Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN TUẤN ANH


CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Ngành: Chính trị học Mã số : 9310201

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS, TSKH Phan Xuân Sơn

2. PGS, TS Hồ Xuân Quang


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rò ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án


Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8

1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước 8

1.2. Các công trình nghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội và việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội

trên thế giới 15

1.3. Các công trình nghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội và việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở

Việt Nam 20

1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25

Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 29

2.1. Lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước 29

2.2. Lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính

trị - xã hội 49

2.3. Kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở

một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 69

Chương 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ

CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81

3.1. Địa vị chính trị - pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 81

3.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước

của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 88

3.3. Nội dung, phương thức và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước

của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 100

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 136

4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của

các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 136

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của

các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 142

KẾT LUẬN 167

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 169

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TAND : Tòa án nhân dân UB : Ủy ban

UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Mô hình tam giác quyền lực trong hoạch định chính sách 60

Hình 3.1: Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam 83

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện tập trung nhất của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nước là một trong những công cụ cơ bản nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội thông qua việc đảm bảo an ninh từ xung đột bên trong và bên ngoài, cung cấp các nguồn lực và dịch vụ công mà cá nhân và xã hội không thể tự cung cấp được.

Quyền lực nhà nước luôn mang tính hai mặt, một mặt là yếu tố không thể thiếu để tổ chức và quản lý xã hội, mặt khác nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tha hóa dẫn đến chuyên quyền, độc đoán trong thực thi quyền lực; hoặc được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cá nhân, nhóm người nào đó trong xã hội, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Ngay cả khi quyền lực nhà nước được sử dụng với mục đích phục vụ cho lợi ích chung thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc sai lầm và gây hậu quả xấu cho xã hội. Do đó, khi có quyền lực nhà nước tất yếu phải có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm hạn chế nguy cơ tha hóa, đảm bảo quyền lực được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, có thể bằng các thể chế ở bên trong bộ máy nhà nước, hoặc bằng các thể chế bên ngoài bộ máy nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc phân quyền nhằm tạo ra sự chế ước, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, các cơ quan quyền lực. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài là sự kiểm soát của các thể chế không mang tính nhà nước, đó là sự kiểm soát của đảng chính trị; của các phương tiện truyền thông đại chúng; của nhân dân thông qua việc thực hiện các quyền hiến định, thông qua các tổ chức có tính đại diện do mình lập nên như các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các bộ phận khác của xã hội dân sự.

Trong số các tổ chức đại diện lợi ích do nhân dân lập ra, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều ưu thế để kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Các tổ chức


chính trị - xã hội là một bộ phận của xã hội dân sự, thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, đồng thời đặt mục tiêu tác động đến nhà nước, làm thay đổi chính sách của nhà nước theo hướng có cho lợi mình. Ở nhiều nước trên thế giới, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợi ích hoạt động rất sôi động, tham gia có hiệu quả vào việc kiểm soát quyền lực nhà nước, bằng nhiều hình thức, từ giám sát quá trình hoạch định và thực thi chính sách công, đến giám sát tư cách đạo đức của quan chức, công chức chính phủ,…

Ở Việt Nam, trước yêu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, vấn đề kiểm soát quyền lực đã được nhận thức khá rò ràng và các cơ chế kiểm soát quyền lực từng bước thiết lập, góp phần quan trọng để đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam có địa vị chính trị pháp lý vững chắc, ngày càng được tạo các điều kiện về cơ chế pháp lý, không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và nội dung hoạt động để thực hiện tốt hơn vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các tổ chức này bước đầu có một số đóng góp đáng kể trong việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhà nước từ mô hình tập trung, quan liêu, nặng tính chất hành chính mệnh lệnh sang mô hình nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển.

Tuy nhiên, các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, thách thức và hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó, có nhiều hạn chế xuất phát từ nhận thức, tư duy; hoặc do năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức này chưa đáp ứng kịp các yêu cầu của thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; do còn thiếu vắng những luận chứng luận cứ khoa học về vai trò, nhiệm vụ kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội, nên chưa phát huy đầy đủ năng lực các tổ chức này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Trước yêu cầu “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả


quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” [27, tr.38] trong một hệ thống chính trị đặc thù chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp thiết. Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm hướng nghiên cứu và viết luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rò các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước; về các tổ chức chính trị - xã hội; về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Nghiên cứu hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các giá trị tham khảo cho Việt Nam.

- Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Xây dựng hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước của

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí