dục người phạm tội, giảm lòng tin của nhân dân vào công lý, vào Tòa án, vào Nhà nước.

Chẳng hạn với ví dụ bị cáo Thuận ở trên đã bị Tòa án cấp sơ thẩm định tội “Cướp tài sản” nên chịu mức hình phạt là 5 năm tù; sau khi kháng án, Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xét xử và định lại tội danh “Cướp giật tài sản” nên tuyên phạt 3 năm tù.

Trong trường hợp định tội danh thiếu chính xác, không đúng sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định hình phạt sai, không phù hợp với tình tiết, sự thật khách quan của vụ án và như vậy bản án sẽ thiếu tính thuyết phục, đôi khi xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hình phạt áp dụng có thể sẽ nhẹ hoặc nặng hơn so với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Những bản án sai phạm, không hợp lý, hợp tình sẽ xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ của công dân, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

2.4.2. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản

Ðịnh tội danh và quyết định hình phạt đối với đối với tội cướp giật tài sản là một quá trình phức tạp, để định tội danh và quyết định hình phạt đúng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022