Các Dấu Hiệu Pháp Lí Hình Sự Của Các Tội Tham Nhũng Trong Blhs Việt Nam Hiện Hành

BLHS của Thụy Điển quy định về Tội bội tín (hay còn gọi là vi phạm uỷ thác). Theo đó, người nào do quan hệ uỷ thác, được giao nhiệm vụ điều hành công việc tài chính của người khác hoặc độc lập giải quyết một nhiệm vụ chuyên môn kĩ thuật phức tạp, hoặc giám sát việc điều hành các công việc đó mà lạm dụng quan hệ uỷ thác gây thiệt hại cho người uỷ thác thì bị kết án về tội người được uỷ thác vi phạm niềm tin của người uỷ thác và bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 2 năm.Tuy nhiên quy định này không áp dụng nếu người phạm tội bị xử phạt vì tội tham ô tài sản và tội biển thủ tài sản.

So với những qui định của LHS Việt Nam về tội tham nhũng, thì LHS Thụy Điển quy định các hành vi tham nhũng ít hơn, mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cũng nhẹ hơn qui định ở Việt Nam: thấp nhất là 6 tháng và cao nhất cũng chỉ là 2 năm tù, hình phạt tiền được sử dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội [31, tr. 9]

Có thể thấy, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các quốc gia với những hình thức biểu hiện đặc trưng, những tác động nguy hại của nó đối với tất cả các nước đều dẫn đến sự bất ổn về chính trị, sự suy giảm lòng tin của dân chúng vào bộ máy công quyền, gây ra lãng phí các nguồn lực, thất thoát về kinh tế. Việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về tội phạm tham nhũng của Công ước quốc tế cũng như của các nước khu vực và trên thế giới giúp chúng mở rộng kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn nhằm tạo cơ hội để hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.

* LHS nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Các tội phạm về tham nhũng được quy định tại Chương VII của Bộ luật với tên gọi Tội tham ô hối lộ, gồm các tội: Tham ô; Lạm dụng công quĩ; Nhận hối lộ; Hối lộ.

Tội tham ô được định nghĩa là việc nhân viên Nhà nước lợi dụng chức vụ ngầm chiếm đoạt, cướp đoạt, lừa gạt hoặc bằng các thủ đoạn khác chiếm

hữu phi pháp tài sản công cộng (Điều 382). Taị Điều 383 quy định các khung hình phạt đối với loại tội phạm này. Khung hình phạt cao nhất áp dụng trong trường hợp tham ô với mức từ 100.000 tệ trở lên sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân, nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử tử hình.Đối với trường hợp tham ô ở mức từ 5000 tệ đến dưới 50000 tệ sẽ bị phạt tù từ 1 đến 7 năm trở lên, nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 10 năm. Cá nhân tham ô ở mức từ 5000 đến dưới 10000 tệ, sau khi phạm tội có biểu hiện hối cải, tích cực hoàn trả có thể được giảm hoặc được miễn xử phạt hình sự và do đơn vị sở tại hoặc cơ quan chủ quản cấp trên xử phạt hành chính. Khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đôi với người phạm tội mà tài sản tham ô ở dưới mức 5000 tệ, tình tiết tương đối nặng sẽ bị phạt tù từ 2 năm trở xuống hoặc cải tạo lao động; nếu tình tiết tương đối nhẹ sẽ do đơn vị sở tại hoặc cơ quan chủ quản cấp trên xem xét tình hình xử phạt hành chính. Trong tất cả những trường hợp người phạm tội có thể bị tịch thu tài sản hoặc bắt buộc bị tịch thu tài sản. Điều luật cũng quy định rất cụ thể, trường hợp tham ô nhiều lần mà chưa bị xử lí sẽ bị xử phạt theo tổng số tiền đã tham ô.

Tội Lạm dụng công quỹ (Điều 384), nhân viên Nhà nước lợi dụng chức quyền, lạm dụng công quĩ để sử dụng vào việc cá nhân, hoạt động phi pháp, hoặc lạm dụng công quĩ với số lượng lớn quá 3 tháng chưa trả là phạm tội lạm dụng công quỹ, sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở xuống hoặc cải tạo lao động; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở lên. Lạm dụng công quĩ với số lượng quá lớn mà không trả sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân.

Tội nhận hối lộ được quy định tại điều 286 với khung hình phạt như đối với tội tham ô. Đối với hành vi đòi tiền hối lộ, điều luật cũng quy định rõ, hành vi này sẽ bị xử nặng hơn so với người nhận hối lộ đơn thuần.

Bộ luật cũng qui định rất chi tiết, cụ thể về các trường hợp nhận hối lộ từ Điều 289 đến Điều 293.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Có thể thấy, đối với tội tham nhũng, pháp luật Trung Quốc trừng trị rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm này, mức hình phạt được áp dụng cao nhất là tử hình, chung thân, phạt tù có thời hạn với mức cao nhât là 10 năm, mức thấp nhất là xử phạt hành chính, cải tạo lao động.Ngoài các hình phạt trên, người phạm tội có thể bị phạt tiền. Giống như Việt Nam, mức hình phạt mà Trung Quốc áp dụng đối với người phạm tội tham nhũng rất nặng, nhiều tội danh có mức hình phạt là chung thân, tử hình.

Qua các phương tiện thông tin, các trang mạng trong thời gian vừa qua đã đưa tin, Trung Quốc đã rất mạnh tay trong việc xử lí các quan chức phạm tội tham nhũng. Đánh giá về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong năm 2013, tờ Nhân dân nhật báo-cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18/12 đăng bài viết khẳng định, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong năm qua được triển khai với cường độ cao. Theo cách nói của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là cương quyết tấn công cả “hổ” và “ruồi”. Có nghĩa là, cho dù là ai, với bất kì chức vụ cao thấp như thế nào, chỉ cần vi phạm kỉ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước đều bị xử lý nghiêm khắc [22, tr.3-5-12].

Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

* LHS Nhật Bản

BLHS Nhật Bản quy định các tội về tham nhũng tại chương XV của Bộ luật “Các tội về tham nhũng”. Theo quy định của Bộ luật, các tội phạm về tham nhũng bao gồm các tội sau: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt thực hiện; Tội dùng vũ lực tra tấn do công chức đặc biệt thực hiện; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt gây chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội nhận hối lộ, nhận hối lộ tạ ơn, nhận hối lộ

trước; Tội hối lộ cho người thứ ba; Trường hợp nhận hối lộ tăng nặng và nhận hối lộ sau; Tội nhận hối lộ để gây ảnh hưởng; Tội đưa hối lộ.

Ví dụ, điều 193 của Bộ luật quy định về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức. Theo đó, công chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn để buộc người khác thực hiện một hành vi không thuộc trách nhiệm của họ hoặc cản trở người khác thực hiện quyền của họ thì bị xử phạt về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội sẽ bị phạt tù khổ sai đến 2 năm hoặc bị phạt tù giam đến 2 năm.

LHS Nhật Bản, quy định một điều luật riêng đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt (Điều 194). Theo đó, người nào thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện các chức năng xét xử, công tố hoặc chức năng của cảnh sát mà lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình bắt hoặc giam giữ người khác, thì bị phạt tù khổ sai từ 6 tháng đến 10 năm hoặc bị phạt tù giam từ 6 tháng đến 10 năm. Đối tượng công chức đặc biệt được quy định, đó là công chức thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện chức năng xét xử, công tố và cảnh sát. Mức hình phạt áp dụng đối với những loại tội phạm này cũng cao hơn. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, do những đối tượng này là những người am hiểu pháp luật, thực thi pháp luật nhưng vẫn cố tình phạm tội sẽ bị nghiêm trị hơn những đối tượng khác.

BLHS Nhật Bản cũng quy định về hành vi nhận hối lộ, đối với hành vi nhận hối lộ được quy định thành nhiều loại tội, như tội nhận hối lộ, nhận hối lộ tạ ơn, nhận hối lộ trước; trường hợp nhận hối lộ tăng nặng và nhận hối lộ sau; nhận hối lộ để gây ảnh hưởng... Ví dụ, đối với tội nhận hối lộ thì công chức hoặc trọng tài viên nào nhận hối lộ, đòi hối lộ hoặc hứa nhận hối lộ có liên quan đến nhiệm vụ của mình, thì bị phạt tù khổ sai đến 5 năm. Trong trường hợp người đó nhận lời, thì bị phạt tù khổ sai đến 7 năm [26, tr.2-6-15-30].

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


2.1. Các dấu hiệu pháp lí hình sự của các tội tham nhũng trong BLHS Việt Nam hiện hành

Tội phạm theo nghĩa hình sự, đó là hành vi có đủ những yếu tố CTTP do PLHS quy định. Trên phương diện lý luận, người ta có thể phân chia các tội phạm ra các bộ phận cấu thành và nghiên cứu chúng. Những yếu tố CTTP là thể thống nhất giữa các dấu hiệu khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm. Các dấu hiệu của CTTP chính là các dấu hiệu pháp lý của tội phạm, được phân chia thành các dấu hiệu bắt buộc, không bắt buộc và được mô tả trong LHS thường rất khác nhau.

Việc xem xét các dấu hiệu pháp lý và đặc điểm chung của các tội phạm về tham nhũng giúp nhà làm luật và các cơ quan tư pháp phân biệt được các tội phạm về tham nhũng với các loại tội phạm khác, từ đó quy định và áp dụng những biện pháp phòng, chống một cách phù hợp, hiệu quả đối với từng loại tội phạm. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất pháp lý của từng tội phạm về tham nhũng và để phân biệt giữa các tội phạm về tham nhũng với nhau cũng như phân biệt từng tội phạm về tham nhũng với các tội phạm cụ thể khác, các loại tội phạm về tham nhũng được quy định trong PLHS hiện hành cần được xem xét một cách kỹ lưỡng căn cứ vào các quy định cụ thể.

2.1.1. Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản quy định trong BLHS Việt nam năm 1999 (Điều 278), theo đó, Tội tham ô được hiểu là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai

triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI BLHS Việt Nam, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm [15, tr. 670 - 674].

- Khách thể của tội tham ô tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản và hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Thực tiễn điều tra các vụ án tham ô tài sản ở Công an các địa phương trong thời gian qua cho thấy có một vấn đề vướng mắc trong việc xác định tội danh đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiện quản lý trong các Doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ vốn nhất định (dưới 50% hoặc trên 50% nhưng Nhà nước không giữ quyền chi phối) thì có phạm tội tham ô tài sản không? Để đảm bảo tính thống nhất cho việc xác định tội danh trong trường hợp này, Tòa hình sự TANDTC có quan điểm hướng dẫn như sau:

Đối với các doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước thì dứt khoát không có tội tham ô ở đó, mặc dù người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, mà tùy trường hợp cụ thể xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội trộm cắp tài sản.

Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì ở đó cũng không có tội tham ô tài sản, chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vối trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó; đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội tham ô thì ở đó mới có tội tham ô tài sản.

Tóm lại, tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản bao gồm: Tài sản thuộc “công sản”, kinh phí hoạt động và các tài sản khác được

giao cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quản lý là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản.

Tài sản trong các Công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 bao gồm: Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; vốn ngân sách Nhà nước và vốn tự tích lũy được bổ sung vào vốn Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của công ty theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản cố định và tài sản lưu động.

- Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu đặc trưng bắt buộc sau: (1) hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (2) tài sản bị chiếm đoạt là tài sản người phạm tội được giao quản lý; (3) tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ Điều 278 đến Điều 284 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có trách nhiệm quản lý tài sản.

+ Hành vi của tội tham ô tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

+ Mục đích phạm tội là vụ lợi.

Tuỳ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc, các cơ quan tư pháp có thể áp dụng một trong những khung hình phạt cụ thể được quy định tại Điều 278 BLHS như sau:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối với một trong các trường hợp: (1) có tổ chức; (2) dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; (3) phạm tội nhiều lần; (4) chiếm đoạt

tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; (5) gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm đối với một trong các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng được quy định tại khoản 4 có mức phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với một trong các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Theo khoản 5, Điều 278 BLHS, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.1.2. Tội nhận hối lộ

Trong các văn bản PLHS, lý luận hình sự và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, khái niệm hối lộ được sử dụng khá phổ biến. Ở góc độ ý thức hệ, hối lộ được xem như là một tệ nạn, một loại hiện tượng tiêu cực trong xã hội, một tàn dư xấu từ xã hội cũ bám theo. Cách hiểu này mang tính chất chung, không có sự phân tích từ góc độ của một lĩnh vực cụ thể.

Dưới góc độ pháp lý hình sự thì khái niệm hối lộ được mô tả một cách cụ thể và đầy đủ hơn. Theo đó, hối lộ có thể được hiểu theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng. Ở nghĩa hẹp, hối lộ được hiểu là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận từ người khác tiền, tài sản hoặc một lợi ích cụ thể nào đó để làm hoặc không làm một việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ (Điều 279 BLHS). Ở nghĩa rộng, hối lộ bao gồm ba tội phạm độc lập: Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS); Tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS) và Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS).

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí