Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Và Kỹ Năng Hòa Giải Cho Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Xét Xử

bản hướng dẫn và sửa đổi luật cho phù hợp. Gần đây nhất, ngày 30/7/2009, Viện khoa học xét xử đã có Công văn số 113/TANDTC-KHXX gửi các Tòa án yêu cầu tiến hành rà soát và tổng hợp những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của BLTTDS, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất phương án hoàn thiện để làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Đây là một việc làm rất khoa học và thiết thực cần phải được phát huy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

3.2.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi phương diện hoạt động của toàn xã hội. Ngày nay, dù khoa học có phát triển đến đâu, máy móc có tối tân, hiện đại đến mấy thì yếu tố con người vẫn rất quan trọng. Bởi vì, máy móc cũng do con người tạo ra, khoa học cũng là sản phẩm trí tuệ của con người, pháp luật cũng do con người xây dựng nên và tất cả đều là để phục vụ lại chính nhu cầu của con người. Tuy nhiên, mỗi người lại được xã hội phân công làm những công việc riêng để đảm bảo cho guồng máy xã hội hoạt động đều trên mọi phương diện. Để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, Nhà nước đã tạo ra một đội ngũ những con người làm công tác xét xử. Những người này không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có kỹ năng nghiệp vụ thông thạo, hiểu biết xã hội sâu sắc, nắm được tâm lý của những người tham gia tố tụng... thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Nhất là để hòa giải vụ việc dân sự trong giai đoạn hiện nay, các cán bộ làm công tác xét xử càng cần phải hiểu biết rộng hơn, khéo léo hơn, tinh tế hơn, nhạy bén hơn và kiên trì hơn. "Chất lượng của công lý ở bất kỳ nước nào đều phụ thuộc vào chất lượng của Thẩm phán nước ấy" [24]. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử của chúng ta hiện nay rất yếu kém. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc những người có năng lực không muốn vào làm việc ở Tòa án, thậm chí có một số Thẩm phán giỏi đã xin ra

khỏi ngành là vì áp lực công việc quá lớn mà đời sống của cán bộ Tòa án lại quá thấp kém so với mặt bằng xã hội [26].

Theo đánh giá của Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ thì: "Nhiều Thẩm phán hiện nay năng lực mới dừng ở việc áp dụng máy móc pháp luật chứ chưa áp dụng được đầy đủ tinh thần của pháp luật nên nhiều văn bản luật được ban hành phải có hướng dẫn cụ thể mới áp dụng đúng đắn được" [38].

Theo nhận xét của ông Nguyễn Sơn - Chánh án TAND thành phố Hà Nội thì: "Trong thời gian qua, chất lượng của công tác xét xử án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại còn chưa được đảm bảo do một số Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chậm đổi mới nhận thức, ý thức trách nhiệm chưa cao..." [10].

Theo ý kiến của Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Tú thì:

Mặt hạn chế nhất của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức pháp luật quốc tế cũng như kiến thức mới khác về kinh tế, pháp lý xuất hiện trong quá trình hội nhập quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu so với đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập toàn cầu [11].

Từ những ý kiến trên cho thấy việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài.

Trong kết luận tại hội nghị sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2009 của TAND các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

... Phải chú trọng xây dựng Ngành toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cán bộ; từng đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức. Thực hiện tốt các mặt công tác cán bộ như: tuyển chọn cán bộ, xây dựng kế hoạch, quy

hoạch cán bộ, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, thực hiện tốt chính sách cán bộ. Bên cạnh đó phải hết sức quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ... của đội ngũ cán bộ, công chức và Hội thẩm nhân dân. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ công chức tốt, ngày càng khẳng định vị thế đối với xã hội [2].

Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 14

Chánh án cũng đưa ra tiêu chí thi đua chung cho các cá nhân là:

Người Thẩm phán, cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đạo đức tốt; có lối sống trong sạch, liêm khiết, chí công, vô tư; tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có ý thức tự học nâng cao nhận thức về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; chủ động sáng tạo trong công việc, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao [1, tr. 5].

Tại phiên họp Thứ VII của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII ngày 28/3/2009, khi trả lời chất vấn về thực trạng trình độ, năng lực đội ngũ Thẩm phán TAND các cấp, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã khẳng định: Tình trạng thiếu Thẩm phán là do gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ và tạo nguồn Thẩm phán. Thực tế cho thấy, điều kiện sinh hoạt khó khăn, tiền lương chưa đảm bảo cuộc sống, công tác xét xử đòi hỏi tiêu chuẩn nghề nghiệp và trách nhiệm công tác cao, môi trường làm việc không thuận lợi do áp lực công việc và tính rủi ro nghề nghiệp cao nên nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật loại khá, giỏi hoặc những người có năng lực, kinh nghiệm làm công tác pháp luật như các luật gia, luật sư... không muốn làm công tác Tòa án. Do thu nhập thấp nên đã có một số Thẩm phán và cán bộ có trình độ học vị cao như thạc sĩ, tiến sĩ luật đã xin thôi việc để ra ngoài

làm luật sư hoặc làm việc cho các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có điều kiện làm việc và thu nhập cao hơn...

Trên cơ sở phân tích những khó khăn về nhân lực của ngành Tòa án, Chánh án đưa ra kiến nghị: Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế giao quyền tự chủ cho TANDTC trong việc đào tạo, sử dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu công tác chuyên môn của ngành Tòa án. Thứ hai, nhanh chóng cải tiến, đổi mới chính sách chế độ tiền lương và các điều kiện bảo đảm khác cho cán bộ, Thẩm phán nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành, đồng thời thể hiện đúng đắn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác Tòa án, bảo đảm vị trí, vai trò của cơ quan Tòa án trong hệ thống chính trị. Thứ ba, đổi mới phương thức quản lý, xây dựng ngành Tòa án phù hợp với việc tổ chức lại hệ thống Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp theo hướng thành lập Tổng cục quản lý Tòa án trực thuộc TANDTC có chức năng trực tiếp quản lý và bảo đảm công tác tài chính, hậu cần, xây dựng cơ bản, đào tạo, tổ chức cán bộ.

Từ năm 2004 đến nay, việc tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Tòa án được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 496/2004/TCCB ngày 26/10/2004 của TANDTC. Theo đó, đối tượng dự thi tuyển vào ngạch chuyên viên pháp lý, thư ký Tòa án phải là người có bằng cử nhân Luật hoặc cử nhân khoa học ngành Luật hệ chính quy các trường công lập trong nước, tốt nghiệp Đại học Luật ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam hoặc người có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Luật học và không có dị tật, dị hình... [53].

Thư ký Tòa án và chuyên viên pháp lý là nguồn để đào tạo Thẩm phán nên cần phải có trình độ chuyên môn vững chắc. Trong điều kiện hiện nay, việc đào tạo đại học được mở rộng, nhưng chất lượng sinh viên các trường dân lập hay tại chức không thể bình đẳng về chất lượng như sinh viên chính quy ở các trường công lập. Vì vậy, quy định như trên là hợp lý.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay, nếu chỉ có kiến thức về Luật không thôi thì chưa đủ để trở thành một Thẩm phán giỏi và năng động. Theo Thông tư số 06/2007/TT-BNV và Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ quy định các môn thi tuyển công chức phải có cả môn ngoại ngữ và tin học. Nên chăng, chúng ta cũng áp dụng quy định này khi tuyển dụng công chức ngành Tòa án?

Ngay từ khi mới thành lập ngành TAND, Bác Hồ đã từng căn dặn các cán bộ ngành tư pháp rằng: "Trong công tác xét xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để mình thêm liêm khiết, thêm công bằng..." [36]. Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc họp vào mùa xuân năm 1948, Bác đã chỉ rò: "Công tác tư pháp cũng như mọi công việc khác là càng làm ta càng tiến bộ, nhưng càng tiến bộ ta càng thấy rò những trở ngại và những khuyết điểm còn sót lại. Và ta càng phải cố gắng để giải quyết hoặc khắc phục những trở ngại và khuyết điểm ấy" [36]. Bác đề ra bốn yêu cầu đối với cán bộ tư pháp là:

- Đối với nhân dân: Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho nhân dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh, phải đấu tranh dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân.

- Đối với Chính phủ: Các bạn là viên chức của Chính phủ dân chủ Cộng hòa mà các bạn đã xây dựng nên. Chính thể dân chủ của chúng ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách... Do đó, các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền nhân dân.

- Đối với công việc: Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền, cho nên phải hình thành đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác để tránh những xích mích lẫn nhau, nó có thể vì quyền lợi nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung cho cả Tư pháp và hành chính.

- Đối với công tác thi hành pháp luật: Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo [36].

Đồng thời, Bác lưu ý đối với cán bộ tư pháp là:

Nội bộ phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, làm gương cho dân. Đoàn kết tức là lực lượng của chúng ta... cho nên ngành Tư pháp muốn khắc phục khó khăn phải đoàn kết nhất trí thực sự. Muốn đoàn kết thực sự phải dựa trên cơ sở lập trường vững vàng, tư tưởng sáng suốt, nội bộ dân chủ, phải giúp đỡ nhau học tập tiến bộ, thật thà phê bình, tự phê bình [36, tr. 6-7].

Thực hiện theo lời dạy của Bác, ngày 18/9/2008, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã ký Quyết định số 1253/2008/QĐ-TCCB về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành TAND. Nội dung Quyết định nêu rò những việc mà cán bộ, công chức ngành Tòa án được làm, phải làm và những việc mà cán bộ, công chức ngành Tòa án không được làm trong từng mối quan hệ xã hội cụ thể liên quan đến công việc và cuộc sống của các cán bộ, công chức ngành Tòa án. Toàn bộ Quyết định chỉ có 12 điều, nhưng có thể nói rằng đây là một hành lang pháp lý quan trọng quy định về chuẩn mực gúp cho cán bộ, công chức ngành Tòa án có tấm gương để tự soi mình, trên cơ sở đó tự rèn luyện bản thân để có thể trở thành người cán bộ gương mẫu.

Từ năm 2003 đến nay, TANDTC đã kết hợp với Học viện Tư pháp liên tục mở các lớp đào tạo kỹ năng xét xử, nghiệp vụ Thư ký để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Tòa án.

Qua những vấn đề nêu trên cho thấy Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo con người cho ngành Tòa án. Chính vì vậy, năng lực và trình độ của đội ngũ Thẩm phán, chuyên viên pháp lý và Thư ký Tòa án trong những năm gần đây đã được nâng lên rò rệt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng "chảy máu chất xám" của ngành Tòa án ngày một gia tăng. Nguyên nhân chính không phải do đời sống kinh tế của cán bộ Tòa án khó khăn mà lại do chính nội bộ ngành Tòa án gây nên. Làm việc ở một cơ quan "cầm cân nảy mực" mà không được hưởng sự công bằng thì tất yếu sẽ sinh ra chán nản. Mặc dù TANDTC đã có quy định rò ràng về điều kiện tuyển chọn Thư ký và chuyên viên pháp lý, song chính TANDTC cũng tạo ra lỗ hổng để đem lại sự mất công bằng trong nội bộ ngành. Với chứng chỉ kỹ thuật viên đánh máy chỉ học qua một lớp đánh máy khoảng vài ba tháng hoặc một bằng trung cấp kế toán..., các "con ông cháu cha" nghiễm nhiên được biên chế vào ngành. Sau đó, các công chức này vừa làm vừa học tại chức, vẫn được hưởng nguyên lương và chỉ sau 5 năm (bằng thời gian một sinh viên chính quy học xong Đại học Luật), họ đã có được tấm bằng "Đại học" và chỉ bằng một thủ thuật thi chuyển ngạch, họ đã được hợp lý hóa thành Thư ký hoặc chuyên viên pháp lý. Để rồi khi xét tiêu chuẩn đi học lớp đào tạo nguồn Thẩm phán thì lại tính "có ít nhất thời gian công tác trong ngành pháp luật từ 4 năm trở lên...". Vậy là các cử nhân Luật hệ chính quy cứ phải xếp hàng chờ phía sau.

Trước đây, hình thức đào tạo chuyên tu, tại chức là để khắc phục lỗ hổng về kiến thức cho cán bộ do hậu quả của chiến tranh gây nên. Còn ngày nay, có lẽ hình thức đào tạo này cùng với hình thức đào tạo từ xa lại là bậc thang cho những người thi trượt đại học chính quy leo lên một cách hợp pháp.

Cũng chính vì vậy mà theo báo cáo của ngành Tòa án năm 2008 thì gần như 100% các Thẩm phán, Thư ký có trình độ Đại học Luật trở lên. Song thực tế số lượng Cử nhân Luật hệ chính quy chiếm tỷ lệ phần trăm không lớn trong tổng số các Thẩm phán, Thư ký của ngành Tòa án.

Tại TAND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, tổng biên chế có 15 người, trong đó có 09 Thẩm phán và 06 Thư ký. Về trình độ chuyên môn 100% đã tốt nghiệp Đại học Luật. Tuy nhiên, diện tốt nghiệp chính quy chỉ có 04 người, trong đó mới có 01 người được bổ nhiệm làm Thẩm phán, còn 3 người là Thư ký. Điều đặc biệt ở đây là các Thư ký chính quy này đã làm việc ở ngành Tòa từ những năm 1997 cho đến nay nhưng vẫn phải làm Thư ký cho các Thẩm phán cùng hoặc ít tuổi hơn nhưng họ có xuất phát điểm là nhân viên đánh máy. Gần đây nhất, vào cuối năm 2008, hai Thư ký cũng được tuyển dụng bằng động tác chuyển ngạch từ nhân viên đánh máy và kế toán sang.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ đâu? Hậu quả của nó sẽ như thế nào?... Một điều thấy rò nhất hiện nay là trình độ của đội ngũ Thẩm phán, nhất là Thẩm phán cấp huyện còn quá yếu kém, dẫn đến việc nhận thức pháp luật không đầy đủ nên áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ việc không chính xác.

Tác giả rất đồng tình với quan điểm:

Xây dựng đội ngũ Thẩm phán vững mạnh, trước hết phải xây dựng cơ quan và con người làm công tác tổ chức có năng lực thực sự, có quan điểm đúng đắn, khách quan, trung thực trong đánh giá và đề xuất sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc, nhất là khi lựa chọn đội ngũ lãnh đạo của ngành Tòa án. Những người làm công tác tổ chức này phải thực sự là người tham mưu cho cấp ủy để có những quyết định chính xác, kịp thời và hiệu quả [26, tr. 9].

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí