Quyền Tham Gia Vào Hoạt Động Quản Lý, Sử Dụng Lao Động

giám sát, song công tác thực hiện quyền này hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Mặc dù gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi, song những năm gần đây, các cấp công đoàn luôn quan tâm, chú trọng việc chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn. Các cấp công đoàn đã phối hợp với Thanh tra, Bảo hiểm xã hội, Lao động thương binh xã hội kiểm tra tại các doanh nghiệp. Điển hình như Công đoàn Thủ đô đã phối hợp với Thanh tra, Bảo hiểm xã hội, Lao động thương binh xã hội kiểm tra trên 70 cuộc tại doanh nghiệp. Uỷ ban kiểm tra các cấp Công đoàn Thủ đô đã tham mưu giúp Ban thường vụ cùng cấp tiếp nhận, giải quyết và tham gia giải quyết 277 đơn, trong đó có 16 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn, tham gia giải quyết 205 đơn thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, chuyển 56 đơn cho các cơ quan chức năng. Nhờ đó, 11000 người được trở lại làm việc, 4 người được hạ mức kỷ luật, 2.624 người được giải quyết các quyền lợi khác.

Mặc dù tổ chức công đoàn đã nỗ lực thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong điều kiện có thể, song điều dễ nhận thấy là tình trạng vi phạm pháp luật lao động, không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động vẫn còn diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi và các vụ đình công vẫn xảy ra. Theo thống kê của ngành lao động thì từ năm 1995 đến năm 2006 ở Việt Nam đã xảy ra 1.250 cuộc đình công. Trong đó:

Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 87 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp dân doanh có 325 cuộc, chiếm 26%. Các cuộc đình công chủ yếu diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh với 504 cuộc, chiếm 40,3%; Bình Dương với 279 cuộc, chiếm 22,3%; Đồng Nai 258 cuộc, chiếm 20,7%; các tỉnh còn lại chỉ có 209 cuộc, chiếm 16,7%...Tính riêng năm 2009, cả nước xảy ra 216 cuộc đình công. Số cuộc đình công hầu hết vẫn diễn ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% [43].

Còn theo Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 64 vụ đình công. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động thì con số này chưa thể hiện đầy đủ, bởi trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh cho thấy các cuộc đình công vẫn tiếp tục gia tăng. Cụ thể những ngày đầu năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn xảy ra đình công. Đáng chú ý là số nhiều các vụ đình công vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Vụ đình công mới đây nhất xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản) tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Như vậy, nếu như năm 2009, số vụ đình công trên cả nước đã ít đi, thì năm 2010 chỉ trong 3 tháng đầu năm, số vụ đình công đã có dấu hiệu gia tăng rõ rệt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công là đa số doanh nghiệp chưa có thỏa ước lao động tập thể hoặc nếu có thì chung chung, hình thức, không làm được vai trò điều chỉnh trách nhiệm và quyền lợi hai bên phù hợp quá trình phát triển doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp không muốn thành lập công đoàn cơ sở, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về phía người lao động thường do thiếu thông tin, bỏ qua các bước đưa yêu sách cho người sử dụng lao động, nên thiếu sự hiểu nhau trong quan hệ lao động. Có thể thấy rõ công đoàn cơ sở chưa phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, chưa nắm bắt nguyện vọng của người lao động. Quan trọng hơn là công đoàn cơ sở, đặc biệt tại khu vực ngoài nhà nước chưa nắm bắt kịp thời thông tin về tranh chấp lao động và có nhiều cuộc đình công đã xảy ra công đoàn cơ sở mới biết. Điều này cho thấy quyền kiểm tra giám sát của công đoàn chưa được phát huy hiệu quả một cách thích đáng.

2.5. Quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động

Vấn đề quản lý, sử dụng nguồn lao động như thế nào luôn thu hút được sự quan tâm không chỉ của các chủ sử dụng lao động mà còn của Nhà

nước và các tổ chức khác trong đó có tổ chức công đoàn. Trong lĩnh vực này, việc bảo vệ nguồn lực lao động luôn được quan tâm, bởi tình trạng sử dụng lãng phí, bóc lột quá đáng của người sử dụng lao động đã làm phát sinh các tiêu cực trong quá trình đào tạo, sử dụng và bảo vệ nguồn lao động. Với tình trạng đó, việc tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động của tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật cũng như việc bảo vệ pháp luật lao động, đồng thời làm cơ sở góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động ở nước ta hiện nay.

Cơ sở của việc thiết lập quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động của tổ chức công đoàn xuất phát từ vị trí, vai trò của tổ chức này trong hệ thống chính trị - xã hội là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Cả nước đã có khoảng 93.000 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn với khoảng 6,1 triệu đoàn viên, trong đó 71.000 công đoàn cơ sở thuộc khu vực nhà nước, với khoảng 3,8 triệu đoàn viên, 22.000 công đoàn cơ sở thuộc khu vực ngoài nhà nước với khoảng 2,3 triệu đoàn viên. Công đoàn đã phối hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật cho người lao động. Công đoàn đã thành lập được 47 trung tâm và văn phòng tư vấn pháp luật, 394 tổ tư vấn pháp luật tại 56 liên đoàn lao động cấp tỉnh, công đoàn ngành với gần 1000 tư vấn viên pháp luật và đã thực hiện tư vấn miễn phí cho 50.000 lượt công nhân lao động [2].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Công đoàn thường xuyên kiểm tra, phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, luật công đoàn tại các địa phương, doanh nghiệp. Hàng năm, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với công đoàn tổ chức kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật lao động, Luật

công đoàn tại các địa phương, doanh nghiệp nhằm phát hiện, uốn nắn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tế để kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động.

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 8

Tuy nhiên hiện nay, số lượng công đoàn cơ sở được thành lập còn thấp, năng lực, kỹ năng của cán bộ làm công tác công đoàn cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chưa được đào tạo về nghiệp vụ; nội dung hoạt động của công đoàn còn đơn giản, mới chỉ tập trung vào việc thăm hỏi, động viên người lao động lúc ốm đau, môi trường và điều kiện làm việc của người làm tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp rất khó khăn, phần lớn là các cán bộ kiêm nhiệm, chưa thoát ly khỏi quyền lợi của chủ doanh nghiệp… Do đó, để nâng cao hiệu quả quyền của công đoàn tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động, nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn; cho phép tổ chức công đoàn được phép thanh tra hoặc tham gia vào hoạt động thanh tra của các cơ quan quản lý lao động, tạo cơ chế phối hợp giữa tổ chức công đoàn với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.6. Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

Học thuyết kinh tế của C.Mác đã chỉ rõ con người lao động tức là đấu tranh với thiên nhiên, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân mình, để sống, để phát triển. Muốn cho quá trình hoạt động, lao động có thể diễn ra được con người phải ăn mặc, ở, đi lại, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, vui chơi giải trí sau khi lao động để chuẩn bị cho quá trình lao động tiếp sau. Họ lao động còn do mong muốn góp phần thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước.

Trong các lĩnh vực hoạt động của công đoàn, hoạt động tổ chức nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động có vị trí quan trọng vì

hoạt động này tác động trực tiếp đến con người, khơi dậy mọi khả năng tiềm tàng trong mỗi con người, nếu được chăm lo thực hiện tốt sẽ góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế. Do đó, cán bộ công đoàn các cấp cần hiểu sâu sắc động lực lao động của con người. Động lực đó liên quan đến các loại nhu cầu của công nhân lao động, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu này sẽ tạo ra động lực cơ bản thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nội dung quan điểm cơ bản của hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động của công đoàn là tạo năng lực và tinh thần làm chủ thực sự, góp phần xây dựng con người phát triển về trí tuệ, về đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống văn minh, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ trong sản xuất và phát triển kinh tế của đơn vị cũng như của đất nước. Vì vậy, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động của công đoàn được thể hiện trên các mặt công tác sau:

- Công đoàn tham gia với chuyên môn xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện hệ thống định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng. Bản quy chế phân phối, trả lương do các đơn vị thành viên xây dựng phải được tổ chức công đoàn cùng cấp thỏa thuận trước khi ban hành và phổ biến đến từng người lao động.

- Tổ chức vận động người lao động tích cực học tập chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực trình độ làm chủ cho người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước. Tạo điều kiện để người lao động phát huy tinh thần làm chủ thực sự trên các lĩnh vực, các nội dung hoạt động, vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân họ.

- Phối hợp cùng chuyên môn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ chính trị, biện pháp chăm lo, triển khai thực hiện các nội

dung hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí cho người lao động tại đơn vị.

- Tổ chức cho người lao động đi thăm quan, du lịch, nghỉ mát để họ có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, từng bước nâng cao sự hiểu biết, năng lực trình độ, tri thức xã hội.

- Quan tâm chăm lo sức khỏe của người lao động; tổ chức thăm hỏi; giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp thiên tai, hoạn nạn. Sau mỗi đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật, kịp thời tổ chức cho những người lao động bị giảm sút sức khỏe trong quá trình lao động sản xuất, những người ốm đau bệnh tật được đến các cơ sở y tế để điều dưỡng, điều trị, nâng cao sức khỏe.

Mỗi người không thể sống cô độc trong một ốc đảo riêng mà họ sống hòa đồng trong cộng đồng xã hội, trong tình đồng nghiệp, mọi hoạt động trong cộng đồng đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động. Những hoạt động sống mang tính xã hội gắn chặt với người lao động trong xí nghiệp, nơi người lao động công tác, là hoạt động tinh thần không thể thiếu của con người luôn hướng tới cái thiện", muốn được "làm việc thiện" cũng thể hiện quan điểm sống đẹp của chủ nghĩa xã hội "Mình vì mọi người" và cũng hi vọng khi mình gặp hoạn nạn "Mọi người cũng vì mình". Những hoạt động mang tính nhân văn trong sáng là đòi hỏi tất yếu của con người song đồng thời cũng là vũ khí tâm linh mạnh mẽ.

2.7. Quyền khởi kiện và tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động

Khởi kiện và tham gia giải quyết tranh chấp lao động là một trong những quyền năng của tổ chức công đoàn. Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận, tự do, tự nguyện. Vì vậy, khả năng thực hiện các quyền và đặc biệt là nghĩa vụ mang tính tự giác rất cao. Tuy nhiên, với mục đích nhằm đạt lợi nhuận tối đa nên không phải lúc nào người lao động và người sử dụng lao động cũng dung hòa được với nhau về mọi vấn đề trong quan hệ lao động, đồng thời cùng với sự tác động của các nguyên

nhân khách quan trong thị trường nên sự xung đột, bất đồng giữa các bên từ đó dẫn đến tranh chấp lao động dường như là một sự tất yếu khách quan. Do đó, pháp luật Lao động bên cạnh việc quy định các căn cứ làm phát sinh quan hệ lao động cần quy định các chuẩn mực, tiêu chí pháp lý khi giải quyết tranh chấp lao động. Cũng cần chú ý rằng, quy chế pháp lý về giải quyết tranh chấp lao động không chỉ nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà còn phải tiếp tục duy trì, củng cố quan hệ lao động, phòng ngừa các xung đột tiếp theo.

Để đạt được mục đích nói trên, quy định về giải quyết tranh chấp lao động bên cạnh việc chú ý đến cơ chế hòa giải và trọng tài thì một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định là: "Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp" [29, Khoản 4 Điều 158]. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có ý nghĩa khi được hiểu đầy đủ rằng sự tham gia của đại diện các bên phải trực tiếp với tư cách là thành viên của Hội đồng giải quyết tranh chấp. Nhưng, nguyên tắc này hiện nay mới chỉ được áp dụng trong cơ chế hòa giải và trọng tài mà chưa được áp dụng ở Tòa án nhân dân. Mặt khác, hiện nay ở nước ta hầu như chưa có đại diện của giới chủ với đúng ý nghĩa và bản chất của tổ chức này. Vì vậy, để cho thị trường lao động vận động và phát triển, để tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, để cho mối quan hệ ba bên, hai bên phát huy tác dụng cần thiết phải có quy định về quyền tự nguyện thành lập, tư cách, địa vị pháp lý của tổ chức đại diện giới chủ.

Tranh chấp lao động được chia làm hai loại: tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể tùy thuộc vào chủ thể tham gia tranh chấp, nội dung, tính chất tranh chấp (khoản 2 Điều 157 Bộ Luật lao động). Sự tham gia của đại diện tổ chức công đoàn vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của pháp luật về trình tự giải quyết tranh chấp lao động mà cụ thể là:

- Khi xảy ra tranh chấp, công đoàn đại diện cho tập thể lao động, người lao động (khi có yêu cầu) thương lượng trực tiếp với người sử dụng lao động.

- Trường hợp không thương lượng được, Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp ở Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập theo đề xuất của Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động, bao gồm số đại diện ngang nhau của hai bên: người lao động và người sử dụng lao động. Đại diện của người lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc lâm thời cử. Khi tranh chấp lao động phát sinh và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu hòa giải, công đoàn với tư cách thành viên Hội đồng hòa giải tham gia giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, công đoàn còn có thể tham gia phiên họp hòa giải với tư cách là đại diện của người lao động (đối với tranh chấp lao động tập thể) và có thể với tư cách đại diện được ủy quyền nếu người lao động ủy quyền (đối với tranh chấp lao động cá nhân).

Những tranh chấp lao động tập thể mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đã hòa giải nhưng không thành, khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh sẽ giải quyết. Thành viên của Hội đồng trọng tài phải có sự tham gia của công đoàn. Việc cử đại diện của công đoàn tham gia Hội đồng trọng tài do Ban thường vụ liên đoàn lao động cấp tỉnh quyết định. Khi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp, công đoàn cơ sở tham gia với tư cách đại diện tập thể lao động. Nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, công đoàn có thể yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết hoặc lãnh đạo đình công. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có thể được mời tham gia phiên họp của Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động.

- Khi Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động, đối với tranh chấp lao động cá nhân công đoàn cơ sở có thể tham gia tố tụng với tư cách đại diện được ủy quyền của cá nhân người lao động hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nếu người lao động yêu cầu. Còn đối với tranh

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí