Đổi Mới Tổ Chức, Hoạt Động Và Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Của Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Đáp Ứng Yêu Cầu Của Hoạt Động Kiểm


để ngăn chặn tiêu cực do các cá nhân, tổ chức có thể bỏ tiền để phục vụ mục đích cá nhân, đi ngược với tính khách quan, minh bạch của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Đa dạng hóa các nguồn kinh phí từ hoạt động đóng góp của các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để từng bước tự chủ kinh phí hoạt động. Tiến đến mô hình các tầng lớp nhân dân tự nguyện bỏ tiền duy trì sự hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội để các tổ chức này đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, thay mặt nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo nhà nước hoạt động đúng mục đích và hiệu quả.

Thứ sáu, đổi mới quy trình lựa chọn nhân sự chủ chốt cho các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay, việc lựa chọn những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp được thực hiện thông qua hoạt động hiệp thương. Tuy nhiên, hoạt động này nặng về định hướng của tổ chức Đảng các cấp và chịu ảnh hưởng của Nhà nước. Cần đổi mới quy trình hiệp thương lựa chọn những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng công khai, minh bạch và dân chủ thực chất. Những người được lựa chọn phải là các cá nhân tiêu biểu, có năng lực hoạt động thực tiễn, được sự tín nhiệm của các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân và có thể không nhất thiết phải là đảng viên.

Đảm bảo sự độc lập tương đối trong công tác nhân sự chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội với công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước. Hạn chế và tiến đến xóa bỏ tình trạng thuyên chuyển cán bộ từ Đảng, Nhà nước sang các tổ chức chính trị - xã hội và ngược lại. Thực hiện nguyên tắc nhân sự của các tổ chức chính trị - xã hội phải được bầu chọn dựa trên sự tín nhiệm của các thành viên trong tổ chức, còn nhân sự của Nhà nước phải thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí quyền lực khác nhau. Sự phân định rò ràng công tác nhân sự giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị nhằm mục đích trước hết là đảm bảo sự phân công lao động xã hội, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp vì những vai trò, vị trí khác nhau thì yêu cầu về năng lực, phẩm chất cũng khác nhau. Hơn nữa, sự độc lập này là cần thiết để hạn chế việc Đảng và Nhà nước thông qua công tác nhân sự có thể chi phối, can thiệp


quá mức và tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, đảm bảo những người được lựa chọn đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội có động cơ hoạt động đúng đắn, vì lợi ích chung của tổ chức, không xem đây là “bàn đạp” để tiến sâu vào các vị trí quyền lực của Đảng và Nhà nước.

Việc xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức này. Mục tiêu là đổi mới phương thức, cơ chế lãnh đạo và quản lý, từ chỗ can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động và làm mất đi không gian độc lập của các tổ chức này sang lãnh đạo, quản lý bằng pháp luật theo chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Chỉ khi việc lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước được thực hiện trên cơ sở một hệ thống cơ chế pháp lý rò ràng, minh bạch, khoa học thì mới tạo dựng được các điều kiện cần thiết để các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được vai trò của mình trong hệ thống chính trị, kiểm soát có hiệu quả quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

4.2.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Cùng với xu thế đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần phải có những đổi mới về tổ chức và hoạt động để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội phải phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với hệ thống chính trị và trong từng tổ chức thành viên, hướng đến một hệ thống tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cần được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và phát huy vị trí, vai trò độc lập, sáng tạo của MTTQ Việt Nam và các tổ chức quần chúng, đồng thời nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước và phát huy dân chủ trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thứ nhất, đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn bộ máy,


Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 20

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động

Sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội không thực hiện các chức năng công quyền, do đó, không nhất thiết phải “tổ chức theo các cấp hành chính như hiện nay mà nên bỏ bớt cấp trung gian” [80, tr.302]. Bước đầu có thể giữ lại một số cán bộ chủ chốt ở các cấp trung gian để duy trì sự hoạt động, sau khi đã thích ứng với điều kiện mới nên mạnh dạn giải thể để đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, tập trung kinh phí cho cấp trung ương và cơ sở.

Tổ chức bộ máy cấp trung ương và cơ sở cũng phải được sắp xếp lại cho phù hợp. Ở cấp trung ương, tiến hành cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách; cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; tăng cường đầu tư cho tổ chức và hoạt động của các Hội đồng tư vấn, thu hút sự tham gia của các cộng tác viên, các cá nhân tiêu biểu, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để nâng cao năng lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát, phản biện chính quyền.

Tập trung xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở. Thực hiện phương châm tập trung cho cơ sở, đổi mới cơ sở theo hướng gắn bó với đoàn viên, hội viên, từng bước khắc phục tình trạng “hành chính hóa” hoạt động và “công chức hóa” đội ngũ cán bộ đoàn thể. Thực tế cho thấy cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp nắm bắt các tâm tư nguyện vọng, có vai trò quan trọng trong tổ chức tập hợp lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, cấp cơ sở hiện là cấp yếu nhất trên nhiều phương diện như chất lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động,… Do đó, cần tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động quần chúng, ưu tiên phân bổ kinh phí hoạt động, thu hút sự tham gia của các cộng tác viên, cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp dân cư để góp phần nâng cao uy tín, năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Quan tâm xây dựng, phát triển các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở theo hướng tự quản, tự chủ và


chủ động, sáng tạo trong hoạt động để qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tự quyết định các công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng dân cư.

Đổi mới việc kết nạp đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động này phải được tiến hành trên cơ sở tự giác, tự nguyện, khắc phục khuynh hướng hành chính hóa, ép buộc, kết nạp tràn lan, chạy theo số lượng để hoàn thành chỉ tiêu. Cần chú trọng xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn kết nào đoàn viên, hội viên. Đồng thời, các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để ngày càng trở thành nơi phản ánh tâm tư, nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi của các thành viên, qua đó, thu hút sự tự nguyện tham gia của các tầng lớp dân cư.

Thứ hai, đổi mới hoạt động theo hướng thực hiện đúng chức năng, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội

Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân nên phương châm, phương pháp hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội phải thể hiện tính tự nguyện, hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành động, cùng có lợi trong việc thực hiện mục tiêu chung. Các tổ chức này cần quán triệt chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình trong quá trình hoạt động là vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên; vừa tổ chức, vận động nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, kiểm soát quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ.

Cần khắc phục tình trạng hoạt động phô trương, hình thức, hành chính hóa và chạy theo phong trào bề nổi của các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay. Gốc rễ sâu xa là các tổ chức này nhận thức không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, do đó, trước hết cần thay đổi nhận thức, tư duy của các đội ngũ cán bộ chủ chốt và các thành viên, hội viên. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng tổ chức nhằm nâng cao tính hiệu quả, thiết thực, thu hút sự tham gia rộng rãi của các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Chú trọng tổ chức các hoạt động hướng đến chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đoàn viên, hội viên trong quan hệ với nhà nước và thị trường. Chủ


động, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, bám sát tình hình thực tiễn để lựa chọn được các phương pháp hoạt động phù hợp, có hiệu quả nhằm kịp thời can thiệp, hỗ trợ các tầng lớp nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trước nguy cơ xâm phạm từ phía nhà nước và thị trường. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp lực lượng, xây dựng quan hệ phối hợp hành động chặt chẽ giữa MTTQ và các tổ chức đoàn thể, tạo dựng phong trào quần chúng rộng lớn với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực để tạo nên sức mạnh tổng hợp, áp lực, quyền lực trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và phát huy chủ quyền của nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần bám sát các chức năng, nhiệm vụ của mình và tình hình thực tiễn để tăng cường tổ chức, nâng cao hiệu quả của các hoạt động phản biện, kiểm soát chính quyền. Tạo lập các diễn đàn phong phú, đa dạng để nhân dân tham gia vào hoạt động của nhà nước, phát huy được trí tuệ trong việc đóng góp ý kiến, phản biện cho các chính sách và hoạt động của Nhà nước. Thực hiện tốt chức năng là những tổ chức “trung gian, chuyển tiếp” giữa nhân dân và nhà nước, kết nối có hiệu quả để các ý kiến, phản biện của nhân dân đến được với các cơ quan nhà nước, đồng thời chuyển tải được các chủ trương, chính sách, phương án xử lý các vấn đề được xã hội quan tâm đến các tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước

Đổi mới, nâng cao chất lượng của công tác cán bộ là khâu quyết định đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng của các tổ chức chính trị - xã hội. Để có được đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội có phẩm chất, đạo đức, năng lực hoạt động thực tiễn, nhạy bén, chuyên nghiệp, cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn đến tạo các điều kiện vật chất, tinh thần và môi trường làm việc để khai thác, phát huy năng lực, trình độ của họ.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới. Cần xây dựng chương trình đào tạo


các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn của các tổ chức chính trị

- xã hội ở các trường đại học, cao đẳng và học viện. Hiện nay cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau với các chuyên ngành đào tạo khác nhau nên khi tham gia các hoạt động đặc thù của các tổ chức này dễ rơi vào lúng túng, bị động, ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Cần tham khảo kinh nghiệm của các nước và bám sát yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng nhiều cán bộ của Đảng và Nhà nước vi phạm kỉ luật, năng lực yếu kém thì chuyển sang làm công tác Mặt trận và đoàn thể. Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển chọn cán bộ chuyên trách cho các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tuyển chọn cần tiến hành nghiêm túc, khách quan, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Trên thực tế, cấp cơ sở hiện đang còn nhiều yếu kém, chất lượng đội ngũ trình độ thấp nhưng lại là cấp trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động, có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Cần nhanh chóng xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động xã hội, khả năng tổ chức và vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Có chính sách phát triển đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp để tạo nguồn cán bộ cho các tổ chức chính trị - xã hội.

Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tập huấn, xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp. Hoạt động bồi dưỡng phải được tiến hành nghiêm túc, phù hợp với nhu cầu thực tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chú trọng cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới cho cán bộ các cấp, đặc biệt là các nghiệp vụ cần thiết trong hoạt


động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ chuyên trách của từng cấp và tiêu chuẩn của từng chức danh. Sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chú trọng xây dựng chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phù hợp với yêu cầu chuyên nghiệp hóa, từng bước hiện đại. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, đãi ngộ xứng đáng đối với những người trẻ, có năng lực, trình độ để thu hút họ tham gia công tác. Có chính sách ưu tiên đối với các cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,… để tạo động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công việc.

Xây dựng chính sách thu hút các cá nhân tiêu biểu, các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời có cơ chế phù hợp để khai thác, phát huy tài năng của họ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát, phản biện xã hội và chất lượng khoa học của các kiến nghị, đề xuất. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tư vấn của các tổ chức chính trị - xã hội. Xúc tiến việc thành lập các hội đồng tư vấn liên ngành, mời các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín tham gia để nâng cao hiệu quả tư vấn, phản biện.

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Cơ sở pháp lý là điều kiện quan trọng để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian qua đã không ngừng được bổ sung, phát triển theo yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta chưa thực sự tạo dựng được một cơ chế pháp lý hữu hiệu để các tổ chức này thực hiện vai trò, chức năng của mình. Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng:

Một là, hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám sát, phản biện xã hội

của các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở rà soát, sắp xếp, hợp nhất một số nội


dung của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Quyết định Số: 217- QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 12 tháng 12 năm 2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội,… nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho nhân dân và các tổ chức đại diện của mình thực hiện có hiệu quả sự kiểm soát đối với quyền lực nhà nước. Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của các tổ chức chính trị - xã hội nhưng hiện cũng đang là khâu yếu nhất của các tổ chức này. Pháp luật về giám sát và phản biện xã hội được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan, sự phân tán này gây nhiều khó khăn cho các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện. Cần hoàn thiện, hợp nhất hóa các quy định của pháp luật về Giám sát, Phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể hóa một số nội dung cơ bản:

- Xác định rò phạm vi, chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý hoạt động giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức thành viên nhằm hạn chế sự chồng chéo trong việc triển khai hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

- Mở rộng đối tượng, phạm vi và nội dung của giám sát, phản biện xã hội. Giám sát không chỉ quá trình “thực hiện” chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức mà còn phải giám sát quá trình hoạch định, ban hành chính sách của Nhà nước. Mục đích là qua hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện các sai phạm, ngăn chặn sự ra đời của các đạo luật vi hiến, đe dọa xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nhân dân hoặc thúc đẩy sự ra đời của các đạo luật hợp hiến, hướng tới phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Tương tự, phản biện xã hội cũng không chỉ đối với “dự thảo” các văn bản pháp luật mà phải được duy trì trong quá trình thực thi các chính sách, pháp luật đó nhằm kịp thời có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Phản biện xã hội không chỉ với quá trình hoạch định và thực thi chính sách pháp luật mà còn phải được tiến hành ở tất cả các lĩnh vực của của quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

- Xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình của các cơ quan được giám sát, phản

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí