Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Giám Sát Hoạt Động Của Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Nhà Nước


luật, đảm bảo ý nghĩa chính trị, xã hội của công tác này. Từ năm 2009 đến năm 2017, MTTQ đã góp phần xem xét, giải quyết cho 87.000 người được hưởng chế độ đặc xá. Đồng thời, UB MTTQ cũng tiếp nhận nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xét đề nghị đặc xá và có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực của các cơ quan tư pháp hiện vẫn đang là khâu yếu nhất trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, số lượng các phát hiện và kiến nghị sau giám sát còn ít, nhiều lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tư pháp chưa được các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động kiểm soát. Nguyên nhân cơ bản là việc tham gia kiểm soát ở lĩnh vực này phải có trình độ nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, tiếp cận hồ sơ các vụ án, và ở mức độ nhất định phải tuân thủ trình tự tố tụng, xét xử. Vì năng đội ngũ cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội còn nhiều hạn chế nên số lượng các phát hiện, kiến nghị chưa nhiều, chất lượng chưa cao.

3.3.3. Các tổ chức chính trị - xã hội giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau như: lấy phiếu tín nhiệm; giám sát cán bộ, công chức ở khu dân cư; đề nghị bãi miễn đại biểu dân cử.

3.3.3.1. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt ở cơ sở

Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt ở cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện trong nhiều năm, với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Giai đoạn 2005 - 2006, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, MTTQ phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thành viên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND bầu và Trưởng thôn. “Qua 2 năm thực hiện có 165 chức danh là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã (chiếm 0,6% tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm) bị cơ quan có thẩm quyền xem xét


miễn nhiệm do tỉ lệ tín nhiệm thấp” [101, tr.41]. Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội bước đầu phát huy được hiệu quả thực tế trong việc kiểm soát hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, góp phần loại bỏ những cán bộ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Từ năm 2007, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (ban hành năm 2007). Định kỳ hai năm một lần (giai đoạn 2008 - 2012), UB MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Những trường hợp có phiếu tín nhiệm dưới 50%, UB MTTQ đều có văn bản đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, HĐND xem xét, xử lý theo quy định. Chẳng hạn, “trong năm 2009 đã có 8112/9035 xã, phường, thị trấn trên cả nước lấy phiếu tín nhiệm, kết quả có 442 người có phiếu tín nhiệm dưới 50% (chiếm 1,34%), với các trường hợp này UB MTTQ đều có văn bản đề nghị xem xét miễn nhiệm” [101,tr.41-42]. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, vai trò kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội được nâng cao, góp phần kiểm soát hoạt động của cán bộ, công chức nhằm xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đến năm 2012, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được giao cho HĐND các cấp thực hiện, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò giám sát hoạt động này nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt ở cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội không được duy trì thường xuyên, nhiều nơi mang tính hình thức. Số lượng cán bộ chủ chốt có tỉ lệ tín nhiệm thấp rất ít (giai đoạn 2005-2006: 0,6%, năm 2009: 1,34%), kết quả lấy phiếu tín nhiệm nhiều khi chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động của đội ngũ cán bộ và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

3.3.3.2. Giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 17

Ngoài việc lấy phiếu tín nhiệm, việc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư cũng là một trong những phương thức quan trọng để các tổ chức chính


trị - xã hội kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước. “Phương thức này được triển khai thí điểm từ năm 2006, đến nay đã trở thành một kênh quan trọng tiếp nhận đơn thư phản ánh và ý kiến của người dân (giai đoạn 2006 - 2010, tại 5 tỉnh thí điểm, nhận được 3123 đơn giám sát và ý kiến của người dân), nội dung chủ yếu phản ánh, phát hiện các sai phạm của cán bộ, công chức trong các lĩnh vực như: quản lý đất đai; đền bù, giải phóng mặt bằng; quản lý xây dựng; thực hiện chính sách xã hội; vi phạm quy chế dân chủ cơ sở; tham nhũng; vi phạm trách nhiệm công vụ và cải cách hành chính; vi phạm tư cách, phẩm chất đạo đức, thái độ của cán bộ, công chức, đảng viên;…” [101, tr.43-44]. Trên cơ sở các đơn thư phản ánh, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều kiến nghị được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức; thúc đẩy thực hiện dân chủ ở cơ sở và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Từ năm 2017, giám sát việc “công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại một số dự án kinh tế, xã hội trên địa bàn địa phương” được MTTQ thí điểm thực hiện ở một số tỉnh. Qua giám sát, MTTQ đã phát hiện nhiều thiếu sót, hạn chế, sai phạm về việc lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu chưa đúng quy định; chạy đua xây dựng cơ sở vật chất, huy động sức dân chưa phù hợp; nợ đọng các công trình đầu tư xây dựng; công khai, minh bạch chưa được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;… Trên cơ sở kết quả giám sát, MTTQ có văn bản kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu, góp phần nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh của người đứng đầu, hạn chế quan liêu và phòng ngừa tham nhũng.

3.3.3.3. Thực hiện quyền đề nghị bãi miễn đại biểu dân cử

Vai trò kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội còn được thực hiện thông qua quyền đề nghị bãi miễn đại biểu dân cử. Theo quy định pháp luật, MTTQ Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.


Trên thực tế, quyền đề nghị bãi miễn đại biểu của MTTQ bước đầu đã được thực hiện, góp phần làm trong sạch hóa đội ngũ cán bộ nhà nước. Cụ thể, “trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có ý kiến đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga vì đã lợi dụng uy tín là đại biểu Quốc hội để câu kết với một số đối tượng làm trái quy định của pháp luật, có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân, gây mất lòng tin trong nhân dân và làm giảm uy tín của Quốc hội, của Nhà nước. Theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quốc hội khóa XIII đã bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo lập niềm tin trong Nhân dân” [101, tr.44-45].

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, UB MTTQ ở địa phương còn có quyền kiến nghị với Thường trực HĐND trình HĐND cùng cấp xem xét miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm nhiệm đối với đại biểu HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật, không còn được nhân dân tín nhiệm. Hoạt động này được thực hiện thường xuyên tại cơ sở, nhiều đại biểu HĐND các cấp đã bị bãi nhiệm theo đề nghị của UB MTTQ các cấp, qua đó góp phần làm trong sạch hóa đội ngũ, nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, tăng cường đồng thuận, tạo niềm tin cho nhân dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò của MTTQ trong việc đề nghị bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND chưa được thực hiện rộng rãi vì ngoài những quy định mang tính chất khung trong Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật MTTQ Việt Nam, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể hóa cơ chế, phương thức để thực hiện.

3.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam

3.3.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Thứ nhất, các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm soát quyền lực nhà nước. Các hoạt động cùng nhau bàn bạc, thống nhất, phối hợp hành động giữa các tổ chức chính trị - xã hội


ngày càng được xem trọng. Việc chuẩn bị các nguồn lực đầu vào cho hoạt động kiểm soát, xác định đối tượng, nội dung, hình thức kiểm soát ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn. MTTQ ngày càng thể hiện rò hơn vai trò liên minh chính trị, chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch, huy động sự tham gia của các tổ chức thành viên vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Các tổ chức chính trị

- xã hội còn lại cũng đều có sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, chủ trì thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều này cho thấy bước đầu đã có sự chuyển biến quan trọng trong việc tự nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các tổ chức chính trị- xã hội. Các tổ chức này ngày càng nhận thức được việc tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tự thân, là điều kiện để củng cố cơ sở xã hội cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức mình.

Thứ hai, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu của đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội. Bên cạnh các hình thức kiểm soát cơ bản (như giám sát, phản biện xã hội) ngày càng được thực hiện có hiệu quả, các tổ chức chính trị - xã hội cũng không ngừng xây dựng kế hoạch, thí điểm và triển khai thực hiện các hình thức kiểm soát quyền lực mới (như giám sát các văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành; giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu;…) trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội đã bước đầu có những đóng góp đáng kể vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền; phát hiện, xử lý các sai phạm nhằm hướng đến xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.

Thứ ba, một số phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (như giám sát, phản biện xã hội) dần đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả thực tiễn và trở thành một khâu quan trọng của quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Giám sát quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng


được tổ chức thường xuyên, có xu hướng bám sát các hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước cũng như những vấn đề xã hội nổi bật thu hút sự quan tâm của nhân dân. Phản biện xã hội ngày càng trở thành một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định, ban hành các quyết sách chính trị của chính quyền; dần trở thành một hoạt động “tiền kiểm” góp phần hạn chế sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật vi hiến; đồng thời mở rộng sự tham gia, tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính đại diện cho lợi ích của nhân dân trong hoạt động lập pháp.

Thứ tư, số lượng các phát hiện, kiến nghị từ hoạt động kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội có xu hướng gia tăng và bao phủ nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số đề xuất, kiến nghị sau kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội có chất lượng tốt, được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiêm túc tiếp thu, phản hồi. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội bước đầu phát huy được hiệu lực pháp lý, hiệu quả thực tiễn; có một số đóng góp đáng kể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; góp phần hạn chế các sai phạm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

3.3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Một là, hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

Mặc dù hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng được quan tâm thực hiện và bước đầu phát huy hiệu quả thực tiễn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Những hạn chế đó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như ở nội dung, phạm vi đối tượng được kiểm soát; ở cách thức tổ chức và chất lượng các hoạt động kiểm soát; ở tính hiệu quả, hiệu lực pháp lý của các đề xuất, kiến nghị đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; ở mức độ đóng góp cho sự phát triển của xã hội so với chi phí bỏ ra đề duy trì hoạt động của các tổ chức này;...

Thứ nhất, các tổ chức chính trị - xã hội chưa triển khai kiểm soát toàn diện các


đối tượng theo quy định của pháp luật. Chủ yếu là kiểm soát hoạt động lập pháp, kiểm soát tổ chức hoạt động của chính quyền và cán bộ, công chức cấp cơ sở. Một bộ phận lớn cán bộ, công chức nhánh hành pháp và tư pháp các cấp chưa được chú trọng triển khai thực hiện kiểm soát, đặc biệt là các cơ quan ở trung ương. Việc bỏ sót các đối tượng kiểm soát dẫn đến khả năng phát hiện các sai phạm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bị ảnh hưởng, tính toàn diện của hoạt động kiểm soát cũng bị hạn chế.

Thứ hai, một số hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội còn mang tính hình thức, chủ yếu nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch định kì hoặc theo yêu cầu từ phía nhà nước, chưa chú trọng đến thực chất và khả năng đáp ứng các yêu cầu do thực tiễn đời sống xã hội đặt ra. Thông thường, sau khi các tổ chức chính trị - xã hội gửi các báo cáo giám sát, phản biện đến các cơ quan có thẩm quyền, coi như đã hoàn thành nhiệm vụ, ít quan tâm, theo dòi và đưa ra các biện pháp cụ thể, thúc đẩy đến cùng các kết luận giám sát, phản biện của mình. Hạn chế này đang diễn ra khá phổ biến trong việc thực hiện nhiều hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là ở địa phương. Quá trình triển khai các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về nội dung, phương thức, nhân lực, chi phí,… dẫn đến hiệu quả thực tế chưa cao. Ngoài ra, hoạt động kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội nhiều khi bị chi phối từ phía Đảng và Nhà nước, khiến cho tính khách quan, trung thực, hiệu quả bị hạn chế. Hoạt động kiểm soát chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ, toàn diện; ít chú ý đến việc theo dòi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các yêu cầu, kiến nghị do các tổ chức chính trị - xã hội chuyển đến thông qua việc thực hiện giám sát.

Thứ ba, năng lực tập hợp lực lượng, phát huy vai trò các nguồn lực trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế. Mặc dù các tổ chức chính trị - xã hội đã ngày càng chú trọng đến việc phối hợp, thống nhất hành động nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như tiềm năng, thế mạnh của các tổ chức


thành viên. Tình trạng chồng chéo trong tổ chức và hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước vẫn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội chưa phát huy tốt vai trò của các cá nhân tiêu biểu, các chuyên gia, các Hội đồng tư vấn và đội ngũ cộng tác viên hoạt động ở các lĩnh vực của đời sống xã hội tham gia vào các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Do đó, chất lượng khoa học của các kiến nghị đề xuất chưa cao, sức ảnh hưởng chưa lớn, hiệu quả kiểm soát còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ được tiến hành bởi các UB của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hoặc tham gia kiểm soát với cơ quan chức năng. Việc thu hút được sự tham gia của người dân và các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí chưa được chú trọng đúng mức nên tính khách quan, hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước chưa cao.

Thứ tư, mặc dù số lượng các phát hiện, kiến nghị sau kiểm soát không ngừng tăng lên, nhưng các kiến nghị, đề xuất thực sự có hàm lượng khoa học, dựa trên việc phân tích một các khách quan, toàn diện cơ sở thực tiễn chưa nhiều. Đa số các đề xuất, kiến nghị hoặc là mang nặng tính hình thức, cảm tính; hoặc là theo hướng “hợp thức hóa” các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Khả năng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và mức độ thể hiện lập trường, chính kiến của các tổ chức chính trị - xã hội đối với các vấn đề được kiểm soát còn nhiều hạn chế.

Thứ năm, hiệu lực pháp lý, hiệu quả thực tế hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chưa cao. Số lượng các đề xuất, kiến nghị sau giám sát được các cơ quan nhà nước tiếp thu, phản hồi; số lượng các cơ chế, chính sách được điều chỉnh; số vụ việc sai phạm được tiếp thu, xử lý từ hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chưa nhiều. Trên thực tế, hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chưa tạo được áp lực, quyền lực để có thể hủy bỏ một đạo luật sai trái nào từ phía nhà nước hoặc xử lí sai phạm của các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước. Hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước chưa tương xứng với chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động của các chính trị - xã hội.

Hai là, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí