So Sánh Tổng Số Vụ Án Và Tổng Số Bị Cáo Bị Tòa Án Đưa Ra Xét Xử Về Các Điều 289, 290 Và 291 Bộ Luật Hình Sự Trong Thời Gian 05 Năm (2008 - 2012)

Như vậy, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho phép chúng ta đưa ra những nhận xét sau đây:

Thứ nhất, tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là tương đối ít, chỉ có tổng số 40 vụ án và 93 bị cáo.

Thứ hai, tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lại chủ yếu tập trung vào ba tội: tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291), còn lại các tội phạm khác không có vụ án và bị cáo nào bị Tòa án đưa ra xét xử bao gồm: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285), tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286), tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287) và tội đào nhiệm (Điều 288).

Thứ ba, tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào ba tội, trong đó tội đưa hối lộ chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 vụ án và 60 bị cáo, tội làm môi giới hối lộ là 08 vụ án và 27 bị cáo, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là 02 vụ án với 06 bị cáo. Như vậy, nếu tính tỷ lệ, tội đưa hối lộ chiếm tỷ lệ 75% số vụ án và 65% số bị cáo trong tổng số các vụ án và các bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ.

Thứ tư, ngoài ra, nếu so sánh với tình hình xét xử ba tội phạm bị đưa ra xét xử chủ yếu là tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong thời gian 05 năm

(2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tương quan so sánh với cả nước xét xử về ba tội phạm này trong thời gian tương ứng như sau:

Bảng 3.5. So sánh tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các Điều 289, 290 và 291 Bộ luật hình sự trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn cả nước

Điều

TP Hồ Chí Minh (I)

Địa bàn cả nước (II)

Tỷ lệ (I)/(II)

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

289

30

60

147

308

20,4 %

19,5%

290

08

27

14

38

57,1%

71,1%

291

02

06

22

33

09,1%

18,2%

Tổng số

40

93

183

379

21,9%

24,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 12

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh


Như vậy, tỷ lệ tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội đưa hối lộ là 20,4% số vụ án và 19,5% số bị cáo; tỷ lệ tội làm môi giới hối lộ là 57,1% và 71,1% và tỷ lệ tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là 9,1% và 12,8%. Tính trung bình chung trong thời gian 05 năm (2008 - 2012), tỷ lệ này là 21,9% số vụ án và 24,5 % số bị cáo, nói chung là cao so với địa bàn khác trong cả nước.

Thứ năm, tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thì hình phạt áp dụng đa số là hình phạt tù có thời hạn đối với các bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử, cụ thể: tội đưa hối lộ thì 60 bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tội làm môi giới hối lộ có 27 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi có 06 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Ngoài ra, không có bị cáo nào được hưởng án treo, không có bị cáo nào được miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt về các tội phạm này.

Thứ sáu, tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua xem xét một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội cho thấy: tội đưa hối lộ số lượng nam giới phạm tội là 49, nữ giới phạm tội là 11; tội làm môi giới hối lộ tỷ lệ này là 24 và 03; tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi tỷ lệ này là 06 và 0.

Ngoài ra, độ tuổi trung bình của bị cáo phạm tội đưa hối lộ là 43,5 tuổi; của tội làm môi giới hối lộ là 45,7 tuổi và của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là 53,2 tuổi. Bên cạnh đó, nhân thân phạm tội lần đầu đối với ba tội bị Tòa án đưa ra xét xử này cho thấy, tất cả các bị cáo đều phạm tội lần đầu.

Như vậy, qua bức tranh xét xử trên cho thấy, nói chung tình hình tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có diễn biến không phức tạp, chỉ có tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ trên địa bàn thành phố đang nghiên cứu có xu hướng gia tăng, ví dụ: Năm 2010, Tòa án xét xử 01 vụ án và 02 bị cáo về tội đưa hối lộ thì năm 2011 tỷ lệ này là 02 và 09 và năm 2012 tỷ lệ này là 04 và 11. Ngoài ra, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, phần lớn các vụ án liên quan đến tội phạm hối lộ đều có liên quan đến ba tội - tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ.

Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm ngày 07/9/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Huỳnh Minh Đức (1976, cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh) và đồng bọn về các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ.

Thứ bảy, ngoài ra, chúng tôi có nghiên cứu ngẫu nhiên tổng số 120 bản án trong chín tháng đầu năm 2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả như sau:

Bảng 3.6. Loại tội và số vụ án thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua nghiên cứu ngẫu nhiên tổng số 120 bản án trong chín tháng đầu năm 2013

TT

Tội danh trong Bộ luật hình sự

Số vụ

1

Tội trộm cắp tài sản

22

2.

Tội cướp tài sản

06

3.

Tội cưỡng đoạt tài sản

02

4.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

07

5.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

02

6.

Tội cướp giật tài sản

07

7.

Tội mua bán trái phép chất ma túy

11

8.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác

14

9.

Tội hiếp dâm

02

10.

Tội môi giới mại dâm

06

11.

Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

02

12.

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

11

13.

Tội không tố giác tội phạm

01

14.

Tội gây rối trật tự công cộng

04

15.

Tội chống người thi hành công vụ

02

16.

Tội đánh bạc

14

17.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ

05

18.

Tội nhận hối lộ

01

19.

Tội đưa hối lộ

01

Tổng cộng: 19 tội danh

120 vụ án

Cũng qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) cho thấy không có tồn tại, hạn chế gì lớn, tuy nhiên chúng tôi vẫn đưa ra một số vấn đề trong thực tiễn và hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm khác về chức vụ để kiến nghị hoàn thiện.

* Một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn xét xử:

Thực tiễn xét xử nói chung, thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian qua cho thấy có một số vướng mắc, tồn tại như sau:

Một là, việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285) và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước (Điều 144 Bộ luật hình sự) còn có sự nhầm lẫn trong thực tiễn.

Ví dụ: Bản án số 121/HSST ngày 20/12/2007: Năm 2007, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. là hai nhân viên công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa sân bay

N. được giao nhiệm vụ là nhân viên chấp nhận hàng. Theo quy định của công ty thì người chấp nhận hàng quý hiếm phải có trách nhiệm quản lý hàng hóa tại kho, cho hàng vào két và phải quản lý chìa khóa két. Hồi 11h15 phút ngày 11/6/2007, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. có làm thủ tục nhập bốn kiện hàng quý hiếm của ngân hàng V. gửi sang Thái Lan cất cánh tại sân bay N. lúc 14h 45 phút cùng ngày. Trong bốn kiện hàng này có một kiện nặng 16,6 kg, bên trong đựng 190.000 USD; một kiện nặng 12,4 kg bên trong có 4.000 USD và

16.558.000 JPY; một kiện nặng 10,5 kg, bên trong đựng đồ lưu niệm và một kiện nặng 18,7 kg tặng bức tượng gỗ quý. Cả bốn kiện hàng này đều đóng gói niêm phong theo đúng quy định và làm thủ tục Hải quan đầy đủ. Sau khi kiểm tra lại thấy đầy đủ thông tin cần thiết, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. đã báo và yêu cầu nhân viên lái xe nâng hàng cẩu bốn kiện hàng này đưa vào chỗ để hàng quý hiếm để Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. mở két khóa lại rồi ra họp

đội. Khoảng 12h10 phút cả đội đi ăn trưa, đến 13h10 phút khi đang làm thủ tục xuất hàng, nhân viên xuất hàng mở két để chuyển hàng thì phát hiện thấy kiện hàng nặng 16,6 kg bị mất.

Tại Cơ quan điều tra ban đầu, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. khai là cả hai đã chủ động trộm cắp kiện hàng nói trên. Đến ngày 14/06/2007, sau khi bị khởi tố bị can về tội trộm cắp tài sản, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. đã thay đổi lời khai, không thừa nhận mình giấu kiện hàng đó để chiếm đoạt mà cho rằng ai đó giấu kiện hàng đi để hại hai người, đồng thời cả hai chỉ thừa nhận không làm đầy đủ theo quy trình quản lý hàng gửi thuộc hàng quý hiếm dẫn đến hàng bị mất là thuộc trách nhiệm của Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. Vụ án này có hai ý kiến khác nhau.

Có quan điểm cho rằng, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước (Điều 144 Bộ luật hình sự). Bởi lẽ, khi nhận hàng từ ngân hàng V. thì Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa sân bay N. là chủ thể phải chịu trách nhiệm về số hàng trên, do vậy bốn kiện hàng này là hàng của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa sân bay

N. Vì hành vi không làm đúng trách nhiệm của mình, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. đã làm mất một kiện hàng có giá trị là 996.000 USD là tài sản của Nhà nước. Do vậy hành vi của bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước theo khoản 3 Điều 144 Bộ luật hình sự.

Quan điểm khác lại cho rằng, Lê Hồng S., Nguyễn Hùng T. phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự). Bởi lẽ, số tiền 190.000 USD chưa bị mất mát, thiệt hại ở đây là do hành vi thiếu trách nhiệm, lơ là, tắc trách của các bị cáo dẫn đến việc phải đi tìm kiếm kiện hàng, làm chậm giờ bay của chuyến bay, làm giảm lòng tin và uy tín của khách hàng đối với công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa sân bay N. Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án không làm rõ được thiệt hại của việc chậm

chuyến bay là bao nhiêu tiền nên không thể quy kết bị cáo phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, do vậy phải truy tố bị cáo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, ở đây cũng chưa xác định rõ được hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của các bị cáo.

Hai là, tương tự việc định tội danh giữa tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự) cũng có sự nhầm lẫn trong thực tiễn.

Ví dụ: Bản án số 196/HSST ngày 17/01/2008: Năm 2007, Nguyễn Thị

H. đã chủ động liên hệ và đề nghị với Nguyễn Văn D. (cùng thành phố) về việc “chạy” cho thí sinh thi vào các trường sỹ quan quân đội, mặc dù là sỹ quan quân đội nhưng Nguyễn Văn D. không có chức vụ, quyền hạn gì trong việc quân sự. Khi được H. đề nghị “chạy” cho thí sinh thi vào các trường này, Nguyễn Văn D. đã nói rằng làm được. Hai người đã thống nhất thu của mỗi thí sinh thi vào Trường sỹ quan X. hoặc Trường hậu cần Y. là 40 triệu đồng và D. sẽ trích lại cho H. tỷ lệ phần trăm thu được từ các thí sinh. Do tin là Nguyễn Văn D. sẽ lo được cho các thí sinh thi vào được nên H. đã thông báo cho một số người quen về việc mình có đường dây chạy tuyển sinh vào các Trường quân sự và sỹ quan với điều kiện người có nhu cầu phải giao tiền trước khi tuyển sinh. Đã có năm người trực tiếp giao tiền cho H. và ba người giao tiền gián tiếp (qua một người trung gian) cho H. với tổng số tiền lên đến 267 triệu đồng để lo cho tám trường hợp thi vào các trường sỹ quan, quân sự. Trong đó, có 197 triệu được đưa trước khi thi và 70 triệu sẽ được đưa sau khi tuyển sinh. Sau mỗi lần nhận tiền, H. lại gọi và thống nhất địa điểm, thời gian giao tiền cho Nguyễn Văn D. H. đã giao cho D. là 180 triệu đồng và giữ lại 17 triệu đồng. Riêng số tiền 70 triệu, H. không giao cho D., vì không có cách nào gặp được D. Sau khi nhận được 180 triệu đồng, Nguyễn Văn D. không đi lo cho các thí sinh mà y dùng số tiền đó vào việc mua sắm, ăn chơi.

Khi các thí sinh không đỗ thì vụ án bị phát hiện và bị bắt giữ. Về vụ án này, khi xét xử còn có nhiều ý kiến khác nhau đối với hành vi phạm tội của Nguyễn Thị H. (còn Nguyễn Văn D. bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có vấn đề gì). Có ý kiến cho rằng H. phạm tội đưa hối lộ; ý kiến khác cho rằng H, phạm tội làm môi giới hối lộ và có ý kiến lại cho rằng, H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chúng tôi cho rằng, đồng thời với việc giao tiền cho Nguyễn Thị H., các đối tác đều làm hồ sơ cho con em mình thi vào các Trường sỹ quan, quân sự và các trường này đều nhận được hồ sơ tuyển sinh và số báo danh. Do vậy, khi đưa tiền cho H. họ mới cung cấp họ tên thí sinh, ngày sinh, quê quán, số báo danh.. H. đã cung cấp đầy đủ cho D. những thông tin này. Số tiền 267 triệu mà H. thu được là tiền của cá nhân hoặc gia đình tám thí sinh đưa. Ngoài ra, khi đưa tiền cho H. những người đưa tiền đều hiểu rằng, thông qua H., số tiền trên sẽ được đưa cho người có thẩm quyền mà H. quen giúp cho con em họ thi đỗ vào các Trường sỹ quan theo nguyện vọng. Do đó, H. chỉ mà một trong những mắt xích và là mắt xích đầu tiên (tính từ phía người tuyển sinh) trong đường dây “chạy” vào các Trường sỹ quan, quân sự. Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù các Trường sỹ quan, quân sự không có tiêu cực nhưng với cách thông tin của D. và H., thì cả H. và mọi người đã đưa tiền đều hiểu rằng, ở các Trường này có đường dây “chạy”, và khi đưa tiền, các thông tin cần thiết, chắc chắn H. và mọi người tin rằng D. sẽ dùng số tiền đó vào chạy điểm cho những người có tên trong danh sách đã đưa để “đỗ”. Do đó, H. chỉ là mắt xích trung gian mà thôi, vì vậy xét xử bị cáo H. về tội làm môi giới hối lộ mới chính xác và đúng bản chất của hành vi phạm tội của H.

Ba là, xung quanh vấn đề đưa hối lộ rồi chủ động khai báo xử lý như thế nào, có nên miễn trách nhiệm hình sự hay không.

Ví dụ: Ông Nguyễn Thanh G. đại diện cho gia đình trong một vụ kiện

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí