Những Nội Dung Đã Được Đề Cập Có Ý Nghĩa Đối Với Đề Tài


Enhancing Participation?, 2007) cho rằng, “thông qua sự hoạt động của các nhóm lợi ích, các nhu cầu, nguyện vọng của người dân sẽ nhanh chóng được đưa đến các cơ quan hoạch định chính sách, qua đó góp phần làm cho quá trình hoạch định chính sách thêm minh bạch, mở rộng dân chủ và sự tham gia của người dân vào các công việc của nhà nước” [123].

Tuy nhiên, sự hoạt động của các nhóm lợi ích cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực: hình thành các nhóm độc quyền, lũng đoạn chính phủ; tham nhũng, hối lộ,… Trong công trình Lobbying in Europe (Vận động hành lang ở châu Âu), Suzanne Mulcahy đã đề cập đến tác động xã hội và những ảnh hưởng không mong muốn của vận động hành lang: “Khi vận động hành lang không được quy định và vẫn nằm dưới sự giám sát của công chúng thì tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này. Nếu không có một rào cản mạnh mẽ về đạo đức giữa khu vực công và các nhà vận động hành lang, các quyết định có thể được thực hiện không phục vụ lợi ích công cộng mà chỉ vì các lợi ích cá nhân. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như suy thoái môi trường, sụp đổ hệ thống tài chính, lạm dụng quyền con người, và đe dọa sức khỏe và sự an toàn của công chúng...” [128].

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VIỆC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Nghiên cứu về các tổ chức chính trị - xã hội và kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam chủ yếu được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu bàn về các vấn đề rộng lớn hơn mang tính hệ thống như nghiên cứu về hệ thống chính trị, về dân chủ, về xã hội dân sự, về vai trò của nhân dân trong kiểm soát quyền lực nhà nước,... Các công trình nghiên cứu trực tiếp về các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò của các tổ chức này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trong một vài thập kỉ trở lại đây.

Ở nhóm thứ nhất, có một số công trình tiêu biểu: Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng


chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (2008), Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Vũ Hoàng Công (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Nguyễn Duy Quý - Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hồ Xuân Quang (2010), Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN (1996-2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Minh Quân (2011), Về dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Xuân Sơn (2012), Hệ thống chính trị và một số vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Nguyễn Quang Anh (2015), Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu trực tiếp về các tổ chức chính trị - xã hội và việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam có các công trình tiêu biểu: Phan Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Xuân Sơn (2005), Các tổ chức chính trị - xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2010) Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2012), Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2012), Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bùi Thế Cường, Các tổ chức xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 2 năm 2015; Bùi Thị Nguyệt Thu (2018), Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Tư Pháp; Ủy ban Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân chủ - Pháp luật (2017), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp bộ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyễn Quang Minh (Chủ nhiệm), Hà Nội.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rò một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò của các tổ chức này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đề xuất các phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, góp phần đảm bảo dân chủ và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 4

Thứ nhất, các tác giả đã từng bước làm rò quan niệm, khái niệm về các tổ chức chính trị - xã hội. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã có những tiếp cận khá gần với các nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự, đó là “những tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhóm, các cộng đồng xã hội cụ thể, thông qua phương thức gây ảnh hưởng đến chính quyền và đảng phái (mà không đặt ra mục tiêu giành hoặc tham gia chính quyền)” [79, tr.25]. Nói cách khác, các tổ chức chính trị - xã hội “bao gồm các tổ chức mà hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội” [28, tr.179]. Trên cơ sở đó, các tác giả khẳng định rằng ở Việt Nam hiện nay, mặc dù các bộ phận của xã hội dân sự hoạt động rất đa dạng, nhưng “chỉ có 6 tổ chức chính trị - xã hội”, trong đó “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất” và “5 tổ chức thành viên có chức năng là các tổ chức chính trị - xã hội, đó là: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam” [80, tr. 97].

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã từng bước làm rò vai trò, vị trí, địa vị chính trị - pháp lý, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đều khẳng định: các tổ chức chính trị - xã hội là “một bộ phận của hệ thống chính trị”, là “cơ sở


chính trị của chính quyền nhân dân”, là nơi tập hợp quần chúng, phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, vì vậy là một bộ phận không thể thiếu của một xã hội dân chủ. Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, góp phần kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

- Thứ ba, các tác giả cũng đã phân tích các tính chất, đặc điểm, những bài học kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta. Trong đó, có những đặc điểm “mang tính đặc thù rò rệt, chúng ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức vận hành của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta, làm cho việc nghiên cứu chúng cũng cần những phương pháp tiếp cận riêng biệt” [79, tr.6]. Những đặc điểm nổi bật được các tác giả đề cập là các tổ chức này đều “do Đảng Cộng sản sáng lập và lãnh đạo”, “được tổ chức theo bốn cấp hành chính từ trung ương đến địa phương”, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội “được xếp vào ngạch bậc công chức nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, “đều giữ chức năng chính trị và chức năng xã hội” [80, tr.99 - 100].

Thứ tư, xuất phát từ việc xác định địa vị chính trị - pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội, các công trình đã đi sâu nghiên cứu vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là những chủ thể độc lập trong đời sống chính trị - xã hội. Các công trình đã làm rò những đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội qua các thời kỳ cách mạng. Các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước thực hiện khá tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, phối hợp, tuyên truyền, vận động các thành viên thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước; thực hiện vai trò của mình trong kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các phương thức như: tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tham gia hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; giám sát thông qua hoạt động của thanh tra nhân dân; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các thành viên trong tổ


chức mình;...

Thứ năm, bên cạnh chỉ ra các thành tựu đạt được, các nghiên cứu nêu trên cũng tiến hành phân tích những yếu kém, bất cập trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các tác giả chỉ ra rằng những kết quả đạt được đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng to lớn, số lượng đông đảo các thành viên của các tổ chức này, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, chưa thực sự đóng góp nhiều vào việc nâng cao quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó phải kể đến tính hành chính, xa dân, xa cơ sở, còn nhiều lúng túng trong việc tìm tòi các nội dung và phương thức hoạt động phù hợp. Trong hoạt động còn hình thức, mang tính phong trào, thời vụ, bề nổi, kinh phí hoạt động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có xu hướng “hành chính hóa”, “nhà nước hóa”...

Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước “nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đầy đủ hiệu lực pháp lý, nội dung giám sát chưa cụ thể, hình thức giám sát chưa linh hoạt, chưa được thực hiện nề nếp thường xuyên” [80, tr. 283]; hoạt động giám sát và tham gia hiệp thương bầu cử của MTTQ Việt Nam “còn nặng về hợp thức hóa sự chỉ đạo, định hướng từ cấp trên”, chưa phát được vai trò giám sát và hỗ trợ cử tri chủ động giới thiệu người mình tín nhiệm [79, tr. 318]. Hiệu quả hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao, thiếu sự chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch giám sát, thiếu quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động sơ sài, việc phối hợp hoạt động với các cơ quan khác chưa được chú trọng, kinh phí hạn hẹp, chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế,…

Thứ sáu, các tác giả cũng chú ý phân tích nguyên nhân những tồn tại, yếu kém trong tổ chức, hoạt động và hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. “Các nguyên nhân chủ yếu và trước hết được xác định từ nhận thức. Trong nhận thức chung, chưa xác định được tầm vóc của vấn đề xã hội công dân ở nước ta, vì vậy chưa đặt đúng vấn đề và quan tâm đến các thể chế xã hội trong đời sống chính trị, thậm chí còn hạ thấp vai trò của các tổ chức này thành một


bộ phận phụ thuộc, hình thức trong hệ thống chính trị” [79, tr.8]. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ việc giải quyết chưa tốt mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội với Đảng và Nhà nước, hạn chế trong tổ chức và hoạt động, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp, cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện,…

Thứ bảy, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, các tác giả trong các công trình nghiên cứu của mình đã đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống để đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy vai trò của chúng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống các giải pháp được đề xuất tập trung vào nhiều vấn đề cơ bản từ đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đến các giải pháp về mặt thể chế, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho sự hoạt động của các tổ chức này. Các tác giả khẳng định rằng, “trong điều kiện nhất nguyên chính trị và một đảng duy nhất cầm quyền, sự lớn mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội là một xu hướng tích cực” và “đã đến lúc pháp luật cần quy định sự tham gia có tính thể chế của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là thông qua vai trò của Mặt trận Tổ quốc, vào hoạt động kiểm soát và thực hiện quyền lực của Nhà nước” [67, tr.236- 237]. Trong những năm gần đây, nhiều công trình đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá đang được giới nghiên cứu bàn luận như: “xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng độc lập, tự chủ”, “xây dựng lộ trình để đưa các tổ chức chính trị - xã hội ra khỏi bộ máy công chức”, “hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính”, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm gánh nặng cho ngân sách, qua đó tạo điều kiện phát huy tính độc lập của các tổ chức này để kiểm soát quyền lực nhà nước một cách khách quan và có hiệu quả [80, tr.301-311].

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Những nội dung đã được đề cập có ý nghĩa đối với đề tài

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy các tác giả đã đề cập, làm rò nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài. Cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước đã được quan tâm từ


rất sớm ở các nước trên thế giới, số lượng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này khá nhiều, đa dạng về cách tiếp cận và quan điểm. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đã được quan tâm nghiên cứu khá sâu sắc, những vấn đề lý luận và thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước như: khái niệm, tính tất yếu, mục đích, nội dung, phương thức, thực trạng, giải pháp,… đã được các nhà nghiên cứu đề cập và dần được làm sáng tỏ ở những mức độ khác nhau.

Thứ hai, các vấn đề lý luận và thực tiễn về các tổ chức chính trị - xã hội cũng là chủ đề hấp dẫn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Những nội dung cơ bản như quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò, vị trí, phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này đã từng bước được phân tích, mổ xẻ để làm rò. Đặc biệt, nghiên cứu về vai trò, thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay cũng đã được thực hiện ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

1.4.2. Những vấn đề chưa được giải quyết triệt để cần tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, như là một phương thức kiểm soát quyền lực chính trị nói chung, kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng, trong một hệ thống chính trị đặc thù. Những vấn đề cơ bản về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực, hiệu quả trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị, dân chủ, nhà nước,…; việc xác định các quan điểm, phương hướng, giải pháp để nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia vào kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn chưa được trình bày một cách có logic, hệ thống dựa trên cơ sở phân tích thực tế.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến nội dung của đề tài luận án, căn cứ vào mục


đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, những vấn đề cần được tiếp tục làm rò trong đề tài luận án này là:

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rò các nội dung: Quan niệm về kiểm soát quyền lực nhà nước; tính tất yếu, nội dung, phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Quan niệm về các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò, nội dung, phương thức, hiệu lực, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm, các giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án tập trung khảo sát, phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta trên các phương diện: nội dung, phương thức, hiệu lực pháp lý và hiệu quả. Luận án cần làm rò hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam đã đủ mức cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan với tư cách là một bộ phận của một hệ thống chính trị trong hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực chính trị nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng. Trên cơ sở đó, đánh giá các thành tựu, hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, những nguyên nhân yếu kém cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức này.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

Tiểu kết chương 1

Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của các quốc gia, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Trong chương 1, luận án đã tiến hành khảo sát, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước và vai

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí