Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 22


Minh bạch về cơ chế chi, khoán tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Có chính sách động viên, khuyến khích phù hợp để phát huy vai trò của các cá nhân và tổ chức thành viên trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tư vấn để từng bước phát triển các cơ quan này theo mô hình các tổ chức nghiên cứu chính sách (think tank). Mô hình này sẽ là công cụ hữu hiệu để các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tư vấn, phản biện chính sách, thực hiện chức năng kiểm soát chính quyền.

Ngoài ra, cần tạo cơ chế để thu hút thêm ngày càng nhiều các chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tham gia vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, phản biện xã hội đối với các vấn đề chuyên môn nhằm nâng cao tính khoa học, hiệu quả của các nhận xét, kiến nghị, đề xuất. Phát huy tốt vai trò và huy động trí tuệ của các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân tiêu biểu, các nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của nhân dân. Thu hút được các chuyên gia giỏi về chuyên môn, quản lý, có kinh nghiệm thực tế tham gia các Hội đồng, Ban, Tổ tư vấn của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ bảy, mở rộng sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Về mặt bản chất, kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội là kiểm soát của nhân dân, do nhân dân thực hiện thông qua các tổ chức đại diện của mình. Mở rộng sự tham gia của nhân dân còn là yêu cầu khách quan để đảm bảo tính chất liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của của các tầng lớp nhân dân nhân dân, kết hợp với sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc thù của hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội là không mang tính quyền lực, chỉ dừng lại ở mức tư vấn, kiến nghị, đề xuất, nhiều khi không mang lại hiệu quả thực tế như mong muốn. Do đó, cần đa


dạng hóa các phương thức tiếp nhận thông tin, xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm soát quyền lực nhà nước theo hướng huy động sự tham gia rộng rãi của người dân. Ở cấp Trung ương, chú trọng thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cộng tác viên trên nhiều lĩnh vực để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Ở các cấp địa phương, thực hiện các biện pháp tăng cường sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, đồng thời chú trọng thu hút các cá nhân tiêu biểu, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng tham gia hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Với việc mở rộng sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kiểm soát, đa dạng hóa các nguồn thông tin từ “tai, mắt” của các tầng lớp nhân dân, tạo áp lực dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tiểu kết chương 4

Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo dân chủ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, luận án xây dựng các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực của các tổ chức này.

Việc nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

- xã hội là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị; tuân thủ các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền chủ XHCN; đáp ứng nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội và theo hướng tiếp cận các giá trị, chuẩn mực chung của thế giới.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, các giải pháp được đề xuất là: 1) Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng độc lập, tự chủ; đổi mới; 2) Đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước; 3) Hoàn thiện hệ thống pháp luật ; 4) Đa dạng hóa các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước,

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 22


mở rộng sự tham gia của xã hội vào hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội.


KẾT LUẬN

Kiểm soát quyền lực nhà nước là việc xác lập các phương thức, cơ chế nhằm ngăn ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động sai trái của nhà nước, điều chỉnh việc thực thi quyền lực nhằm đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan và được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau từ bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước. Do tính phức tạp của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, không có phương thức kiểm soát nào là tuyệt đối, việc sử dụng kết hợp các phương thức kiểm soát quyền lực khác nhau sẽ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự, đó là bộ phận mà hoạt động của nó có liên quan đến công việc của nhà nước, đặt mục tiêu tác động, gây ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước. Bộ phận này ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau như: các tổ chức xã hội độc lập, các nhóm lợi ích, các nhóm áp lực, các đoàn thể nhân dân,… nhưng nhìn chung sự hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị vừa mang tính xã hội nên có thể gọi là các tổ chức chính trị - xã hội. Sự hình thành các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị - xã hội là yêu cầu khách quan, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm công cụ hữu hiệu để đại diện, bảo vệ lợi ích của các nhóm, các lực lượng trong xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội còn là công cụ quan trọng để các tầng lớp nhân dân kiểm soát chính quyền, tác động đến chính sách của chính phủ theo hướng có lợi cho nhóm mình.

Ở Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hình thành trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, do Đảng Cộng sản sáng lập và lãnh đạo, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong điều kiện lịch sử mới, các tổ chức này là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, giám sát và phản biện chính quyền, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Quá trình đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới đã từng bước tạo dựng các điều kiện cơ bản để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Nguyên


tắc vận hành của hệ thống chính trị được định hình và phát huy hiệu quả thực tiễn; cơ sở pháp lý không ngừng được bổ sung, hoàn thiện; các tổ chức chính trị - xã hội cũng có những đổi mới đáng kể về tổ chức, hoạt động, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; trình độ dân trí, mức độ tham gia của người dân vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước cũng không ngừng gia tăng. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội từng bước đi vào ổn định; các phát hiện, kiến nghị, đề xuất từ hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được coi trọng và phát huy hiệu lực, hiệu quả thực tiễn.

Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình cũng như yêu cầu phát huy dân chủ trong điều kiện hệ thống chính trị chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan chi phối, nhưng cơ bản nhất là các tổ chức này chưa có được vị thế độc lập cần thiết để thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Quá trình đó cần phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và tuân thủ các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo hướng tiếp cận các giá trị, chuẩn mực chung của thế giới.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp từ nhận thức đến thực tiễn nhằm nâng cao năng lực nội tại của các tổ chức chính trị - xã hội và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước mắt, cần xây dựng các tổ chức này theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ; không ngừng đổi mới tổ chức, hoạt động, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của kiểm soát quyền lực nhà nước; hoàn thiện cơ chế pháp lý; đa dạng hóa các hình thức kiểm soát, mở rộng sự tham gia của xã hội vào các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2018), Quá trình nhận thức và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực nhà nước thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9-2018.

2. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2018), The Party’s awareness development on state power control, Political theory, Vol.19-DEC, 2018.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Hiệu quả giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 7-2019.

4. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 7 (74) 2019.

5. Nguyễn Tuấn Anh (2019), Bàn về tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số 101 (162) tháng 8/2019.

6. Hồ Xuân Quang - Nguyễn Tuấn Anh (2019), Vấn đề kiểm soát quyền lực trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam, bài viết tham dự Hội thảo khoa học Quốc tế thường niên “Phát triển bền vững vùng Trung bộ”, chủ đề năm 2019: “Xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” tại Đà Nẵng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

[1]. Phan Duy Anh (2019), Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong các nền dân chủ phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]. Minh Anh (2017), “6 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2017.

[3]. Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[4]. Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[5]. Ban Công tác đại biểu (2014), Báo cáo số 109/BC-BCTĐB ngày 07.3.2014 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2013, Hà Nội.

[6]. Ban Công tác đại biểu (2015), Báo cáo số 159/BC-BCTĐB ngày 01.4.2015 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2014, Hà Nội.

[7]. Ban Công tác đại biểu (2017), Báo cáo số 98 /BC-BCTĐB ngày 01.3.2017 về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2016, Hà Nội.

[8]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019), Báo cáo chuyên đề: Thực trạng ban hành và thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; kiến nghị hoàn thiện, Hà Nội.

[9]. Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2017),

Báo cáo chuyên đề: Công tác cán bộ đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017, Hà Nội. [10]. Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2018), Báo cáo kết quả

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023, Hà Nội.


[11]. Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2019), Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023, Hà Nội.

[12]. Ban soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06 (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết liên tịch số 06 hướng dẫn việc ĐBQH tiếp xúc cử tri ngày 28.5.2012, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Mạnh Bình (2012), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[14]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 337/2016/TT-BTC Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, Hà Nội.

[15]. Bộ Tài chính (2018), Dự toán Ngân sách Trung ương cho từng Bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực và các nhiệm vụ chi khác của Ngân sách Nhà nước năm 2018, Hà Nội.

[16]. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[17]. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018, Hà Nội.

[18]. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

[19]. Vũ Hoàng Công (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

[20]. Bùi Thế Cường (2015), “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 2.

[21]. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn: 1935-2001, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

[22]. Nguyễn Đăng Dung (2015), “Quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí