Tội Thiếu Trách Nhiệm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng (Điều 285 Bộ Luật Hình Sự)

niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của bảy tội phạm cụ thể trong các tội phạm khác về chức vụ của Bộ luật hình sự.

2.1.1. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của một người có chức vụ trong cơ quan, tổ chức do vô ý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Khách thể của tội phạm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện bằng hành vi thiếu trách nhiệm thể hiện ở việc không thực hiện (không hành động) hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao (hành động) gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu ở vị trí, cương vị đó, người có chức vụ làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ của mình thì hậu quả nghiêm trọng không xảy ra.

Như vậy, để có cơ sở xác định việc thực hiện đúng hay không đúng hoặc thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ được giao, trong từng trường hợp cụ thể, cần phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn. Khi xác định chức năng, nhiệm vụ phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, căn cứ vào chế độ trách nhiệm cụ thể được quy định đối với từng người.

Bên cạnh đó, để cho việc xử lý được khách quan, toàn diện còn phải xác định người được giao nhiệm vụ có khả năng thực tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ trong từng trường hợp cụ thể hay không. Trường hợp mà xác định được là người có chức vụ, quyền hạn vừa phải thực hiện nhiệm vụ được giao và lại cũng có khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ đó, nhưng vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được

giao gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Ngược lại, nếu xác định được là không đủ khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ, thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên những cơ sở chung.

Tuy nhiên, khả năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, chẳng hạn như điều kiện công tác, phương tiện trong công tác, khối lượng, tính chất công việc, thời tiết, sự tác động của những người khác, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; v.v...

Hiện nay, xác định thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng” trong tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chưa được các nhà làm luật nước ta hướng dẫn cụ thể. Trước đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn vấn đề này tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985 và chỉ ra “gây hậu quả nghiêm trọng” thường là không thuộc về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản. Ví dụ: do lơ là, cẩu thả trong công việc, một người huy động nhân công gây lãng phí lớn về sức lao động; do nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ không cẩn thẩn, một kiểm sát viên truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, một thẩm phán ra quyết định trái pháp luật... Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thay thế. Vì vậy, để có cơ sở đánh giá hậu quả như thế nào được coi là nghiêm trọng cần phải có quan điểm toàn diện, căn cứ vào thiệt hại gây ra, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian thiệt hại xảy ra, tính chất lợi ích và quyền của công dân bị vi phạm và các thiệt hại phi vật chất khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, Điều 285 Bộ luật hình sự chỉ áp dụng đối với những trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà không thuộc những trường hợp quy định ở các điều 144, 235 và 301 Bộ luật hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp khi định tội danh phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn và hậu quả do hành vi đó gây ra, tức là phải chứng minh việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng được chỉ ra trong điều luật.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

* Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

- Khoản 2: quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười hai năm nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.1.2. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286 Bộ luật hình sự)

Điều luật quy định hai tội là tội cố ý làm lộ bí mật công tác và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác.

Một là, về tội cố ý làm lộ bí mật công tác:

* Khái niệm: Tội cố ý làm lộ bí mật công tác là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ và có tư cách để biết được tài liệu bí mật công tác nhưng đã cố ý làm lộ bí mật công tác, nhưng không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 Bộ luật hình sự, xâm phạm đến trật tự quản lý các tài liệu bí mật công tác.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, trật tự quản lý các tài liệu bí mật công tác.

Đối tượng tác động của tội phạm đó là tài liệu bí mật công tác.

Tài liệu bí mật công tác có thể là những số liệu, sơ đồ, bản vẽ, thiết kế, sổ sách, báo cáo... thuộc loại bí mật trong công tác. Hiện nay, Nhà nước ta chưa có quy định vấn đề gì thuộc loại bí mật công tác, mà mới chỉ quy định những vấn đề thuộc bí mật Nhà nước (Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28/10/1991; Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 84/HĐBT ngày 09/03/1992 ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước; nay là Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2001 và căn cứ vào các văn bản của từng ngành, liên ngành quy định danh mục tài liệu bí mật công tác của cơ quan, tổ chức).

Tuy nhiên, có thể hiểu tài liệu bí mật công tác bí mật công tác là những bí mật có tầm quan trọng thấp hơn bí mật Nhà nước, do Nhà nước quy định. Ví dụ: Tài liệu, hồ sơ vụ án đang chuẩn bị xét xử, số liệu, sơ đồ, thiết kế liên quan đến những công trình quan trọng; v.v... Do đó, để đánh giá chính xác, cần căn cứ vào các văn bản của từng ngành, liên ngành quy định danh mục tài liệu bí mật công tác của cơ quan, tổ chức.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác.

Cố ý làm lộ bí mật công tác là mong muốn công bố, trình bày, phát biểu hoặc để cho người không có trách nhiệm biết những tài liệu, bí mật công tác thuộc trách nhiệm quản lý, bảo quản của mình. Như vậy, những người không có trách nhiệm có thể biết tài liệu, bí mật công tác bằng cách đọc, nhìn, nghe, chụp ảnh, sao chép... những tài liệu đó và làm cho chúng mất giá trị bí mật, còn tài liệu gốc vẫn ở những nơi mà người có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Người khác ở đây là những người không có quyền tiếp xúc hay tham khảo, sử dụng tài liệu, bí mật trong công tác đó.

Việc cố ý làm lộ bí mật công tác có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Ví dụ: Cố ý làm lộ bí mật công tác bằng thư, bằng lời nói ở những nơi có đông người (phòng tiếp khách cơ quan, quán ăn, siêu thị, trên xe khách, ô tô buýt...) hoặc người có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật công tác không ngăn cản hoặc không áp dụng những biện pháp chuyên môn nhằm ngăn ngừa người khác đọc, ghi chép, chụp ảnh... tài liệu, bí mật công tác.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người khác không có trách nhiệm biết bí mật công tác lại biết được bí mật đó.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài liệu, bí mật công tác.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội có thể là vì vụ lợi, vì động cơ cá nhân hay vì một động cơ khác. Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Hai là, về tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác:

* Khái niệm: Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác là hành vi của một người do cố ý, bằng mọi cách thức, phương pháp để dịch chuyển, mua bán, trao đổi hoặc bất kỳ hành vi nào làm cho tài liệu bí mật công tác không còn giá trị sử dụng hoặc không thể phục hồi lại được, xâm phạm trật tự quản lý các tài liệu bí mật công tác.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, trật tự quản lý các tài liệu bí mật công tác.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện bằng một trong các hành vi sau:

- Chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác là cố ý có được một cách trái phép tài liệu bí mật công tác được thực hiện bằng mọi cách thức tương tự như các

tội xâm phạm sở hữu như: công khai, lén lút, trộm cắp, cướp, lừa đảo... Lưu ý, tài liệu bí mật công tác phải đang trong sự quản lý, bảo quản của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có trách nhiệm quản lý.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chiếm lấy được tài liệu bí mật công tác, còn việc người phạm tội dùng tài liệu đó vào mục đích gì không có ý nghĩa đối với việc định tội danh. Lưu ý, trường hợp người phạm tội dùng tài liệu đã chiếm đoạt được cung cấp để nước ngoài sử dụng chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp trên những cơ sở chung.

- Mua bán tài liệu bí mật công tác là hành vi đem tài liệu đó trao đổi với người khác, nhằm thu lợi bất chính. Việc mua bán những tài liệu đó có thể được thực hiện ở những hình thức như: đem tài liệu đó bán lấy tiền; đem tài liệu đó trao đổi để lấy những hàng hóa, vật dụng khác.

Việc mua bán tài liệu bí mật công tác có thể được tiến hành với bất kỳ người nào: có thể là với người ngoài cơ quan hoặc với những người trong cơ quan. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, người bán tài liệu đó phải là người có tài liệu trong tay hoặc có quyền quản lý, sử dụng tài liệu đó.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm mua bán những tài liệu đó.

- Tiêu hủy tài liệu bí mật công tác là làm cho tài liệu đó hoặc nội dung của tài liệu không còn tồn tại, cũng như không còn khả năng khôi phục hoặc sử dụng những tài liệu đó nữa như: xé nát, cắt vụn, cho vào máy tiêu hủy, đốt bằng lửa hoặc vứt xuống sông, hồ, giếng...

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm có hành vi tiêu hủy tài liệu. Còn việc tài liệu đó có bị tiêu hủy hay không không có ý nghĩa đối với việc định tội mà chỉ có vai trò khi quyết định hình phạt.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có chức năng quản lý, bảo quản tài liệu đó hoặc bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

* Hình phạt:

- Khoản 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

- Khoản 2: quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.1.3. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287 Bộ luật hình sự)

Điều luật này quy định hai tội là tội vô ý làm lộ bí mật công tác và tội làm mất tài liệu bí mật công tác.

Một là, về tội vô ý làm lộ bí mật công tác:

* Khái niệm: Tội vô ý làm lộ bí mật công tác là hành vi của người có trách nhiệm trong việc quản lý tài liệu bí mật công tác do vô ý nên đã làm lộ bí mật công tác, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi vô ý làm lộ bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Vô ý làm lộ bí mật công tác là sơ suất làm cho những người không có trách nhiệm phải biết, không được phép biết đã biết được tài liệu bí mật công tác thể hiện ở chỗ do vi phạm các quy định bảo quản, bảo vệ, sử dụng tài liệu hoặc là do không thận trọng trong việc giao tiếp, tiếp xúc với những người khác mà để lộ tài liệu bí mật công tác cho người khác biết.

Lưu ý, số người biết bí mật công tác ít hay nhiều, một hay nhiều người không quan trọng. Ngoài ra, các tài liệu bí mật công tác không bị mất đi mà vẫn ở nguyên chỗ cũ, vẫn thuộc quyền quản lý, sử dụng của người có trách nhiệm nhưng nội dung của tài liệu đó đã bị người khác biết, tức là giá trị bí mật của nó không còn nữa.

Về việc gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ở đây có thể được hiểu là gây ảnh hưởng lớn, rất lớn, hoặc đặc biệt lớn đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức xã hội, gây ảnh hưởng về mặt chính trị, gây dư luận lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn trong nhân dân. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức các dấu hiệu này.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài liệu bí mật công tác.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

Hai là, về tội làm mất tài liệu bí mật công tác:

* Khái niệm: Tội làm mất tài liệu bí mật công tác là hành vi của người có trách nhiệm quản lý tài liệu bí mật công tác đã thiếu trách nhiệm hoặc do cẩu thả nên để mất tài liệu bí mật công tác, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Làm mất tài liệu bí mật công tác là làm cho tài liệu bí mật công tác bị rơi ra khỏi sự kiểm soát, bảo quản, bảo vệ của người có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tài liệu đó. Nguyên nhân của việc làm liệu bí mật công tác có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/02/2023