Một Số Yêu Cầu Cơ Bản Nhằm Thực Hiện Có Hiệu Quả Các Quyền Của Tổ Chức Công Đoàn

luật. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay thì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhất là chủ lao động nước ngoài, tư nhân đang trong bối cảnh thường xuyên biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho người lao động. Do vậy, đình công tất yếu sẽ xảy ra cho dù đúng hay không đúng. Khi đình công xảy ra, phần lớn thiệt hại sẽ thuộc về phía doanh nghiệp.

Khi những kiến nghị của người lao động đưa ra không được đáp ứng thì tập thể người lao động phản ứng bằng cách tự tổ chức đình công thông qua một ban đại diện được cử ra, chứ không yêu cầu công đoàn - tổ chức đại diện hợp pháp cho họ - giải quyết tranh chấp. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều có hệ thống công đoàn từ cấp cơ sở đến tận các tổ, dây chuyền sản xuất, song khi đình công xảy ra nhiều cán bộ công đoàn vẫn không hay biết gì. Đơn cử, như tại công ty giày Hải Vinh, ngày và giờ đình công đã được người lao động thông báo trước 2 ngày mà lãnh đạo công ty và cả hệ thống công đoàn vẫn "bình chân như vại". Ông Phan Đình Chuẩn, Chủ tịch công đoàn công ty cho biết: "Từ trước đến nay, người lao động tại công ty chúng tôi rất chăm chỉ làm việc - đâu có ngờ họ lại đình công lớn như vậy? Ngay sáng hôm diễn ra đình công, thấy công nhân tụ tập trước cửa công ty, chúng tôi cứ tưởng cúp điện nên quản đốc xưởng cho nghỉ". Tương tự, tại một số doanh nghiệp trong khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, khi áp lực đình công lớn quá, nhiều tổ trưởng công đoàn đã bỏ trốn, không dám vận động người lao động trở lại làm việc. Có doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn cơ sở còn làm đơn xin từ chức mặc dù vừa mới được chính tập thể người lao động bầu ra. Việc người lao động cử ra một nhóm người làm đại diện cho minh để tiếp xúc với giới chủ, có thể lý giải nguyên nhân là do người lao động không tin vào tổ chức công đoàn và cho rằng công đoàn chỉ bảo vệ quyền lợi của giới chủ. Trên thực tế thì vai trò của công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp quá yếu, thiếu kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm giải quyết những vướng mắc trong tranh chấp lao động. Cán bộ công đoàn đều là bán chuyên trách, ăn lương của chủ nhưng làm việc cho

công đoàn. Nếu đứng về phía người lao động sẽ bị giới chủ vô hiệu hóa, thay đổi chỗ làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng là ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người lao động? Khoản 2 Điều 173 Bộ luật Lao động quy định: "Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký" [29]. Đây là luật quy định, trên thực tế rất hiếm có cuộc đình công nào có vai trò của tổ chức công đoàn. Bởi muốn thực hiện đúng luật định, công đoàn phải thực sự đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động. Và chỉ khi ấy, người lao động mới tin và thực thi đầy đủ quyền mà pháp luật quy định.

Thêm nữa, công tác quản lý nhà nước về lao động, thanh tra kiểm tra, xử phạt những doanh nghiệp vi phạm trong thời gian qua còn bị buông lỏng. Theo quy định của Bộ luật Lao động, chỉ có thanh tra viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mới có chức năng đi kiểm tra các doanh nghiệp. Trong khi đó, lực lượng này rất ít người nên không thể kiểm tra hết hàng chục ngàn doanh nghiệp được. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm và trì hoãn đáp ứng những kiến nghị của người lao động dẫn tới bùng nổ, đình công tự phát.

Bốn là, người lao động vừa mới từ nông thôn ra chưa kịp thích ứng với tác phong công nghiệp, chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, còn tự do, vô kỷ luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp. Công đoàn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ lao động theo nếp sống công nghiệp cho người lao động dẫn đến nhiều doanh nghiệp quan hệ lao động thiếu ổn định. Ở nhiều nơi tranh chấp lao động diễn ra mà nguyên nhân là vi phạm pháp luật cả từ phía người sử dụng lao động và phía người lao động.

Như vậy, theo các chuyên gia lao động, trước mắt, để giải quyết được vấn đề đình công và đình công đúng luật cần nâng cao vai trò, vị trí và thực

hiện triệt để quyền của tổ chức công đoàn, Chỉ khi nào tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện của người lao động trong doanh nghiệp thì quan hệ lao động mới thực sự ổn định, hài hòa. Nghĩa là khi đó, lợi ích của giới chủ và người lao động được cân bằng, hài hòa, thỏa mãn được quyền lợi cả đôi bên.

Trong góp ý dự thảo Luật công đoàn, khi bàn về quyền đại diện của công đoàn các đại biểu đã xác định: Trên thực tế, quyền này ở nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, còn chất lượng và hiệu quả đại diện chưa cao, chưa phát huy tốt vai trò "duy nhất" đại diện cho người lao động. Vì vậy, tỉ lệ doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể ở khu vực ngoài quốc doanh thấp (khoảng 20%), chất lượng thỏa ước lao động tập thể cũng kém, ít có sự thương lượng và hiếm các điều khoản có lợi hơn cho người lao động. Đặc biệt quyền đại diện của công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có đông người tham gia và đại diện trước tòa án vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Thứ tư, quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động. Thực hiện quyền kiểm tra giám sát, bảo vệ công đoàn các cấp, nhất là cấp trên cơ sở đã phối hợp với cơ quan đồng cấp như ngành lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội, Thanh tra nhà nước…tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, các chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân lao động; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn. Chỉ tính từ năm 1998 đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp kiểm tra trên 400 doanh nghiệp thuộc 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty nhà nước; Công đoàn các cấp đã phối hợp với chuyên môn tiến hành hàng ngàn cuộc kiểm tra liên ngành.

Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát, công đoàn đã phát hiện nhiều biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật; kịp thời uốn nắn, nhắc nhở và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; phát hiện nhiều bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật, chế độ, chính sách để từ đó, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời, khắc phục và hoàn thiện. Kết quả thực hiện quyền kiểm tra giám sát của công đoàn theo Luật Công đoàn đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức công đoàn. Đồng thời, cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện quyền đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn.

Tuy nhiên, việc chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra giám sát của công đoàn ít được thực hiện; chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước, hiệu lực hướng dẫn thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn còn thấp.

Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 10

Nguyên nhân của những khuyết điểm nêu trên, một phần do quy định của pháp luật còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu chế tài đảm bảo thực thi quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn. Mặt khác, bản lĩnh, năng lực và kinh nghiệm kiểm tra của đội ngũ cán bộ công đoàn còn hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù công đoàn cơ sở là nơi trực tiếp đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, là đối tác trực tiếp trong cơ chế hai bên với người sử dụng lao động nhưng đội ngũ cán bộ công đoàn còn yếu kém về kinh nghiệm hoạt động công đoàn trong nền kinh tế tri thức, về khả năng tập hợp quần chúng, mặt khác, lại chưa có sự đảm bảo ủng hộ cần thiết và hiệu quả từ phía xã hội, công đoàn, người lao động nên kết quả hoạt động còn hạn chế.

Thứ năm, quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động

Về cơ bản quyền này được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn; ít bị cản trở, gây khó khăn từ phía chính quyền, chuyên môn. Tuy nhiên ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thì quyền này còn mang nặng tính hình thức.

Thứ sáu, Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

Về cơ bản quyền này được tôn trọng và đảm bảo thực hiện trong mọi khu vực kinh tế. Đây có thể coi là thế mạnh của tổ chức công đoàn, là hoạt động nổi bật nhất, ít gặp phải những trở ngại, khó khăn từ phía chính quyền và người sử dụng lao động.

Thứ bảy, quyền khởi kiện và tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động

Quyền khởi kiện và tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế quyền này còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả quyền chưa cao, công đoàn chưa khẳng định được vị thế của mình khi tham gia vào hoạt động này, chưa thực sự bảo vệ được người lao động.

Chẳng hạn như khi công đoàn đứng ra đại diện cho công nhân trong thương lượng tập thể hay trong các tranh chấp trước tòa, tham gia vào quá trình lập pháp, hành pháp…dường như đều bị chi phối bởi một yếu tố nào đó. Đây phải chăng là do sự yếu kém về năng lực của cán bộ công đoàn hay do sự ảnh hưởng của nền kinh tế.

Thực tiễn thực hiện trong thời gian qua có thể khẳng định Công đoàn là chủ thể rất quan trọng và cần thiết trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công tự phát. Khi tranh chấp lao động, đình công tự phát xảy ra, công đoàn đã tích cực tham gia giải quyết. Nhiều phương án do công đoàn đưa ra được tập thể lao động và người sử dụng lao động chấp thuận. Một số địa phương đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa công đoàn với cơ quan hữu quan trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công tự phát như Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh…

Thứ tám, quyền tổ chức và lãnh đạo đình công

Về cơ bản được tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế quyền này còn mang tính hình thức. Điều này lý giải tại sao các cuộc đình công tự phát liên tục xảy ra. Tổ chức công đoàn chưa thực sự trở thành "đầu tàu" vững chắc cho những người lao động yếu thế trong quan hệ lao động.

Các quyền cũng như vai trò của Công đoàn được tôn trọng và phát huy trong việc thực hiện các cơ chế dân chủ ở cơ sở như phối hợp tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức; Đại hội công nhân viên chức định kỳ hàng năm; tổ chức, chỉ đạo hoạt động Ban thanh tra nhân dân; tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quy chế nội bộ khác ở cơ quan, doanh nghiệp. Chính quyền, chuyên môn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ doanh nghiệp, nhất là khu vực Nhà nước nhiều nơi đã hỗ trợ, tạo điều kiện và thực hiện những bảo đảm đối với Công đoàn như bố trí chỗ làm việc, trang cấp phương tiện thông tin liên lạc, chi phí điện nước, chi phí hành chính cho tổ chức Công đoàn.

Chương 3‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYỀN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN


3.1. Một số yêu cầu cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền của tổ chức công đoàn

3.1.1. Những yêu cầu khách quan

Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều vấn đề mới khó khăn, phức tạp nảy sinh như hệ thống pháp luật đang được hình thành, vừa không đồng bộ, vừa kém hiệu lực. Pháp luật đã quy định rõ vị trí, vai trò của công đoàn song còn thiếu những chế tài cụ thể để thực hiện được quyền công đoàn theo pháp luật. Việc xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa triệt để nên người sử dụng lao động coi thường pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn. Nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa hiểu biết pháp luật về tổ chức công đoàn Việt Nam, họ ngại có tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp và cho rằng công đoàn được lập ra là chỉ để tập hợp công nhân đấu tranh gây rắc rối, cản trở hoạt động của doanh nghiệp nên không ủng hộ việc thành lập công đoàn.

Nhiều nơi công đoàn được thành lập nhưng gần như không hoạt động được vì chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện cho phép hoạt động. Do vậy, công đoàn cần phải phối hợp cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi cản trở quyền tổ chức và hoạt động công đoàn. Đồng thời, tuyên truyền, vận động để tiếp tục phát triển công đoàn cơ sở, đặc biệt là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Tại nhiều doanh nghiệp đã thành lập được công đoàn cơ sở thì điều kiện hoạt động của cán bộ công đoàn vẫn còn rất nhiều khó khăn, thời gian

hoạt động chưa được quy định cụ thể, kinh phí hoạt động rất hạn hẹp và phải phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Nguồn tài chính để hình thành quỹ của tổ chức công đoàn rất ít. Thêm vào đó, việc thu kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp dân doanh gặp rất nhiều khó khăn. Việc trích nộp kinh phí công đoàn được quy định trong văn bản pháp lý (thấp) và không thống nhất. Pháp luật công đoàn chưa có các biện pháp chế tài phù hợp để xử lý số doanh nghiệp trốn tránh, không trích nộp kinh phí công đoàn. Quyền công đoàn trong việc quản lý, hướng dẫn sử dụng ngân sách công đoàn chưa rõ ràng. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa bố trí, tạo điều kiện và bảo đảm thời gian dành cho hoạt động công đoàn theo luật định. Nhiều nơi cán bộ công đoàn không nắm vững quy định của pháp luật về những bảo đảm cho tổ chức hoạt động công đoàn để thực hiện và yêu cầu cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy công đoàn cơ sở cũng đã được thành lập nhưng lại bị o ế nên không thể triển khai bất kỳ hoạt động nào. Đồng thời, cán bộ công đoàn ít được sự ủng hộ của người sử dụng lao động, thậm chí còn bị cản trở gây khó dễ. Vị trí, chỗ đứng của cán bộ công đoàn rất bấp bênh, dễ bị chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ chính sách ưu đãi hầu như chưa có. Vì vậy, cán bộ công đoàn đặc biệt là cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực sự nhiệt tình tham gia công tác công đoàn. Nhiều trường hợp do lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người lao động mà cán bộ công đoàn bị người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật, hay chuyển sang làm công việc khác. Do vậy, Nhà nước cần ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ thích hợp và có cơ chế bảo vệ đối với cán bộ công đoàn khi họ thực hiện quyền cũng như vai trò của tổ chức công đoàn.

3.1.2. Những yêu cầu đối với tổ chức công đoàn

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động ngày càng sôi động, phức tạp, người lao động luôn ở vị thế yếu so với người sử dụng lao động bởi vậy họ luôn cần có tổ chức đại diện đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023