Tỷ Trọng Dân Số, Đất Ở Và Đất Công Cộng Khu Vực Đô Thị Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


nhanh chóng và sâu rộng. Quá trình gộp các tỉnh thúc đẩy quá trình đô thị hoa ở các địa phương thuộc Hà Tây trước đây. Khi chưa gộp tỉnh, phần lớn các địa phương thuộc Hà Tây cũ là huyện NN NT. Ngày nay các khu đô thị mới, KCN, khu công nghệ cao đã phát triển rất mạnh ở các vùng này, điển hình như các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức…

Bảng 2.24: Tỷ trọng dân số, đất ở và đất công cộng khu vực đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng

Đơn vị: %



Tỉnh


Tỷ trọng dân số đô thị/tổng số dân


Tỷ trọng DT đất ở đô thị/tổng DT đất ở

Tỷ trọng DT đất công cộng đô thị/tổng DT đất công cộng

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

ĐBSH

25,33

29,64

8,25

17,47

18,08

31,7

Hà Nội

39,55

41,3

10,19

21,91

23,17

30,31

Hải Phòng

39,63

46,23

17,41

30,52

32,32

38,9

Vĩnh Phúc

14,04

22,95

0

20,29

0

36,23

Bắc Ninh

14,76

23,85

10,26

18,05

31,74

51,98

Hải Dương

15,45

19,1

3,46

14,31

11,55

33,99

Hưng Yên

10,7

12,32

8,92

11,74

19,29

31,83

Hà Nam

7,64

10,45

7,27

7,8

12,81

20,14

Nam Định

14,74

17,83

11,52

12,45

18,92

24,05

Thái Bình

7,49

9,71

4,13

6,14

9,45

17,85

Ninh Bình

15,06

17,89

9,58

16,86

0

45,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng Sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - 19

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010


Do năm 2004, tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình không có số liệu về DT đất ở và đất công cộng đô thị trong báo cáo thống kê đất đai cho nên trong phạm vi Luận án, tác giả xin phép không đánh giá về tốc độ phát triển DT đất đô thị của 2 tỉnh này.

Vùng ĐBSH có tỷ lệ dân số đô thị giai đoạn 2004 – 2010 tăng từ 25,33% lên 29,64%, cùng với sự tăng dân số đô thị là tỷ trọng đất ở và đất công cộng đô thị đều tăng, tuy nhiên, mức độ tăng tỷ trọng đất ở nhanh hơn mức độ tăng tỷ trọng đất công cộng. Trong vùng ĐBSH, tỷ lệ dân số đô thị cao nhất là ở Hải Phòng, sau đó đến Hà Nội, các tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn mức trung bình của cả nước. Các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn cả về dân số và DT là Hà Nội, Hải Phòng và Vĩnh Phúc, ở những địa phương khác, tốc độ đô thị hóa tương đối đồng đều nhau. Hà Nam và Thái Bình là hai tỉnh có tỷ trọng dân số và đất đô thị thấp nhất trong vùng.

Về cơ cấu đất ở, cơ cấu đất ở đô thị vùng ĐBSH thấp hơn so với cơ cấu dân số. Các chỉ tiêu sử dụng đất mất cân đối so với nhu cầu thực tế và các chỉ tiêu định mức sử dụng đất trong quy hoạch, đặc biệt là đối với các loại đất xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng. Cơ cấu đất ở đô thị - nông thôn còn chênh lệch so với cơ cấu dân số đô thị - nông thôn. Chỉ có cơ cấu đất công cộng của đô thị - nông thôn là đi trước cơ cấu dân số một bước, tuy nhiên, về quy mô đất công cộng vẫn chưa đạt được định mức theo quy hoạch sử dụng đất.


Bảng 2.25: Tỷ trọng dân số, đất ở và đất công cộng khu vực đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010 so với năm 2004

Đơn vị: %



Tỉnh

Tỷ trọng năm 2010 so với 2004

Mức độ tăng tỷ trọng đất ở ĐT/mức độ tăng dân số ĐT

Mức độ tăng tỷ trọng đất CC ĐT

/mức độ tăng dân s ĐT

Dân số ĐT

Đất ở ĐT

Đất CC ĐT

ĐBSH

4,31

9,22

13,62

2.14

3.16

Hà Nội

1,75

11,72

7,14

6.70

4.08

Hải Phòng

6,6

13,11

6,58

1.99

1.00

Vĩnh Phúc

8,91

20,29

36,23

2.28

4.07

Bắc Ninh

9,09

7,79

20,24

0.86

2.23

Hải Dương

3,65

10,85

22,44

2.97

6.15

Hưng Yên

1,62

2,82

12,54

1.74

7.74

Hà Nam

2,81

0,53

7,33

0.19

2.61

Nam Định

3,09

0,93

5,13

0.30

1.66

Thái Bình

2,22

2,01

8,4

0.91

3.78

Ninh Bình

2,83

7,28

45,12

2.57

15.94

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010

Trên phạm vi toàn vùng, bình quân cứ 1% tăng lên của tỷ trọng dân số đô thị thì có 2,14% tăng lên của tỷ trọng đất ở đô thị và 3,16% tăng lên của tỷ trọng đất công cộng đô thị. Như vậy, trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu đất ở đô thị chuyển dịch chậm hơn so với cơ cấu đất công cộng đô thị và tốc độ phát triển của đất ở và đất công cộng đã vượt qua tốc độ phát triển của dân số đô thị. Tuy nhiên, ở các địa phương khác nhau thì tốc độ này có các mức phát triển khác nhau. Hà Nội là địa phương có mức độ tăng tỷ trọng đất ở và đất công cộng đô thị nhanh nhất và tốc độ phát triển của đất ở lại nhanh hơn đất công cộng. Tương ứng bình


quân 1% tăng trong cơ cấu dân số đô thị ở Hà Nội thì có 6,7% đất ở đô thị và 4,08% cơ cấu đất công cộng đô thị tăng lên trong cơ cấu đất ở và đất công cộng của cả khu vực đô thị và nông thôn. Hải Phòng tuy là đô thị cấp 1 nhưng so với mức độ tăng tỷ trọng dân số đô thị thì mức độ tăng DT cả đất ở và đất cộng cộng lại thuộc vào hàng thấp nhất trong vùng. Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình là những địa phương có tỷ trọng tăng DT đất ở so với tỷ trọng tăng dân số đô thị rất thấp, đặc biệt là Hà Nam. Bình quân 1% tăng thêm của tỷ trọng dân số đô thị thì chỉ có 0,16% tăng thêm của tỷ trọng đất ở đô thị trong khi con số này của toàn vùng là 2,14%. Đây là những địa phương cần tăng thêm DT này trong thời gian tới để đáp ứng quá trình đô thị hóa. Ninh Bình lại là tỉnh có tỷ trọng tăng DT đất công cộng so với tỷ trọng tăng dân số đô thị rất cao, gấp gần 5 lần mức bình quân chung toàn vùng.

2.5 Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH

2.5.1 Những kết quả đạt được

2.5.1.1 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là nền tảng cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong giai đoạn 2004 - 2010, vùng ĐBSH đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng CNH - HĐH NN NT đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta. Cơ cấu kinh tế của vùng tương đối hợp lý. NN chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng GTSX và DT đất đai, GTSX và DT đất CN của vùng cũng chiếm tỷ trọng vào loại cao, chỉ đứng thứ hai sau vùng ĐNB. GTSX TMDV chiếm một tỷ trọng vào loại cao nhất so với các vùng khác trên cả nước. CCSDĐ của vùng có xu hướng dịch chuyển chậm hơn cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng đi trước một bước chuyển dịch từ ngành NN sang các ngành sản xuất phi NN và phải sau một thời gian thích ứng, CCSDĐ mới chuyển dịch theo hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, CCSDĐ chuyển dịch phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng vai trò vừa là yếu tố bị ảnh hưởng bởi xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và sau đó lại là tác nhân thúc đẩy, tác động ảnh hưởng ngược lại tới xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ngành NN tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng GTSX nhưng quy mô thì vẫn tăng trưởng. Tỷ trọng DT đất NN cũng giảm khá nhanh trong khi tăng trưởng kinh


tế vẫn đạt ở mức dương chứng tỏ hiệu quả sản xuất NN của vùng vẫn đang tăng lên. CN tuy vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần nhường chỗ cho ngành TMDV. Xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ NN sang phi NN vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế và CCSDĐ tại các địa phương có sự chênh lệch rõ rệt. Ở những địa phương đi đầu trong quá trình CNH - HĐH như Hà Nội, Hải Phòng, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ NN sang CN đã chậm dần nhường chỗ cho sự phát triển của tỷ trọng ngành TMDV, tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển CCSDĐ từ đất NN sang CN vẫn ở mức cao trong khi tỷ trọng đất TMDV vẫn chỉ tăng ở mức trung bình. Đối với các đi sau các đô thị trong quá trình CNH - HĐH như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế là CN - TMDV - NN. NN tuy chỉ chiếm tỷ trọng GTSX và DT ở mức độ trung bình so với toàn vùng nhưng tốc độ giảm tỷ trọng khá nhanh ở cả GTSX và DT đất đai. TMDV ở các địa phương này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình với mức độ tăng tỷ trọng rất thấp, thậm chí còn giảm và mức độ tăng tỷ trọng DT sử dụng đất của TMDV cũng chỉ ở mức trung bình. Ở các tỉnh thuộc đi sau cuối trong giai đoạn CNH - HĐH như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, cơ cấu kinh tế vẫn nặng về phát triển NN với tỷ trọng GTSX NN cao. Tỷ trọng GTSX NN tuy có giảm nhanh nhưng tỷ trọng DT đất hầu như chưa giảm hoặc giảm ít. Mức độ tăng tỷ trọng GTSX CN và TMDV ở mức cao nhưng mức độ tăng tỷ trọng DT đất CN và TMDV lại ở mức thấp.

Về năng suất sử dụng đất, sức sản xuất của đất NN của vùng ĐBSH cao hơn so với các vùng khác nhưng hiệu quả sử dụng đất CN và TMDV thấp hơn so với mức bình quân của cả nước và nhất là vùng ĐNB và vùng ĐBSCL. Vì vậy, trên phạm vi tổng thể toàn vùng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ NN sang phi NN của vùng cần được cân nhắc một cách cẩn thận và trọng tâm của công tác sử dụng đất phi NN phải đặt vào mục tiêu tăng cường đầu tư, khai thác sử dụng đất phi NN để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất phi NN hiện có chứ chưa nên quy hoạch mở rộng thêm DT đất CN và TMDV. Tuy nhiên, năng suất sử dụng đất tại các địa phương có sự khác biệt rõ rệt nên quá trình chuyển đổi CCSDĐ ở các địa phương khác nhau sẽ đi theo các phương hướng khác nhau. Đối với nhóm tỉnh đi đầu trong quá trình CNH - HĐH, Hà Nội và Hải Phòng không phải là các địa phương có ưu thế trong hoạt động sản xuất NN, sức sản xuất của đất NN của cả Hà Nội và Hải


Phòng đều thấp hơn mức bình quân chung của vùng, đặc biệt là Hà Nội. Tuy nhiên do tỷ trọng đất NN đã xuống ở mức rất thấp, khoảng 55%, mà hiệu quả sử dụng đất CN và TMDV của hai địa phương này cũng thấp nhất so với toàn vùng cho nên mặc dù chi phí cơ hội của việc CDCCSDĐ là thấp nhưng trước mắt chưa nên tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ NN sang CN hoặc TMDV mà nên tập trung đầu tư vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, nhân lực… để tăng hiệu quả của việc khai thác quỹ đất CN và TMDV hiện có. Đối với các địa phương đi tiếp sau trong quá trình CNH - HĐH như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, năng suất sử dụng đất NN vẫn đạt ở mức trung bình. Năng suất sử dụng đất CN đạt mức khá cao trong khi tỷ trọng DT đất CN thấp. Vì vậy, xu hướng trong thời gian tới là ổn định quỹ đất CN hiện có và khi cần thiết có thể tiếp tục CDCCSDĐ từ NN sang CN nhưng phải có sự định hướng, lựa chọn cẩn thận. Chỉ nên lựa chọn các vị trí không thuận lợi cho hoạt động sản xuất NN, mang lại hiệu quả sản xuất thấp để chuyển đổi và đặc biệt phải chú ý về tình trạng quy hoạch quá tải các KCN trên địa bàn. Đối với các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, năng suất sử dụng đất CN quá thấp. Do đó, với DT quy hoạch cho CN hiện tại, các địa phương này chỉ nên tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất CN, nâng cao hiệu quả sản xuất chứ chưa nên tiếp tục mở rộng DT đất CN. Một thực trạng ở các địa phương đi tiếp sau trong quá trình CNH - HĐH này là tỷ trọng GTSX TMDV tăng rất ít, thậm chí còn giảm trong cơ cấu kinh tế trong khi tỷ trọng DT vẫn tăng. Xu hướng CDCCSDĐ của các địa phương này là không nên tăng DT đất TMDV mà nên tập trung vào khai thác quỹ đất TMDV hiện có để tăng năng suất sử dụng đất. Đối với các tỉnh đi sau cuối trong quá trình CNH - HĐH của vùng, với lợi thế về đất đai phục vụ ngành NN, các tỉnh này đóng vai trò là nơi cung cấp các sản phẩm NN không chỉ cho khu vực, vùng mà còn phục vụ cho cả nước và xuất khẩu. Năng suất sử dụng đất NN vẫn cao so với toàn vùng. Năng suất sử dụng đất CN và TMDV của các tỉnh này khá cao trong khi tỷ trọng đất NN còn nhiều nên mặc dù chi phí cơ hội của việc chuyển từ đất NN sang CN và TMDV lớn hơn các tỉnh khác nhưng khả năng mở rộng thêm quy mô sản xuất, tăng thêm DT đất CN và TMDV cho những địa phương này trong thời gian tới là điều cần thiết.

Trong nội bộ ngành NN, GTSX ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng GTSX NN, thủy sản chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. GTSX và DT đất trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế và CCSDĐ


nhưng có xu hướng giảm dần. GTSX và DT đất chăn nuôi chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GTSX ngành NN và tỷ trọng này có xu hướng ngày một tăng. Những địa phương có tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt thấp thì tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi lại cao. Đối với các tỉnh có mặt tiếp giáp với biển, GTSX ngành thủy sản đóng góp một phần tỷ trọng GTSX NN cao hơn so với các tỉnh không có mặt tiếp giáp với biển. Tốc độ tăng bình quân của tỷ trọng GTSX ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế luôn ở mức cao. Mức độ tăng tỷ trọng DT nuôi trồng thủy sản trên tổng DT tăng đều qua các năm.

Năng suất đất trồng trọt đóng góp cho GTSX ngành NN với những địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh ở mức thấp nên nếu cần thiết phải CDCCSDĐ để phát triển các ngành sản xuất khác thì khả năng lấy từ đất trồng trọt vẫn có thể thực hiện được do năng suất đất trồng trọt của các địa phương này khá thấp. Đối với các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, năng suất đất trồng trọt cũng chỉ tương đương mức bình quân chung của cả vùng nên nhu cầu chuyển đổi từ đất trồng trọt sang các loại khác sẽ có thể được đáp ứng để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tỷ trọng DT đất chăn nuôi thấp, năng suất cao hơn đất trồng trọt nhiều thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất NN khác sang đất chăn nuôi chắc chắn là nhu cầu đang đặt ra trong quá trình CDCCSDĐ ở tất cả các tỉnh vùng ĐBSH. Vĩnh Phúc, Hải Dương và Ninh Bình là những địa phương trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm DT đất thủy sản để khai thác được hiệu quả cao của ngành thủy sản. Những tỉnh có năng suất thấp hơn như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh cần tiếp tục đầu tư khai thác trên quỹ đất thủy sản hiện có và cần cân nhắc kỹ lưỡng việc mở rộng quy mô DT đất thủy sản mới.

2.5.1.2 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã tạo tiền đề cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội

Cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH đã có những phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tỷ trọng DT đất và DT đất/người dành cho truyền dẫn năng lượng và truyền thông đã tăng lên với tốc độ nhanh, hơn 3 lần. Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSH đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và ổn định phục vụ tốt cho sản xuất NN trong vùng, tuy nhiên vị trí của vùng thuộc hạ lưu sông Hồng. Tuy quy mô và cơ cấu đất thủy lợi có giảm đi nhưng so với DT đất gieo trồng thì phần DT được tưới tiêu không những không giảm đi mà có phần tăng nhẹ. Quy mô DT và tỷ trọng đất


giao thông, cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao không ngừng tăng lên qua các năm ở tất cả các tỉnh trên địa bàn vùng ĐBSH. Tại các đô thị, tỷ trọng đất cơ sở hạ tầng có mức độ tăng cao hơn so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, so với định mức sử dụng đất cơ sở hạ tầng quy định cho vùng ĐBSH thì chưa có địa phương nào vượt được mức cực trên đối với hầu hết các loại cơ sở hạ tầng. Các loại cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều DT là đất giao thông, đặc biệt đối với đô thị, đất y tế, TDTT đối với tất cả các tỉnh. Nhìn chung, xu hướng dịch chuyển CCSDĐ trong thời gian tới của các tỉnh vùng ĐBSH là ổn định tỷ trọng DT của cơ sở hạ tầng truyền dẫn năng lượng và truyền thông, DT đất thủy lợi, phải tăng thêm DT ở các loại cơ sở hạ tầng giáo dục, văn hóa, y tế, TDTT để đạt và vượt chuẩn định mức sử dụng đất của các loại cơ sở hạ tầng này theo quy định.

2.5.1.3 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã thúc đẩy nhanh tiến trình độ đô thị hóa và hình thành các vùng đô thị mới, hiện đại

Các khu đô thị mới được xây dựng, mở rộng và nâng cấp, không những tạo điều kiện cải thiện điều kiện sống cho cư dân đô thị, mà còn tạo thêm nhiều phúc lợi công cộng ( y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học công nghệ, thông tin liên lạc...) đáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung. Mặt khác cũng từng bước xây dựng nếp sống văn minh CN và đô thị, khắc phục những hạn chế của phong tục tập quán lạc hậu, nếp sống tiểu nông.

Như vậy, trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu đất ở đô thị vùng ĐBSH thấp hơn so với cơ cấu dân số. Cơ cấu đất ở đô thị - nông thôn còn chênh lệch so với cơ cấu dân số đô thị - nông thôn. Chỉ có cơ cấu đất công cộng của đô thị - nông thôn là đi trước cơ cấu dân số một bước, tuy nhiên, về quy mô đất công cộng vẫn chưa đạt được định mức theo quy hoạch sử dụng đất. Cơ cấu đất ở đô thị chuyển dịch chậm hơn so với cơ cấu đất công cộng đô thị và mức độ tăng của tỷ trọng đất ở và đất công cộng đã vượt qua mức độ tăng tỷ trọng dân số đô thị. Tuy nhiên, ở các địa phương khác nhau thì tốc độ này có các mức phát triển khác nhau. Hà Nội là địa phương có mức độ tăng tỷ trọng đất ở và đất công cộng đô thị nhanh nhất và tốc độ phát triển của đất ở lại nhanh hơn đất công cộng. Hải Phòng tuy là đô thị cấp 1 nhưng so với mức độ tăng tỷ trọng dân số đô thị thì mức độ tăng DT cả đất ở và đất cộng cộng lại thuộc vào hàng thấp nhất trong vùng. Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình là những địa phương có tỷ trọng tăng DT đất ở so với tỷ

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 29/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí