Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Phạm Khác Về Chức Vụ Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

(2) Bên cạnh người bị hại thì mỗi doanh nhân, hiệp hội và cơ quan đã được mô tả trong Điều 8 khoản 2 số 1, 2 và 4 của Luật chống cạnh tranh không minh bạch đều có quyền đưa ra đề nghị xử phạt theo khoản 1”.

Hay Điều 338 về “Hình phạt tài sản và thu lại mở rộng” quy định:

(1) Trong những trường hợp của Điều 332, cũng trong mối liên hệ với các điều 336 và 337 thì Điều 73d được áp dụng nếu người thực hiện tội phạm thực hiện có tính chuyên nghiệp hoặc với tư cách là thành viên của một băng nhóm đã liên kết để thực hiện liên tiếp các tội phạm như vậy.

(2) Trong những trường hợp của Điều 334, cũng trong mối liên hệ với các điều 336 và 337 thì các Điều 43a, 73d được áp dụng nếu người thực hiện tội phạm thực hiện với tư cách là thành viên của một băng nhóm đã liên kết để thực hiện liên tiếp các tội phạm như vậy. Điều 73d cũng được áp dụng nếu người thực hiện tội phạm thực hiện có tính chuyên nghiệp”.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Đức và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, giống như Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Bộ luật hình sự Liên bang Đức không quy định thành hai Mục A - Các tội phạm về tham nhũng và Mục B - Các tội phạm khác về chức vụ như Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999, mà giống như Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 trước đây.

Hai là, tương tự như Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Bộ luật hình sự Liên bang Đức không quy định khái niệm các tội phạm về chức vụ như Bộ luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, chỉ có Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Việt Nam mới giải thích khái niệm người có chức vụ, quyền hạn.

Ba là, đối với các tội phạm khác về chức vụ, Bộ luật hình sự Liên bang Đức quy định có điểm tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, tội làm lộ bí mật công tác, nhưng không quy định về các tội khác như tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; v.v...

Ngoài ra, đối với các tội phạm hối lộ, các nhà làm luật Liên bang Đức quy định khá đầy đủ các tội phạm này trong các lĩnh vực, thể hiện mối liên hệ giữa hành vi nhận và đưa hối lộ: tội nhận và đưa hối lộ trong lĩnh vực kinh doanh (Điều 299), những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh (Điều 300) bên cạnh việc xử lý hành vi đưa hối lộ chung (Điều 334), các trường hợp đặc biệt của nhận và đưa hối lộ chung (Điều 335) hoặc ngoài hành vi đưa hối lộ, các nhà làm luật Liên bang Đức còn xử lý cả hành vi đưa mối lợi (Điều 333) mà Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định thành tội độc lập. Đặc biệt, Điều 358 về “Hậu quả kèm theo” quy định kèm theo một hình phạt tự do từ ít nhất sáu tháng về một tội phạm theo các điều 332, 335, 339, 340, 343, 344, 345 khoản 1 và 3, các Điều 348, 352 đến 353b khoản 1, các Điều 355 và 357 thì Tòa án có thể tước bỏ khả năng được đảm nhiệm những chức trách (Điều 45 khoản 2).

Chương 3‌‌

THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ


3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [10]

Hiện nay, dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2012 ước có 7.750,9 ngàn người, tăng 3,1% so với năm 2011; khu vực thành thị là 6.433,2 ngàn người, tăng 2,9%. Tỷ lệ tăng cơ học 18,9‰; tăng tự nhiên dân số 9,6‰.

Năm 2012, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9,2%; Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản tăng 5,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,3%; khu vực dịch vụ tăng 10,0%. Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 5,1% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 34,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9%.

Năm 2012, tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 217.073 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,1%. Trong đó: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện 177,667 tỷ đồng, tăng 9,2%. Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố ước thực hiện 16.664,7 tỷ đồng, tăng 2,2%. Toàn thành phố có 23.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Ngoài ra, so với tháng 12/2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của 2 năm trước liền kề, và cũng là năm có mức tăng thấp nhất tính từ năm 2004 đến nay. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của

cả năm 2012 so với giá bình quân 2011 tăng 7,74%. Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2012 đạt 47.702,9 triệu USD; Trong đó, xuất khẩu đạt 21.567,2 triệu USD, tăng 6,3%, nhập khẩu đạt 26.135,8 triệu USD, giảm 4,6%.

Tình hình giáo dục đầu năm học 2012 - 2013: Toàn thành phố có 800 trường mẫu giáo, 16.309 giáo viên, tăng 6%, 292.905 trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo, tăng 2,3%; toàn thành phố có 917 trường phổ thông, 45.115 giáo viên, tăng 2,8%, Số học sinh đầu năm học 1.046,8 ngàn học sinh, tăng 2,4%; số học viên các lớp xóa mù chữ là 1.804 người, tăng 11,4%: trung học cơ sở là 4.132 người, giảm 23,4%; trung học phổ thông là 28.186 người, giảm 17,3%.

Bên cạnh đó, trong 11 tháng năm 2012, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động, giải quyết việc làm cho 289,4 ngàn lượt, giảm 0,9% so năm 2011. Số chỗ làm việc mới được tạo ra trong năm là 123 ngàn, giảm 4%. Tỷ lệ số người thất nghiệp năm 2012 là 4,9%. Trên địa bàn thành phố có 112,9 ngàn người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ 03/01 đến 07/12/2012, tăng 29% so cùng kỳ, với tổng số tiền là 857,5 tỷ đồng. 64,6 ngàn người được tư vấn giới thiệu việc làm; 1,3 ngàn người được hỗ trợ học nghề, với số tiền hỗ trợ 130,5 triệu đồng.

Trong năm 2012, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động ảnh hưởng đến tình hình trong nước và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, mở 3 đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự; đồng thời đẩy mạnh triển khai các kế hoạch chuyên đề đấu tranh với từng loại tội phạm. Công an thành phố đã có sự đổi mới trong công tác tuần tra mật phục, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về hình sự, địa bàn giáp ranh và địa bàn cần chuyển hóa; triển khai việc phối hợp giữa nhiều lực lượng trong công tác

phối hợp phòng chống đua xe, tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính bảo đảm trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trên địa bàn thành phố. Số vụ phạm pháp hình sự được kéo giảm 7,16% so với năm 2011, điều tra khám phá 3.675 vụ phạm pháp hình sự, bắt 4.679 đối tượng (tăng 4,51% so với năm 2011); triệt phá 732 băng nhóm tội phạm hình sự, bắt 1.778 đối tượng tội phạm (trong đó xác lập và khám phá 106 chuyên án bắt 427 đối tượng) hoạt động có tổ chức, chuyên nghiệp, khám phá nhiều băng nhóm giết người, cướp tài sản, cướp giật, trộm cắp [65].

Đặc biệt, Công an thành phố đã tiếp nhận, điều tra làm rõ 32 vụ 65 đối tượng cố ý làm trái, tham ô, làm giả các loại giấy tờ, lập hồ sơ và sử dụng hóa đơn khống để quyết toán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nhà nước; phát hiện

1.277 vụ vi phạm kinh tế nâng tổng số vụ điều tra lên 1.492 vụ; đã kết thúc điều tra 1.268 vụ 1.244 đối tượng; tài sản thiệt hại khoảng 1.691 tỷ đồng; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 28,7 tỷ đồng, giá trị tài sản thu hồi 67,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tang vật khoảng 87 tỷ đồng.

Trên lĩnh vực giao thông, Công an thành phố đã hoàn thành các chỉ tiêu kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả 3 mặt và 20% số vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút trong “Năm An toàn giao thông 2012”; ý thức chấp hành luật giao thông của người dân được nâng lên, tình trạng ùn tắc giao thông giảm khá nhiều; đã kiềm chế đáng kể và xử lý nghiêm tệ nạn thanh thiếu niên tụ tập sử dụng xe gắn máy phóng nhanh lạng lách, biểu diễn trên đường vào ban đêm, chủ động các biện pháp phòng ngừa và phát hiện xử lý nhanh đối với các vụ tổ chức đua xe trái phép. Theo đó, tai nạn giao thông đường bộ được kéo giảm trên cả 3 mặt, đã xảy ra 888 vụ tai nạn giao thông, làm chết 786 người, bị thương 335 người (-132 vụ = 13%, - 82 người chết = 9%, -161 người bị thương = 32%).

3.1.2. Tình hình xét xử các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) cho thấy:

Một là, tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Bảng 3.1. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Năm


Điều

2008

2009

2010

2011

2012

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

285

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

286

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

287

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

288

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

289

15

23

08

15

01

02

02

09

04

11

290

04

13

01

03

0

0

01

04

02

07

291

02

06

0

0

0

0

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh


Diễn biến cụ thể tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua biểu đồ như sau:


0 0 0

0 0 0

0 0 0

0 0 0

0 0 0

20


15


10


5


0

2008 2009 2010 2011 2012


Điều 285 Điều 286 Điều 287 Điều 288 Điều 289 Điều 290 Điều 291

Biểu 3.1. Tổng số vụ án Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


0 0 0

0 0 0

0 0 0

0 0 0

0 0 0

25

20

15

10

5

0

2008 2009 2010 2011 2012


Điều 285 Điều 286 Điều 287 Điều 288 Điều 289 Điều 290 Điều 291

Biểu 3.2. Tổng số bị cáo Tòa án đã xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hai là, tổng số vụ án, tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) như sau:

Bảng 3.2. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo phạm các tội phạm khác về chức vụ giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


Điều

Tổng cộng

Số vụ án

Số bị cáo

285

0

0

286

0

0

287

0

0

288

0

0

289

30

60

290

08

27

291

02

06

Tổng cộng

40

93

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh


Ba là, hình phạt và biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đã được Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về các tội phạm khác về chức vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 05 năm (2008

- 2012) như sau:

Bảng 3.3. Hình phạt, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt được Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm (2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


Điều

Hình phạt áp dụng

Miễn trách nhiệm

hình sự

Miễn hình phạt

Án treo

Tù có

thời hạn

Tù chung

thân

Tử hình

285

0

0

0

0

0

0

286

0

0

0

0

0

0

287

0

0

0

0

0

0

288

0

0

0

0

0

0

289

0

60

0

0

0

0

290

0

27

0

0

0

0

291

0

06

0

0

0

0

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh


Bốn là, ngoài ra, một số đặc điểm về nhân thân của các bị cáo như sau:

Bảng 3.4. Một số đặc điểm về nhân thân của các bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử về các tội phạm khác về chức vụ trong thời gian 05 năm

(2008 - 2012) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


Điều

Giới tính

Độ tuổi

trung bình

Nhân thân người phạm tội

Nam

Nữ

285

0

0

0

0

286

0

0

0

0

287

0

0

0

0

288

0

0

0

0

289

49

11

43.5

60 bị cáo phạm tội lần đầu

290

24

03

45.7

27 bị cáo phạm tội lần đầu

291

06

00

53.2

06 bị cáo phạm tội lần đầu

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí