Các Tỉnh Uỷ Ở Đồng Bằng Sông Hồng Lãnh Đạo Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ - Khái Niệm, Nội Dung, Phương Thức 10023


AN; xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng nền QPTD, thế trận ANND và các nội dung về xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc... Từ đó, các tỉnh ủy đã có sự chuyển biến tốt về nhận thức, trách nhiệm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học trong xác định các chủ trương, giải pháp và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT ở địa phương.

Hai là, các tỉnh ủy ở ĐBSH chịu tác động bởi những giá trị văn hóa đặc thù, trên địa bàn với sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh sông Hồng

Sông Hồng, dòng sông Mẹ chở nặng phù sa qua hàng triệu năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Đây là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng văn minh Đại Việt – Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc; trải qua hàng nghìn năm chuyên cần, chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước đã tạo nên cho nhân dân vùng ĐBSH có truyền thống yêu nước, nhân ái, hiếu học, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù lao động, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng đóng góp công, sức cho sự nghiệp đổi mới ở địa phương. Trình độ dân trí của vùng tương đối cao, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng tốt.

Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân ở ĐBSH chịu ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất nhỏ, canh tác lúa nước như: lối làm ăn tùy tiện, manh mún, tính tổ chức, kỷ luật kém, quen sống với lệ làng, thiếu ý thức pháp luật, “phép vua thua lệ làng”; tâm lý tiểu nông hay đố kỵ, bảo thủ, lối tư duy “ăn xổi, ở thì”, đề cao những lợi ích thiết thực ngay trước mắt, ít chú tâm đến những lợi ích chiến lược, lâu dài; bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, tính cục bộ bản vị; tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”.... Trong môi trường, điều kiện đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tỉnh ủy và các tỉnh ủy viên đã kế thừa truyền thống tốt đẹp, tích cực rèn luyện và học tập, trình độ mọi mặt tương đối cao, có năng lực công tác, có kỹ năng, phương pháp làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới; lãnh đạo địa phương thực hiện thắng lợi mọi


nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ xây dựng KVPT. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận cán bộ có biểu hiện làm việc tùy tiện, thiếu tích cực, thiếu tính kỷ luật, hạn chế về tầm nhìn chiến lược, quan liêu, bảo thủ, tác phong chậm chạp, lề mề…ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tạp trong lãnh đạo xây dựng KVPT.

Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSH được kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất, tinh thần khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo trong phát triển KT, xây dựng quê hương, đất nước.

Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước, tuy nhiên đây cũng là một trong những vùng khó khăn, gian khổ, thời tiết khắc nghiệt, là vùng đất mà các kẻ thù xâm lược tìm mọi âm mưu thủ đoạn để giành lấy. Từ thực tiễn chống thiên tai và giặc ngoại xâm, đã hình thành di sản tinh thần vô giá đó là truyền thống đoàn kết, kiên cường, bất khuất, cần cù, sáng tạo trong cư dân ĐBSH. Ở thời đại nào, các tỉnh ĐBSH cũng là nơi đóng góp nhiều nhân tài, vật lực cho sự nghiệp xây dựng và BVTQ, nhất là trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, các thế hệ Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh vùng này, đã kiên cường bám trụ xây dựng lực lượng cách mạng và lãnh đạo nhân dân chống lại quân xâm lược, lập nên những chiến công hiển hách. Trong kháng chiến chống Mỹ với khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", các tỉnh ĐBSH đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Những thế hệ tỉnh ủy viên trong thời kỳ đổi mới, đã không chịu bó tay trước khó khăn, gian khổ, năng động, sáng tạo, tìm tòi các giải pháp chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, khá nhiều cách làm mới đem lại hiệu quả cao xuất hiện ở các tỉnh ĐBSH trở thành phổ biến trong cả nước. Các tỉnh ủy ở ĐBSH hiện nay, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ tỉnh ủy tiền nhiệm đã và đang thể hiện,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

phát huy những truyền thống ấy, trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn thể đảng bộ, HTCT và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng KT - XH và củng cố QP, AN, xây dựng KVPT ở địa phương.

* Vai trò

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 8

Thứ nhất, các tỉnh ủy ở ĐBSH có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương; trước hết là vai trò, trách nhiệm lãnh đạo toàn diện của tỉnh ủy đối với HTCT, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT trên địa bàn tỉnh.

Vai trò quan trọng của tỉnh ủy đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh qua các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò đó ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có đến được với nhân dân, có được thực hiện thắng lợi hay không; công cuộc đổi mới, phát triển KT – XH và củng cố QP, AN ở địa phương có kết quả như thế nào... tất cả điều đó được quyết định chủ yếu bởi sự lãnh đạo đúng đắn của tỉnh ủy.

Là cầu nối giữa Trung ương với cấp ủy cấp huyện; là cấp trên trực tiếp của các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc. Tỉnh ủy tiếp nhận từ Trung ương những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương mình để xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; kiểm tra, giám sát các hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy trực thuộc đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực đời sống XH đảm bảo cho sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống XH được thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.


Trong lĩnh vực QP, AN, xây dựng KVPT, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các quan điểm, chủ trương, đường lối QP, AN của Đảng, Nhà nước được quán triệt nghiêm túc, tổ chức thực hiện thống nhất và được hiện thực hóa trong đời sống xã hội ở địa phương.

Thứ hai, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH là nhân tố quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị theo nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, đẩy mạnh phát triển KT - XH, củng cố QP, AN, xây dựng KVPT.

Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp lớn về phát triển KT - XH, củng cố QP, AN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn, các tỉnh ủy cụ thể hóa, ban hành các nghị quyết và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo để các mục tiêu, nhiệm vụ ấy được thực hiện thắng lợi.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT, căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh và tình hình, khả năng của địa phương, các tỉnh ủy đề ra nghị quyết, chỉ thị và kế hoạch tổ chức thực hiện; phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh các quân khu 1, 2, 3 và các cơ quan chức năng; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc đủ sức tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống.

Thứ ba, tỉnh ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh về kết quả thực hiện mọi nhiệm vụ của địa phương trong đó có lĩnh vực QP, AN, xây dựng KVPT.

Là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại hội, đại biểu cho phẩm chất, năng lực, trí tuệ của toàn đảng bộ và ý chí nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ, các mặt hoạt động, các lĩnh vực của đời sống XH ở địa phương. Do đó, không phải ai khác,


tỉnh ủy là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh về kết quả thực hiện mọi nhiệm vụ của địa phương và những quyết định của mình.

Trong xây dựng KVPT, các tỉnh ủy chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt, từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, quá trình tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát, kết quả xây dựng các tiềm lực, lực lượng và thế trận, tình hình anh ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn tỉnh đến việc tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, các lực lượng trong xử lý các tình huống QP, AN, bảo vệ vững chắc địa phương trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Thứ tư, các tỉnh ủy có vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các tổ chức, các lực lượng và các tầng lớp nhân dân, huy động đầy đủ các nguồn lực để xây dựng, phát triển KT- XH, củng cố QP, AN và xây dựng KVPT vững mạnh toàn diện.

Là hạt nhân lãnh đạo, hạt nhân đoàn kết trong HTCT tỉnh, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy là nhân tố bảo đảm cho sự thắng lợi của nhiệm vụ xây dựng KVPT. Thông qua chính quyền tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh ủy có thể huy động sức mạnh tổng hợp của cả HTCT để tiến hành các nhiệm vụ trọng tâm hoặc các dự án phát triển KT – XH quan trọng mà Trung ương hoặc Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh xác định cũng như huy động nhân lực, vật lực trong thực hiện các nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT.

2.2.2. Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ - khái niệm, nội dung, phương thức

2.2.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ “lãnh đạo” được sử dụng rộng rãi trong đời sống chính trị - xã hội. Hiện nay, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về “lãnh đạo”:

Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), “lãnh đạo” có hai nghĩa chính: khi là động từ, “lãnh đạo” có nghĩa là dẫn đắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể, ví dụ: lãnh đạo cuộc đấu tranh; khi là danh từ,


“lãnh đạo” chỉ các cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức, dẫn đắt phong trào, ví dụ: chờ lãnh đạo cho ý kiến... [152, tr.997]

Theo Từ điển Tiếng Việt của trung tâm Từ điển VietLex, “lãnh đạo” khi là động từ có nghĩa là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện, ví dụ: lãnh đạo một công ty, họp ban lãnh đạo; khi là danh từ thì “lãnh đạo” là người hoặc cơ quan đề ra và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, ví dụ: xin ý kiến lãnh đạo, hoặc: đội ngũ lãnh đạo công ty. [150, tr. 673].

Như vậy, “lãnh đạo”, khi là một động từ là một quá trình gồm hai khâu chính: Thứ nhất, xác định mục tiêu, quan điểm, chủ trương, đường lối, yêu cầu, nhiệm vụ của công việc cần làm trong một thời kỳ hay một giai đoạn cụ thể và những nguyên tắc, biện pháp tiến hành để đạt mục tiêu đã xác định. Thứ hai, là quá trình chủ thể lãnh đạo tuyên truyền, vận động, dẫn dắt và tổ chức các hoạt động thực tiễn để đối tượng lãnh đạo thực hiện các mục tiêu, chủ trương, đường lối mà chủ thể lãnh đạo đã xác định.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”. Đây là những nội hàm chủ yếu của khái niệm lãnh đạo, cũng là những điểm chủ yếu về cách thức lãnh đạo của Đảng.

Là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy lãnh đạo toàn diện các tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân địa phương thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy đối với các lĩnh vực của đời sống XH, trong đó có nhiệm vụ xây dựng KVPT.


Từ những phân tích, luận giải trên đây gắn với những chức năng, nhiệm vụ, nội dung xây dựng KVPT và thực tiễn sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương ở ĐBSH hiện nay đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT, có thể khái niệm:

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ là tổng thể hoạt động của các tỉnh ủy từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, chỉ thị về xây dựng khu vực phòng thủ, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, tại chỗ của toàn đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh, xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh; đủ sức tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ thể lãnh đạo xây dựng KVPT ở ĐBSH là các tỉnh ủy mà thường xuyên, trực tiếp là ban thường vụ tỉnh ủy; phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT. Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, thành ủy… Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ…” [11, tr.3]. Xây dựng KVPT là một nhiệm vụ trọng yếu trong hoạt động lãnh đạo của các tỉnh ủy, từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, chỉ thị về xây dựng KVPT phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của địa phương mình đến việc tổ chức thực hiện nghị quyết đó, đồng thời phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo nghị quyết trở thành hiện thực.

Đối tượng lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ở ĐBSH bao gồm: Hệ thống chính trị, từ cấp ủy đảng các cấp đến chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, LLVT và toàn thể nhân dân trong tỉnh; cùng với các cơ chế, quy chế, kế


hoạch, các phương án, các hoạt động cụ thể; được phối hợp một cách chặt chẽ, thống nhất, có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng đồng thời gắn kết một cách chặt chẽ với các mặt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách của hệ thống chính trị ở địa phương trong nhiệm vụ xây dựng KVPT.

Mục đích lãnh đạo xây dựng KVPT ở ĐBSH là nhằm quán triệt và thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng KVPT; phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, chủ động, sáng tạo của toàn thể đảng bộ, chính quyền, LLVT, các tổ chức chính trị - XH và toàn thể nhân dân trong tỉnh tạo nên sức mạnh tổng hợp, tại chỗ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, đủ sức xử lý hiệu quả các tình huống về QP, AN, bảo vệ địa phương trong mọi tình huống; ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù trong mọi điều kiện hoàn cảnh góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

2.2.2.2. Nội dung lãnh đạo

Một là, tỉnh ủy lãnh đạo quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Quân uỷ Trung ương và Đảng ủy các Quân khu 1, 2, 3 để xác định nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng KVPT ở địa phương

Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo xây dựng KVPT tỉnh của các tỉnh ủy ở ĐBSH. Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) khẳng định: “khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bộ phận hợp thành hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [11, tr.3]. Tuy nhiên, không chỉ có Nghị quyết 28 Đảng ta

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí