Minh hoạ gửi thư xác nhận tại công ty Kiểm toán S&S
TPHCM, ngày 01 tháng 02 năm 2012
THƯ XÁC NHẬN
Kính gửi:CÔNG TY POSCO VIETNAM
Phục vụ cho mục đích kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 của chúng tôi – Công ty Korea Express Saigon Logistics, đề nghị Quý đơn vị xác nhận cụ thể về số dư công nợ của chúng tôi tại ngày 31/12/2011
Mong Quý đơn vị vui lòng xác nhận vào phần cuối thư, Fax trước khi gửi thư xác nhận này trực tiếp cho Kiểm toán viên của chúng tôi - Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S&S, theo địa chỉ liên hệ dưới đây.
Chúng tôi đánh giá cao sự hồi đáp thư xác nhận này của Quý đơn vị.
Trân trọng,
CÔNG TY KOREA EXPRESS SAIGON LOGISTICS
Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn Kiểm toán S & S
Lầu 8, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM Tel: (84).8.3 9104 996
Fax: (84).8.3 9104 998
Phần xác nhận của đơn vị
Chúng tôi xác nhận Công nợ với Công ty Korea Express Saigon Logistics trên sổ kế toán của chúng tôi tại ngày 31/12/2011 như sau:
Ứng trước từ Công ty Korea Express Saigon Logistics tại ngày 31/12/2011 (số tiền: VND) | |
1,928,295,163 VNĐ | 0 VNĐ |
Có thể bạn quan tâm!
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 2
- Phương Pháp Thu Thập Bằng Chứng Kiểm Toán Tại Công Ty
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 4
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 6
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 7
- Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 8
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012
Giám đốc Nguyễn Anh Nhớ (ký tên, đóng dấu)
3.2.3 PHÂN TÍCH
Phương pháp phân tích được áp dụng trong hầu hết các quy trình kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Mục tiêu: tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng, phát hiện những lĩnh vực có rủi ro, xét tính hoạt động liên tục.
Phân tích xu hướng
Kiểm toán viên thực hiện phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán và báo cáo kiểm toán của năm liền kề trước đó. Việc này giúp kiểm toán viên phát hiện ra các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động đó.
Minh hoạ: Cuộc kiểm toán tại công ty CY International. Để đánh giá tình hình chung của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên tiến hành phân tích số liệu trên Báo cáo tài chính khách hàng cung cấp.
31/12/2011 Trước KT | 31/12/2010 | Biến động | ||
Giá trị | % | |||
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN | 40,880,083,698 | 28,226,134,825 | 12,653,948,873 | 44.83 |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 19,537,466,311 | 7,850,301,534 | 11,687,164,777 | 148.88 |
1. Tiền | 15,537,466,311 | 7,850,301,534 | 7,687,164,777 | 97.92 |
2. Các khoản tương đương tiền | 4,000,000,000 | - | 4,000,000,000 | |
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | - | - | - | |
1. Đầu tư ngắn hạn | - | - | - | |
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn | - | - | - | |
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 3,855,664,638 | 5,962,249,834 | (2,106,585,196) | (35.33) |
1. Phải thu khách hàng | 3,773,669,006 | 4,959,451,616 | (1,185,782,610) | (23.91) |
2. Trả trước cho người bán | 30,630,073 | 303,788,535 | (273,158,462) | (89.92) |
3. Các khoản phải thu khác | 51,365,559 | 699,009,683 | (647,644,124) | (92.65) |
IV. Hàng tồn kho | 16,203,946,898 | 10,784,375,026 | 5,419,571,872 | 50.25 |
1. Hàng tồn kho | 16,203,946,898 | 10,784,375,026 | 5,419,571,872 | 50.25 |
1,283,005,851 | 3,629,208,431 | (2,346,202,580) | (64.65) | |
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | - | 310,064,779 | (310,064,779) | (100.00) |
2. Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ | 1,200,525,321 | 3,066,847,733 | (1,866,322,412) | (60.85) |
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước | 82,291,728 | 155,095,660 | (72,803,932) | (46.94) |
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | - | - | - | |
4. Tài sản ngắn hạn khác | 188,802 | 97,200,259 | (97,011,457) | (99.81) |
B. TÀI SẢN DÀI HẠN | 49,276,587,778 | 52,447,742,663 | (3,171,154,885) | (6.05) |
I. Các khoản phải thu dài hạn | - | - | - | |
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | - | - | - | |
II. Tài sản cố định | 44,982,604,203 | 48,977,443,651 | (3,994,839,448) | (8.16) |
1. Tài sản cố định hữu hình | 44,048,439,187 | 47,815,681,724 | (3,767,242,537) | (7.88) |
Nguyên giá | 82,100,156,401 | 77,307,117,790 | 4,793,038,611 | 6.20 |
Giá trị hao mòn lũy kế | (38,051,717,214) | (29,491,436,066) | (8,560,281,148) | 29.03 |
2. Tài sản cố định vô hình | 934,165,016 | 1,161,761,927 | (227,596,911) | (19.59) |
Nguyên giá | 1,601,357,050 | 1,601,357,050 | - | 0.00 |
Giá trị hao mòn lũy kế | (667,192,034) | (439,595,123) | (227,596,911) | 51.77 |
III. Tài sản dài hạn khác | 4,293,983,575 | 3,470,299,012 | 823,684,563 | 23.74 |
1. Chi phí trả trước dài hạn | 4,293,633,970 | 3,470,299,012 | 823,334,958 | 23.73 |
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 349,605 | - | 349,605 | |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 90,156,671,476 | 80,673,877,488 | 9,482,793,988 | 11.75 |
V. Tài sản ngắn hạn khác
31/12/2011 Trước KT | 31/12/2010 | Biến động | ||
Giá trị | % | |||
A. NỢ PHẢI TRẢ | 12,252,868,189 | 8,789,553,700 | 3,463,314,489 | 39.40 |
- | ||||
I. Nợ ngắn hạn | 12,252,868,189 | 8,789,553,700 | 3,463,314,489 | 39.40 |
1. Vay và nợ ngắn hạn | - | - | - | |
2. Phải trả người bán | 6,221,199,241 | 3,403,393,915 | 2,817,805,326 | 82.79 |
- | - | - | ||
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 52,124,591 | 52,552,719 | (428,128) | (0.81) |
5. Phải trả người lao động | 5,935,020,357 | 5,297,332,561 | 637,687,796 | 12.04 |
6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác | 44,524,000 | 36,274,505 | 8,249,495 | 22.74 |
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU | 77,903,803,287 | 71,884,323,788 | 6,019,479,499 | 8.37 |
I. Vốn chủ sở hữu | 77,903,803,287 | 71,884,323,788 | 6,019,479,499 | 8.37 |
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 78,717,946,209 | 72,523,091,877 | 6,194,854,332 | 8.54 |
2.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | (814,142,922) | (638,768,089) | (175,374,833) | 27.46 |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 90,156,671,476 | 80,673,877,488 | 9,482,793,988 | 11.75 |
3. Người mua trả tiền trước
Chú thích:
1. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng so vói năm trước. Do nhận cổ tức từ các chứng khoán mà công ty đầu tư. Kiểm toán viên cần lưu ý khi thực hiện kiểm tra tài khoản này, đặc biệt lưu ý đến các khoản được chia cổ tức.
2. Các khoản phải thu khách hàng giảm so với năm trước. Do tình hình kinh tế khó khăn, lượng hàng tiêu thụ trong năm giảm. Kiểm toán viên chú ý khi kiểm tra khoản mục này, các đơn đặt hàng.
3. Các khoản trả trước cho người bán giảm là do công ty hạn chế thanh toán trước cho nhà cung cấp.
4. Hàng tồn kho năm nay tăng so với năm trước. Do cuối năm đơn vị có một số lô hàng chưa kịp tiêu thụ trong năm, kiểm toán viên cần lưu ý thủ tục kiểm tra số lượng hàng tồn kho, chất lượng của hàng tồn kho và đáng giá trích lập dự phòng hàng tồn kho.
5. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm nay giảm so với năm trước. Do lượng hàng được tiêu thụ giảm. Kiểm toán viên lưu ý kiểm tra khoản mục thuế giá trị gia tăng đầu ra, kiểm tra tính đầy đủ, hiện hữu, chi chép chính xác, trình bày và công bố của các hoá đơn giá trị gia tăng.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những rủi ro đã đánh giá ở giai đoạn trước, kiểm toán viên sẽ quyết định chỉ thực hiện riêng thủ tục phân tích hay kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Giai đoạn này phân tích là một loại thử nghiệm cơ bản, có cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của những khoản mục trên báo cáo tài chính, hoặc trên các thông tin tài chính riêng biệt.
Phân tích xu hướng
Đối với tài khoản tiền, kiểm toán viên cần xem xét sự biến động của số dư tiền bằng cách so sánh số dư tiền năm hiện hành với số dự toán, với số dư năm trước. Nếu số dư năm nay có biến động lớn kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân.
Đối với tài khoản lương, kiểm toán viên cần xem xét sự biến động về chi phí tiền lương và cơ cấu lương trên tổng chi phí giữa các tháng trong năm, giữa năm trước với năm nay; xem xét các biến động đó có phù hợp với sự tăng giảm số lượng lao động không.
Với các tài khoản khác, kiểm toán viên cũng cần thực hiện các so sánh tương tự để để phát hiện ra các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động đó.
Minh hoạ phân tích xu hướng tiền và các khoản tương đương tiền giữa năm2010-2011
31/12/2011 | 31/12/2010 | Biến động | |
GIẢI | Trước KT | Sau KT | Giá trị % |
76,222,403 | 727,569,685 | (651,347,282) | 89.52 | |
Tiền mặt VND Tiền Tiền mặt | 76,222,403 | 727,569,685 | (651,347,282) | 89.52 |
ngoại tệ | - | - | - | |
Vàng, bạc đá quý Tiền gửi ngân | - | - | - | |
hàng Tiền gởi ngân hàng VND | 4,795,723,792 1,507,592,646 | 5,905,564,180 - | (2,611,941,613) | 44.23 |
Tiền gởi ngân hàng USD | 3,288,131,146 | - |
111 Tiền
1111
1112
1113
112
1121
1122
1123
128
Vàng bạc, đá quý Đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
-
1,502,101,225
Tổng cộng
4,871,946,195 6,633,133,865 (1,761,187,670)
Nhận xét:
Số dư tiền mặt tồn tại quỹ năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010. Lý do doanh thu năm nay tăng so với năm trước và do nhận cổ tức từ đầu tư chứng khoán. Kiểm toán viên cần lưu ý để thực hiện kiểm tra tài khoản này, đặc biệt chú ý các khoản được chia
cổ tức.
Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số ở đây chủ yếu là tính toán các tỷ số tài chính. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần tính toán các tỷ số tài chính của đơn vị, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, giữa tỷ số đơn vị với tỷ số bình quân ngành. Qua đó, kiểm toán viên sẽ hiểu một cách tổng thể về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, kiểm toán viên sử dụng bốn loại tỷ số tài chính sau:
Tỷ số thanh toán: cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu
động của đơn vị.
Tỷ số đòn bẩy tài chính: cho thấy mức độ mà đơn vị tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay.
Tỷ số hoạt động (vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho,…): cho thấy tình hình tài chính quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.
Tỷ số sinh lời: cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Bất kỳ tỷ số nào trên đây có biến động bất thường so với kế hoạch, với kỳ trước, với chính sách của đơn vị cũng là một điểm cần lưu ý của kiểm toán viên để tìm hiểu nguyên nhân.
Ví dụ: tỷ số thanh toán hiện thời của đơn vị giảm cho thấy khả năng thanh toán của đơn vị giảm, cũng như báo trước tình hình tài chính sắp của đơn vị sắp tới sẽ khó khăn.
Minh hoạ phân tích tỷ số thanh toán nhanh của khách hàng DS International,khoá sổ kế toán ngày 31/12/2011.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày
Tên khách hàng: DS INTERNATIONAL Thực
hiện
H.My 21/2/12
Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior C.Hy
Nội dung: Phân tích tỷ trọng, các tỷ suất tài
chính về tiền và khả năng thanh toán
1. Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn
Năm nay Năm trước
4,795,723,792 | 5,905,564,180 |
6,430,586,847 | 7,444,333,252 |
0.75 | 0.79 |
- Số dư Tiền gửi ngân hàng
- Tổng Tài sản ngắn hạn
- Tỷ trọng (%)
2. Các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nhanh= 4,871,946,195
2,337,885,251
= 2.08
Nhận xét:
- Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trên tổng tài sản ngắn hạn năm nay so với năm trước không có gì biến động
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN khá cao, mặc dù DN bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Đến giai đoạn hoàn thành kiểm toán, phân tích được sử dụng để xem xét lại tổng quát lần cuối về toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm củng cố thêm cho kết luận đã đề ra. Kiểm toán viên kiểm tra và phân tích số liệu giữa báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm nay với báo cáo kiểm toán năm trước để xem có biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân một lần nữa.
Kiểm tra hợp lý
Ngoài việc so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số năm trước, kiểm toán viên cũng phải so sánh số liệu của đơn vị với tỷ số bình quân ngành, giữa số ước tính của kiểm toán viên với số thực tế nhằm phát hiện ra các biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đối với tài khoản lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kiểm toán viên thu thập số liệu của đơn vị, sau đó tính lương bình quân của nhân viên trong đơn vị, ước tính khoản tiền trích theo lương cũng như số thuế thu nhập cá nhân đơn vị phải nộp. Kiểm toán viên so sánh số liệu ước tính có phù hợp với số liệu thực tế tại đơn vị không, biến động về các khoản trích theo lương có phù hợp với tình hình biến động số lượng lao động tại đơn vị hay không?
Đối với các khoản mục chi phí, kiểm toán viên so sánh những chi phí phát sinh thực tế với kế hoạch và tìm hiểu nguyên nhân các khoản chi phí không phù hợp với kế hoạch.