Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH (09 tỉnh, bao gồm: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh) trong xây dựng KVPT (ở cấp tỉnh, trong trạng thái thường xuyên) từ năm 2008 đến nay; xác định phương hướng, đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với xây dựng KVPT đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn

Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác QP, QS địa phương, trực tiếp là các quan điểm về xây dựng KVPT và sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy địa phương đối với xây dựng KVPT.

Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn quá trình lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong xây dựng KVPT được thể hiện qua nghiên cứu, khảo sát thực tế của tác giả ở các tỉnh ĐBSH và các báo cáo tổng kết, kết luận... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương liên quan đến xây dựng KVPT ở ĐBSH từ năm 2008 đến nay. Luận án kế thừa kết quả, số liệu nghiên cứu của các công trình đã công bố và sử dụng các số liệu, tư liệu khảo sát, điều tra của tác giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: Hệ thống-cấu trúc, lịch sử-lôgíc, phân tích, tổng hợp, khảo sát, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 2


5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đưa ra khái niệm tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng KVPT, phương thức lãnh đạo xây dựng KVPT qua việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các phương án, kế hoạch xây dựng KVPT theo các trạng thái quốc phòng.

- Rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở ĐBSH, nhất là kinh nghiệm về thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoạt động KVPT và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức luyện tập, diễn tập để nâng cao khả năng, trình độ và sự phối hợp, hiệp đồng của các tổ chức, các lực lượng trong KVPT.

- Luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với xây dựng KVPT đến năm 2030. Trong đó, có hai giải pháp: Một là: Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đáp ứng yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ trong tình hình mới, Hai là: Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành phần trong cơ chế đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với xây dựng KVPT.

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các tỉnh ủy (thành ủy) trên phạm vi cả nước nói chung, các tỉnh ủy ở ĐBSH nói riêng trong xác định giải pháp tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường chính trị và các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội giai đoạn hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương (9 tiết).


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phòng thủ, xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ

Sách “Phòng thủ dân sự” do A.I.An-Tu-Nin (chủ biên), Trần Đăng Vĩnh dịch [1] đã khái quát những vấn đề cơ bản của công tác phòng thủ dân sự, các nguyên tắc tổ chức, trách nhiệm của nhân dân, những quy tắc xử trí trong vùng bị tàn phá vì chiến tranh và thiên tai; sự chuẩn bị về chính trị, tinh thần, tâm lý và cơ sở vật chất của xã hội. Theo tập thể tác giả: Phòng thủ dân sự được đặt nền móng ngay từ những năm đầu của Chính quyền Xô-viết, là một bộ phận của hệ thống các biện pháp phòng thủ chung của toàn quốc được tiến hành cả trong thời bình và thời chiến để bảo vệ nhân dân và nền kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng thủ dân sự là bảo vệ nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nhân dân có tác dụng quyết định đến toàn bộ kết quả việc giải quyết tất cả các nhiệm vụ khác của phòng thủ dân sự.

Nguyên tắc chủ yếu của phòng thủ dân sự là Đảng Cộng sản Liên Xô phải nắm giữ vai trò lãnh đạo trong thực hiện tất cả các biện pháp nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô thường xuyên quan tâm, xác định những nguyên tắc, phương hướng và các biện pháp tổ chức, hoạt động của phòng thủ dân sự.

Sách “Lý luận chiến lược quân sự Trung Quốc” của Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự dịch [85], trình bày tư tưởng chiến lược phòng ngự tích cực theo văn kiện Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng quân đội hùng mạnh và củng cố quốc phòng tương xứng với vị thế quốc tế, phù hợp với an ninh quốc gia và


lợi ích phát triển”, “phải thích ứng với yêu cầu mới của chiến lược an ninh và chiến lược phát triển quốc gia, nghiên cứu thực hiện toàn diện sứ mệnh lịch sử quân đội trong giai đoạn mới, thế kỷ mới, quán triệt phương châm phòng ngự tích cực thời kỳ mới”. Theo đó, chiến lược phòng ngự tích cực của Trung Quốc là một hệ thống mở, phát triển phù hợp với tình hình chiến lược và thay đổi của nhiệm vụ đấu tranh quân sự, luôn bảo đảm phù hợp với đặc điểm của thời đại và hiệu lực của chiến lược; tập trung vào hai yêu cầu chiến lược đó là ứng phó có hiệu quả mối đe dọa chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia, xử lý tốt mối quan hệ giữa ổn định bên trong với phòng vệ bên ngoài, tiến công với phòng ngự; chiến đấu với kiểm soát, chiến tranh với phi chiến tranh. Coi tiến công là loại hình tác chiến quan trọng của phòng ngự tích cực, đặc biệt là coi trọng chiến lược tác chiến tiến công liên hợp quân binh chủng quy mô lớn trên hướng biển.

Sách “Deterrence and Defense” (răn đe và phòng thủ) của tác giả Glenn Snyder [153]. Tác giả cho rằng trong các tài liệu về ngoại giao và chiến lược quân sự trước đây, khái niệm “răn đe” và “phòng thủ” là hai khái niệm khác nhau về mục đích và phương thức thực hiện. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, hai khái niệm này không còn sự tách bạch mà có sự giao thoa với nhau, lồng trong nhau để đạt được mục đích chính trị của quốc gia thực hiện. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống giữa hai ý tưởng đồng thời tích hợp chúng trong một khuôn khổ lý thuyết chung và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hai chính sách này trên thực tế phù hợp với môi trường an ninh của thế giới đương đại.

S.A Bogdanov, S.G. Chekinov “Chiến lược quân sự: nhìn về tương lai” Tạp chí Nga “Tư tưởng quân sự” số 11/2016, Đỗ Ngọc Inh dịch [114]. Bài báo nêu rõ: Trong tình hình chiến lược quân sự ngày càng phức tạp hiện nay, khả năng nước Nga bị lôi kéo vào một cuộc xung đột vũ trang lớn hơn bao giờ hết, điều này đòi hỏi phải tìm kiếm những phương hướng mới để vô


hiệu hóa các mối đe dọa an ninh quân sự đối với nước Nga. Những vấn đề chủ yếu về các phương diện lý luận và thực hành của chiến lược quân sự là: dự kiến tính chất của các cuộc chiến tranh thời đại hiện nay và phương thức ngăn chặn chúng; mục tiêu và nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang trong chiến tranh và những hoạt động quân sự ở quy mô chiến lược; chuẩn bị nền kinh tế, dân cư và lãnh thổ quốc gia sẵn sàng cho chiến tranh; định hướng cần thiết và nội dung của toàn bộ hệ thống chính trị, ngoại giao, kinh tế, thông tin, quân sự, xã hội, luật pháp và những hoạt động phòng thủ khác, nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng và bảo vệ nhà nước trước các cuộc tiến công vũ trang.

Theo các tác giả, trong tương lai, những nguyên tắc cơ bản của chiến lược quân sự thể chế hóa công tác chuẩn bị hoạt động quân sự thời bình, sẽ bao gồm: kiềm chế chiến lược, dự báo tình hình chính trị - quân sự và chiến lược; phát hiện nguy cơ chiến tranh; đánh giá toàn diện và chính xác các mối đe dọa về quân sự; điều chỉnh nhằm phối, kết hợp một cách thỏa đáng các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược với những mục tiêu chính trị của cuộc chiến tranh; chuẩn bị phòng thủ đất nước từ sớm; chủ động xây dựng sớm lực lượng dự bị và các nguồn dự trữ chiến lược. Để chuẩn bị nền kinh tế đất nước phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ phòng thủ, chiến lược quân sự phải đưa ra được đáp án cho những câu hỏi sau: chuẩn bị nền kinh tế sẵn sàng cho cuộc chiến tranh dự kiến theo những phương hướng nào, đảm bảo sức sống và sự ổn định của nó ra sao; nhu cầu của quân đội và hải quân về vũ khí và trang bị kỹ thuật, phương tiện vật chất, quân số cho thời bình và thời chiến, chuyên chở thế nào; bố trí các hạng mục công trình kinh tế như thế nào cho hợp lý hơn, nếu tính tới mức độ an toàn và khả năng bảo vệ chúng nhằm bảo đảm vật chất - kỹ thuật ổn định cho lực lượng vũ trang.

Tất cả các luận điểm này đều phản ánh những cách tiếp cận hiện nay với nội dung cốt tử của chiến lược quân sự như một hệ thống tri thức lý luận


và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quân sự cần phải được thường xuyên bổ sung và hoàn thiện theo mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và các mối quan hệ quốc tế, nhằm tiến hành một cách có hiệu quả công tác xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố khả năng phòng thủ của đất nước.

Tác giả Từ Khuê “Xây dựng hệ thống lực lượng động viên quốc phòng mang màu sắc Trung Quốc”, Tạp chí Dân Binh Trung Quốc, Số 1/2017, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự dịch [93]. Bài báo đánh giá: Trải qua mấy chục năm xây dựng, nền tảng sức mạnh động viên quốc phòng của Trung Quốc đã hùng mạnh, nhưng về tổng thể vẫn chưa thoát ra khỏi phương thức phát triển theo mô hình quy mô số lượng, còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh. Từ đó bài báo đề xuất vấn đề tiếp tục làm tốt cơ cấu, quy mô lực lượng động viên quốc phòng (bao gồm quân dự bị là dân quân và quân dự bị động viên tăng cường cho quân thường trực, ngoài ra còn bao gồm đội ngũ bảo đảm chuyên ngành như: động viên kinh tế quốc dân, phòng không nhân dân, lực lượng giao thông vận tải, bảo đảm vật chất, y tế, cứu hộ…). Về kết cấu, thay đổi việc xây dựng lực lượng kiểu ứng phó trước đây sang xây dựng để bổ sung cho nhau. Quân dự bị là dân binh chứ không phải là “phiên bản mới” của lực lượng thường trực, phải thực hiện theo nguyên tắc “tác chiến có nhu cầu, địa phương sẽ đáp ứng”. Về hình thức, theo tư duy “thực hiện thuận lợi, đảm bảo thuận lợi, thuận lợi phát triển và gắn với năng lực chiến đấu”, không rập khuôn máy móc, sử dụng linh hoạt nhiều hình thức biên chế như đội ngũ dân quân, quân dự bị, lực lượng chuyên ngành, tổ chức đơn lẻ, sử dụng phương thức biên chế lực lượng động viên đa dạng. Áp dụng cách làm của các nước phát triển, tất yếu phải tăng cường đầu tư kinh phí cho lực lượng động viên dựa theo sức mạnh tổng hợp của đất nước, cải thiện trang bị của lực lượng động viên, xây dựng chính sách ưu đãi… để phát huy tính tích cực của đối tượng động viên.


Sách “Defence of Japan 2019” (Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2019) [155], gồm 4 phần chính (1) Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản;

(2) Chính sách an ninh, quốc phòng của Nhật Bản; (3) Ba trụ cột của quốc phòng Nhật Bản; (4) Các yếu tố trung tâm cấu thành sức mạnh phòng vệ của Nhật Bản. Trong đó tiếp tục khẳng định “Đại cương kế hoạch phòng vệ mới” với các ưu tiên nhằm tăng cường năng lực “tác chiến liên hợp”. Xây dựng và tăng cường sức mạnh phòng vệ trong các lĩnh vực mới như vũ trụ, không gian mạng, sóng điện từ; tăng cường tính cơ động, năng lực triển khai phòng vệ vùng biển, vùng trời; tăng cường các yếu tố nòng cốt cấu thành sức mạnh phòng vệ của Nhật Bản như: nền tảng con người, trang thiết bị kỹ thuật phòng vệ, sự phối hợp với địa phương và người dân…

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với phòng thủ, xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ

Giáo trình công tác chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, do Chương Tư Nghị chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người dịch Dương Minh Hào, Dương Thùy Trang [102]; Bài 3, chương 37: Triển khai các hoạt động quân dân cùng giữ gìn, cùng xây dựng, củng cố và tăng cường công tác biên phòng và phòng thủ bờ biển. Nội dung giáo trình nêu rõ:

Một là, bộ đội biên phòng và chiến lược phòng thủ bờ biển triển khai các hoạt động quân dân cùng xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa, đối với việc thiết lập mối quan hệ quân - chính quân - dân kiểu mới, tăng cường quản lý biên giới có ý nghĩa quan trọng. Do đó phải tuyên truyền quán triệt chính sách, phương châm của Đảng, giúp đỡ nhân dân vùng biên cương và vùng bờ biển phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của dân vùng biên cương và bờ biển, tăng cường sức mạnh vật chất cho bộ đội biên phòng và phòng thủ bờ biển. Tăng cường đoàn kết quân và dân, tăng cường quân dân liên minh phòng thủ.


Nghiêm túc quán triệt chính sách phương châm đường lối của Đảng mà then chốt là việc phát triển sản xuất, làm phồn vinh nền kinh tế. Phải tích cực tham gia, tăng cường chi viện cho việc xây dựng kinh tế của địa phương, đối với các công trình, cơ sở sản xuất trọng điểm cần gấp địa phương phải chi viện sức người và sức của. Hình thức chi viện thông thường có thể áp dụng: xác định điểm liên kết, thường xuyên chi viện; nông dân bận mùa vụ phải kịp thời chi viện; công trình hiểm yếu, chi viện trọng điểm; cứu hộ thiên tai, chủ động chi viện; phát huy sở trường, chi viện kỹ thuật, v. v... giúp đỡ nhân dân vùng biên cương phát triển kinh tế.

Hai là, tăng cường quản lý biên cương, làm tốt công tác quân và dân liên kết phòng thủ là biện pháp quan trọng duy trì trật tự tốt cho khu biên giới và bảo vệ an toàn biên cương, quân dân cùng xây dựng bảo vệ biên cương và phòng thủ bờ biển. Muốn vậy phải tích cực chủ động phối hợp mật thiết với các cơ quan hữu quan, phát động quần chúng và dựa vào quần chúng, làm tốt việc quản lý biên cương, làm tốt công tác quản lý trị an mang tính quần chúng. Tổ chức cho dân quân, quần chúng làm tốt công tác giám sát cải tạo giám sát khống chế với các loại phần tử tội phạm, phần tử nguy hiểm, tích cực triển khai đấu tranh chống kích động lôi kéo phản động, giám sát và chống sự xâm nhập ngấm ngầm của các phần tử gián điệp; đối với các nơi như trạm xe, nhà nghỉ, cửa hàng, tiệm ăn, rạp hát, v. v... mà các phần tử gián điệp dễ dừng chân, phải phát động công nhân viên chức tăng cường không chế. Từ đó, tiến hành thông tin thông suốt linh hoạt, phát hiện kịp thời, khống chế nghiêm mật, để cho kẻ địch không có chỗ trốn ẩn.

Ba là, xây dựng tổ chức phòng thủ quân dân, soạn thảo phương án liên kết phòng thủ, thực hiện chế độ liên kết phòng thủ. Tăng cường huấn luyện nghiệp vụ quân sự cho dân quân, tổ chức diễn tập liên kết phòng thủ. Quân dân liên kết phòng thủ phải kết hợp với quân dân cùng xây dựng, lấy việc cùng xây dựng thúc đẩy liên kết phòng thủ, trong liên kết phòng thủ thực hiện

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí