Hành Vi Liên Quan Đến Một Mối Lợi Có Mức Độ Lớn Hoặc

quy định về các tội khác như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...

Ngoài ra, đối với các tội phạm hối lộ, các nhà làm luật Trung Hoa đã quy định thành điều luật riêng để tăng nặng trách nhiệm hình sự, còn chúng ta quy định chung trong một điều luật và là khoản (khung) tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, do quy định vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nên quy định khá chặt chẽ việc đưa hối lộ cho cơ quan, tổ chức và ngược lại, cơ quan, tổ chức đưa hối lộ đều bị xử lý. Ví dụ: Đơn vị nào hối lộ để cầu lợi bất chính hoặc vi phạm quy định của nhà nước, chi cho nhân viên nhà nước tiền hoa hồng, phí thủ tục có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền; đối với những người phụ trách trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động. Khoản thu phi pháp có được do hối lộ để làm của riêng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 389 và Điều 390 của Bộ luật này (Điều 393 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).

2.2.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản

Bộ luật hình sự Nhật Bản lần đầu năm 1907, sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần đầu là năm 1921 và 2 lần gần đây nhất là ngày 12/12/2001 bằng Luật sửa đổi, bổ sung số 153 (lần thứ 16) và sửa đổi ngày 24/6/2011.

Liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, các nhà làm luật nước này quy định chung trong nhóm tội tham nhũng ở hai chương (Chương 25 và Chương 38 - Tội tham nhũng). Về các tội phạm tham nhũng, các nhà làm luật nước này quy định mười tội phạm như sau [21]:

- Điều 193 về “Lạm dụng chức quyền công chức”;

- Điều 194 về “Lạm dụng chức quyền công chức đặc biệt”;

- Điều 195 về “Hành hung ngược đãi của công chức đặc biệt”;

- Điều 196 về “Lạm dụng chức quyền viên chức đặc biệt gây ra thương tích hoặc chết người”;

- Điều 197 về “Hối lộ, nhận hối lộ ủy thác và nhận hối lộ trước”;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Điều 197.2 về “Nhận hối lộ qua người thứ ba”;

- Điều 197.3 về “Nhận hối lộ tăng thêm và nhận hối lộ sau khi lo xong việc”;

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10

- Điều 252 về “Tham nhũng”;

- Điều 253 về “Tham ô trong công việc”;

- Điều 254 về “Tham nhũng vật bỏ quên”.

Còn các tội phạm khác về chức vụ, các nhà làm luật Nhật Bản quy định

hai tội phạm sau đây:

- Điều 197.4 về “Môi giới hối lộ” quy định:

Công chức nào nhận lời yêu cầu của người đưa hối lộ, đã nhận, đòi hỏi hoặc hứa nhận của hối lộ, như là tiền môi giới hoặc chỉ thị cho công chức khác thực hiện hành vi bất chính hoặc không thực hiện việc phải làm liên quan đến chức vụ của họ thì bị phạt tù dưới năm năm”.

- Điều 198 về “Đưa của hối lộ” quy định:

Người nào đã đưa, đề nghị hoặc hứa hẹn đưa của hối lộ được quy định tại các điều từ Điều 197 đến Điều 197.4, thì bị phạt tù dưới 3 năm hoặc bị phạt tiền dưới 250 vạn Yên”.

Ngoài ra, Điều 197.5 về “Tịch thu và truy thu” quy định: “Tịch thu của hối lộ do người phạm tội hoặc người thứ ba trong cuộc đã nhận.

Trong trường hợp không tịch thu được một phần hoặc toàn bộ của hối lộ thì truy thu giá ngạch tương đương”.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, giống như Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bộ luật hình sự Nhật Bản không quy định thành hai Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ như Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999, mà giống như Chương IX Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 trước đây.

Hai là, tương tự như Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bộ luật hình sự Nhật Bản không quy định khái niệm các tội phạm về chức vụ như Bộ luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, chỉ có Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Việt Nam mới có giải thích khái niệm người có chức vụ, quyền hạn.

Ba là, đối với các tội phạm khác về chức vụ, Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định có điểm tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, nhưng không quy định về các tội khác như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...

Ngoài ra, đối với các tội phạm hối lộ, các nhà làm luật Nhật Bản đã quy định thành điều luật riêng để tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời có một điều luật về tịch thu và truy thu tài sản là của hối lộ để tăng cường đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, còn chúng ta quy định chung trong một điều luật và là khoản (khung) để phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội. Đặc biệt, hình phạt áp dụng đối với các tội phạm khác về chức vụ còn nhẹ hơn nhiều so với Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: Đối với tội môi giới hối lộ theo Bộ luật hình sự Nhật Bản, hình phạt cao nhất là hình phạt tù dưới năm năm, trong khi nước ta quy định hình phạt cao nhất là hình phạt tù đến 20 năm; đối với tội đưa hối lộ, hình phạt cao nhất là hình phạt tù dưới 3 năm, còn chúng ta quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân.

2.2.4. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức năm 1999, liên quan đến các tội phạm khác về chức vụ, Bộ luật hình sự nước này quy định đan xen trong các Chương tội phạm khác nhau (Chương 26 - Các tội phạm về cạnh tranh, Chương 31 - Các tội phạm trong chức trách). Theo đó, Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định độc lập một số tội phạm về tham nhũng tương tự như Bộ luật hình sự Việt Nam, bao gồm năm tội phạm sau đây:

- Điều 331 về “Nhận mối lợi” của Chương 31 - Các tội phạm trong chức trách;

- Điều 332 về “Nhận hối lộ”;

- Điều 337 về “Trả công cho trọng tài”;

- Điều 339 về “Làm sai pháp luật”;

- Điều 340 về “Xâm phạm thân thể trong chức danh”.

Ngoài ra, một số tội phạm khác về chức vụ tương ứng như Bộ luật hình sự Việt Nam được quy định đan xen trong số sáu tội phạm sau đây [45]:

- Điều 299 về “Nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh” của Chương 26 - Các tội phạm về cạnh tranh quy định:

“(1) Người nào là nhân viên hoặc người được ủy nhiệm của một doanh nghiệp, trong giao dịch kinh doanh mà đòi hỏi, để hứa hoặc nhận một mối lợi cho mình hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công cho việc tạo lợi thế cho một người khác khi mua hàng hoặc dịch vụ kinh doanh trong cạnh tranh theo cách thức không minh bạch thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền.

(2) Cũng bị xử phạt như vậy, người nào trong giao dịch kinh doanh vì mục đích cạnh tranh mà đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một nhân viên hoặc người được ủy nhiệm của một doanh nghiệp một mối lợi cho chính người này hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công cho việc họ tạo ra lợi thế cho mình hoặc cho một người khác khi mua hàng hoặc dịch vụ kinh doanh theo cách thức không minh bạch.

(3) Các khoản 1 và 2 cũng có hiệu lực đối với các hành vi trong cạnh tranh ở nước ngoài”.

- Điều 300 về “Những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh” quy định:

Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hành vi theo

Điều 299 bị xử phạt với hình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm. Về nguyên tắc, là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nếu

1. Hành vi liên quan đến một mối lợi có mức độ lớn hoặc

2. Người thực hiện tội phạm thực hiện có tính chuyên nghiệp hoặc với tư cách là thành viên của một băng nhóm đã liên kết để thực hiện liên tiếp những hành vi như vậy”.

- Điều 333 về “Đưa mối lợi” quy định:

“(1) Người nào đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một nhà chức trách, một người có nghĩa vụ đặc biệt trong công vụ hoặc một quân nhân của quân đội liên bang một mối lợi cho người này hoặc cho một người thứ ba về việc thực hiện công vụ thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền.

(2) Người nào đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một thẩm phán hoặc một trọng tài một mối lợi cho người này hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công về việc người này đã hoặc sẽ thực hiện một hành vi phân xử thì bị phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.

(3) Hành vi không bị xử phạt theo khoản 1 nếu nhà đương cục có thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình mà trước đó đã cho phép người nhận được mối lợi hoặc cho phép người nhận thông báo việc này ngay khi có thể”.

- Điều 334 về “Đưa hối lộ” quy định:

“(1) Người nào đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một nhà chức trách, một người có nghĩa vụ đặc biệt trong công vụ hoặc một quân nhân của quân đội liên bang một mối lợi cho người này hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công cho việc họ đã hoặc sẽ thực hiện một công vụ và qua đó đã xâm phạm hoặc sẽ xâm phạm những nghĩa

vụ công của họ thì bị xử phạt với hình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm. Trong những trường hợp ít nghiêm trọng thì hình phạt là hình phạt tự do đến hai năm hoặc hình phạt tiền.

(2) Người nào đề xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một thẩm phán hoặc một trọng tài một mối lợi cho người này hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công cho việc người này:

1. Đã thực hiện một hành vi phân xử và qua đó đã vi phạm các nghĩa vụ phân xử của họ

2. Sẽ thực hiện một hành vi phân xử và qua đó sẽ vi phạm các nghĩa vụ phân xử của họ thì bị xử phạt trong những trường hợp của số 1 là với hình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm, trong những trường hợp của số 2 là với hình phạt tự do từ sáu tháng đến 5 năm. Phạm tội chưa đạt bị xử phạt”.

- Điều 335 về “Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của nhận và đưa hối lộ” quy định:

“(1) Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì

1. Một hành vi

a) Theo Điều 332 khoản 1 câu 1, cũng trong mối liên hệ với khoản 3, và

b) Theo Điều 334 khoản 1 câu 1 và khoản 2 mà mỗi trường hợp cũng trong mối liên hệ với khoản 3, bị xử phạt với hình phạt tự do từ một năm đến mười năm và

2. Một hành vi theo Điều 332 khoản 2, cũng trong mối liên hệ với khoản 3 thì bị xử phạt với hình phạt tự do không dưới hai năm.

(2) Về nguyên tắc là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo nghĩa của khoản 1 nếu

1. Hành vi liên quan đến một mối lợi có mức độ lớn,

2. Người thực hiện tội phạm nhận liên tiếp những mối lợi mà họ đã đòi hỏi như là một sự trả công cho việc họ sẽ thực hiện một hành vi công vụ trong tương lai, hoặc

3. Người thực hiện tội phạm thực hiện có tính chuyên nghiệp hoặc với tư cách là một thành viên của một băng nhóm đã liên kết để thực hiện liên tiếp những tội phạm như vậy”.

- Điều 336 về “Không thực hiện hành vi công vụ” quy định:

Tương đương như việc thực hiện một hành vi công vụ hoặc một hành vi phân xử theo nghĩa của các điều từ 331 đến 335 là việc không thực hiện hành vi như vậy”.

- Điều 352b về “Vi phạm bí mật công vụ và nghĩa vụ giữ bí mật đặc biệt” quy định:

“(1) Người nào được tin tưởng giao cho hoặc được biết bằng cách khác một bí mật với tư cách là

1. Nhà chức trách

2. Người có nghĩa vụ đặc biệt trong công vụ hoặc

3. Người đảm nhận những công việc hoặc thẩm quyền theo pháp luật về đại diện nhân sự, không được phép mà làm lộ bí mật và qua đó gây nguy hại cho những lợi ích công cộng quan trọng thì bị xử phạt với hình thức phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền. Nếu người thực hiện tội phạm qua hành vi vô ý gây nguy hại cho những lợi ích công cộng quan trọng thì họ bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền.

(2) Người nào, trừ các trường hợp của khoản 1, không được phép mà để cho một đối tượng hoặc một tin tức mà họ:

1. Có nghĩa vụ giữ bí mật trên cơ sở nghị quyết của cơ quan lập pháp liên bang hoặc của một tiểu bang hoặc của một trong những ủy ban của chúng, hoặc

2. Được giao một cách hợp thức nghĩa vụ giữ bí mật từ một cơ quan chức trách khác với sự lưu ý về sự xử phạt của việc vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật, đến một người khác hoặc thông báo công khai và qua đó gây nguy hại cho những lợi ích công cộng quan trọng thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền.

(3) Phạm tội chưa đạt bị xử phạt

(4) Hành vi chỉ bị truy cứu với sự ủy thác. Sự ủy thác được đưa ra bởi

1. chủ tịch của cơ quan lập pháp

a) trong những trường hợp của khoản 1 nếu bí mật được người thực hiện tội phạm biết khi họ làm việc tại hoặc cho một cơ quan lập pháp của Liên bang hoặc của một tiểu bang,

b) trong những trường hợp của khoản 2 số 1;

2. nhà đương cục liên bang cao nhất

a) trong những trường hợp của khoản 1 nếu bí mật được người thực hiện tội phạm biết khi họ làm việc tại hoặc cho một nhà đương cục hoặc tại một cơ quan chức trách khác của Liên bang hoặc cho một cơ quan như vậy,

b) trong những trường hợp của khoản 2 số 2 nếu người thực hiện tội phạm được giao nghĩa vụ từ một cơ quan chức trách của Liên bang;

3. từ nhà đương cục tiểu bang cao nhất trong tất cả các trường hợp còn lại của các khoản 1 và 2, số 2”.

Ngoài ra, Điều 301 về “Đề nghị xử phạt” quy định:

(1) Nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh theo Điều 299 chỉ bị truy cứu theo đề nghị, trừ khi nhà đương cục truy cứu hình sự cho rằng vì lợi ích công đặc biệt của việc truy cứu hình sự mà một sự can thiệp bởi nhà chức trách là cần thiết.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí