Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 4

dụng hầu hết trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi thực hiện nên người viết chỉ trình bày về phương pháp tính toán đối với khoản mục tiền và tài sản cố định.

Tại công ty kiểm toán S&S, sau khi yêu cầu đơn vị cung cấp sổ cái, sổ chi tiết dưới dạng tập tin Microsoft Excel, kiểm toán viên sẽ sử dụng các công thức tính toán trong Microsoft Excel để cộng ngang, cộng dọc, tính toán lại các số tổng cộng, các số cuối kỳ nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt số học của sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, đồng thời phát hiện ra những nghiệp vụ ghi thiếu hoặc các nghiệp vụ ghi trùng.

Đối với khoản mục ngoại tệ, kiểm toán viên đánh giá lại số dư cuối kỳ theo công thức:

Giá trị đơn vị tiền tệ kế toán = Nguyên tệ X Tỉ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng vào ngày kết thúc niên độ.

Đối với tài sản cố định, dựa vào danh mục tài sản cố định kiểm toán viên xem xét thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích, nguyên giá, tỉ lệ khấu hao,… để tính khấu hao.

Từ kết quả đó, kiểm toán viên so sánh với số liệu trên sổ sách của đơn vị. Nếu có chênh lệch nhỏ, không trọng yếu, kiểm toán viên sẽ bỏ qua. Ngược lại nếu chênh lệch là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đề nghị bút toán điều chỉnh. Đối với khoản mục ngoại tệ thì ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, còn đối khoản mục khấu hao tài sản cố định thì kiểm toán viên ghi tăng hoặc giảm chi phí khấu hao trong năm.

Minh hoạ kỹ thuật tính toán của công ty S&S trong giai đoạn thực hiện kiểm

toán


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S Tên Ngày



Tên khách hàng: Spring Fashion Thực

hiện

K.Lan 01/03/12


Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Senior C.Mai


Mục tiêu: Kiểm tra cách phân bổ của khoản mục chi phí trả trước



TT


Diễn giải


Ngày bắt đầu phân bổ

Thời gian phân

bổ (tháng)


Số KTV

phân bổ


Số khách hàng phân bổ


Chênh lệch


1

Công trình xây dựng tường rào

loại 1+2


1/6/2007


300


31,342,400


31,342,400


-

2

Công trình xây dựng xưởng may

1/6/2010

300


402,017,398


402,017,398


-

3

Máy biến thế 400KVA -

1/2/2010

60


46,060,248


46,060,248


-


4

Máy nén khí piston TCA

20T/500


1/2/2010


60


35,064,000


35,064,000


-

5

Máy đan bông SIRUBA

1/2/2010

60


10,631,040


10,631,040


-

6

Máy Ép keo

1/4/2010

60


5,399,334


5,399,334


-

7

Máy Zig Zag

1/4/2010

60


2,661,121


2,661,121


-

8

Máy kiểm vải STT

1/5/2010

60


7,914,980


7,914,980

-

11

Máy nút điện tử

GW 02439

1/9/2010

60


6,493,109


6,493,109

-

12

Máy may viền thun Kansai lưng

1/9/2010

60


13,280,400


13,280,400


-

14

Nồi hơi dầu

Samho

1/9/2010

60


10,557,041


10,557,041


-


16

Máy may 1 kim điện tử Hikari H800-7C3


1/10/2010


60


54,756,000


54,756,000


-

17

Máy cắt đứng 8"

Hikari

1/10/2010

60


5,460,000


5,460,000


-

18

Máy phát điện

11/8/2011

60

10,757,576

9,090,909

1,666,667

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn S&S - 4

Máy may 1 kim

1/11/2011

24


15,000,000


-


15,000,000


20

Công trình đường dây & trạm biến

thế


1/2/2010


60


90,578,855


90,578,855


-

21

Lắp đặt hệ thống

điện

1/2/2010

60


385,225,564


385,225,564


-

22

Hệ thống nồi hơi

1/4/2010

60


130,215,968


130,215,968


-

23

Hệ thống dẫn khí hơi

1/4/2010

60


27,930,973


27,930,973


-

24

Hệ thống dẫn

điện

1/4/2010

60


29,299,520


29,299,520

-

25

Bàn cắt 2m x 15m x 0.8m

1/5/2010

60


50,925,533


50,925,533


-

26

Hệ thống báo

cháy

9/10/2010

24


8,823,750


8,823,750


-

27

Thiếc bị PCCC

1/10/2011

24


2,704,722


2,675,000


29,722

28

Camera system

1/12/2011

60


868,192


-


868,192


Total


1,383,967,721

1,366,403,141

17,564,581

19

Nhận xét: Chênh lệch

- Máy may 1 kim và thiết bị camera chưa được khách hàng phân bổ trong kỳ

- Máy phát điện, thiết bị PCCC bị phân bổ thiếu

TLKTV đề nghị bút toán điều chỉnh:


Nợ 214 17,564,581


Có 211 17,564,581

Minh hoạ việc tính toán lại ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá bình quân liên ngân

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN S&S

Tên khách

Tên

Ngày

hàng:

Ngày khóa sổ:

Nội dung:

Orange Fashion 31/12/2011

Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá

Thực hiện Senior

C.Mai

H.Như 14/2/12

1

2

3

4=2*3

5

6=4-5

Tiền gửi NH

Capital Ac

Nhận xét:

Số khách hàng và số KTV có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể

Kết luận:

Số dư gốc ngoại tệ TK 112 được phản ánh trung thực, hợp lý theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 31/12/2011.

hàng




Chỉ tiêu

Số kiểm toán


Số kế toán


Tăng, giảm (+,-)


Nguyên tệ

Tỷ giá tại ngày

khóa sổ


Thành tiền


- Ngân hàng Woori $3,160.87

20,828

65,834,600

65,828,977

5,623

- Ngân hàng Woori - $1,299.28

20,828

27,061,404

27,061,404

(0)

- Ngân hàng ĐTPT Bắc SG $439.51

20,828

9,154,114

9,154,114

0

Tổng cộng


102,050,118

102,044,495

5,623


3.2.2 Xác nhận

Đây là thủ tục bắt buộc và cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất vì có nguồn gốc độc lập với đơn vị được kiểm toán. Thủ tục này thường được thực hiện đối với các khoản mục tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Đôi khi kiểm toán viên cũng phải thực hiện thủ tục xác nhận đối với khoản mục tài sản cố định trong trường hợp đơn vị có tài sản thế chấp, cầm cố hay cho thuê. Thư xác nhận do kiểm toán viên soạn thảo nhưng chữ ký là của đơn vị và phải có dấu mọc của đơn vị. Để đảm bảo tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán, sau khi được xác nhận, thư xác nhận phải được gửi trả trực tiếp về văn phòng công ty kiểm toán.

Tóm tắt sáu bước gửi thư xác nhận:



Thu thập danh sách đối tượng cần gửi thư

xác nhận

Chọn đối tượng cần gửi thư xác nhận

Lấy tên giao dịch đầy đủ và địa chỉ của đơn

vị cần gửi thư xác nhận

Lập thư xác nhận

Gửi thư xác nhận

Nhận thư phúc đáp, kiểm tra, đối chiếu và

lưu thư


Tại Công ty Kiểm toán S&S, hình thức thư xác nhận được dùng trong tất cả các cuộc kiểm toán là dạng thư xác nhận mở. Cụ thể thư xin xác nhận được phân theo hai kiểu: thư xác nhận có số dư và thư xác nhận không có số dư. Việc gửi thư xác nhận dạng nào tuỳ thuộc vào ý kiến của kiểm toán viên và sự đánh giá về mức độ trọng yếu của khoản mục. Thư xác nhận không có số dư sử dụng trong trường hợp kiểm toán viên không tin tưởng vào số liệu của đơn vị.

Việc gửi thư xác nhận được thực hiện trước khi kiểm toán viên chính thức tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng để đảm bảo rằng các kết quả xác nhận số dư phải có đầy đủ trước khi kiểm toán viên quyết định các thủ tục thử nghiệm chi tiết.

Thư xác nhận ngân hàng

Bên cạnh việc đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, kiểm toán viên cần thực hiện gửi thư xác nhận hàng để đảm bảo mục tiêu tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép chính xác, quyền sở hữu rò ràng, trình bày và công bố.

Khi gửi thư xác nhận ngân hàng: kiểm toán viên làm phần hành tiền mặt sẽ xác

định đơn vị giao dịch với bao nhiêu ngân hàng, có bao nhiêu tài khoản sau đó sẽ xác

nhận lại với đơn vị. Thư xác nhận do kiểm toán viên gửi cho đơn vị, tuỳ theo ngân hàng trong nước hay nước ngoài mà thư xác nhận được gửi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Sau khi nhận được thư xác nhận do kiểm toán viên cung cấp, đơn vị phải ghi tên và chữ ký của người có thẩm quyền. Trên thư xác nhận phải ghi rò ràng là ngân hàng phản hồi trực tiếp về cho công ty kiểm toán của đơn vị và hạn cuối trả lời thư xác nhận là vào ngày nào v.v… Cần lưu ý là đối với các tài khoản trong niên độ kế toán không có giao dịch hay đơn vị đã tất toán tài khoản đó, kiểm toán viên cũng phải gửi thư xác nhận về các tài khoản đó nhằm tránh xảy ra gian lận.

Khi nhận được thư xác nhận của ngân hàng, kiểm toán viên đối chiếu số dư trên thư xác nhận với số dư trên sổ sách của ngân hàng xem có khớp nhau hay không. Trường hợp có sự chênh lệch giữa thư xác nhận ngân hàng với số dư cuối kỳ trên sổ sách kế toán, và chênh lệch là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị giải thích. Nếu đơn vị không giải thích được thì kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp.

Thư xác nhận nợ phải thu

Việc gửi thư xác nhận giúp đạt được cơ sở dẫn liệu gồm tính hiện hữu, tính đầy đủ, ghi chép chính xác và đánh giá hợp lý. Tại công ty S&S, kiểm toán viên sẽ chọn mẫu một số khách hàng có số dư lớn (đảm bảo tổng giá trị gửi xác nhận chiếm khoảng 70% đến 80% tổng số dư các khoản phải thu) hoặc những khách hàng có số dư bất thường để gửi thư xác nhận. Cũng như thư xác nhận ngân hàng, kiểm toán viên soạn thư xác nhận và gửi cho khách hàng của đơn vị kiểm tra và kí duyệt.

Nếu sau một khoản thời gian mà vẫn không nhận được thư trả lời từ khách hàng của đơn vị, kiểm toán viên sẽ gửi lại lần thứ hai, lần thứ ba. Nếu vẫn không nhận được thư xác nhận, kiểm toán sẽ thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản tiền thanh toán sau ngày kết thúc niên độ bằng cách kiểm tra phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng,v.v…; kiểm tra các chứng từ chứng minh các khoản nợ (hoá đơn, hợp đồng, v.v…) nhằm thu nhập bằng chứng đối với mục tiêu hiện hữu, chính xác, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố.

Thư xác nhận nợ phải trả

Gửi thư xác nhận nợ phải trả giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu kiểm toán: tính đầy đủ, tính hiện hữu, ghi chép chính xác và đánh giá hợp lý. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp danh sách các nhà cung cấp với số dư chi tiết vào thời điểm khoá sổ. Sau đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện chọn mẫu nhà cung cấp để gửi thư xác nhận (thông thường giá trị thư xác nhận gửi đi chiếm khoảng 70% đến 80% tổng giá trị các khoản phải trả). Việc gửi thư xác nhận các khoản nợ phải trả cũng tương tự như gửi thư xác nhận ngân hàng, nhưng khác ở chỗ kiểm toán viên sẽ ghi sẵn số tiền mà đơn vị còn nợ nhà cung cấp vào cuối niên độ. Nếu đồng ý với số tiền này thì người đứng đầu công ty nhà cung cấp chỉ cần kí tên, đóng dấu xác nhận số tiền trên là đúng. Trường

hợp có sự chênh lệch thì nhà cung cấp sẽ ghi rò vào thư xác nhận khoản chênh lệch là bao nhiêu.

Khi nhận được thư xác nhận, kiểm toán viên kiểm tra thư xác nhận và đối chiếu với sổ sách của đơn vị để tìm xem có các khoảng chênh lệch hay không. Nếu số dư được bên thứ ba xác nhận là khớp thì kiểm toán viên có cơ sở giảm bớt các thử nghiệm chi tiết, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Trường hợp có sự chênh lệch, hoặc thư trả lời không đồng ý, kiểm toán viên phải đặc biệt chú ý để tìm ra nguyên nhân của khoản chênh lệch đó, tuỳ vào mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh và sẽ lưu vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng. Các nguyên nhân như:

Có tranh chấp giữa đơn vị với khách hàng của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp và lập dự phòng nếu cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, chênh lệch số dư do việc phân chia kỳ ghi nhận của tài khoản không đồng nhất giữa đơn vị và bên thứ ba.

Sự gian lận do doanh thu bị ghi nhận khống.

Tiền thu về bị nhân viên biển thủ.

Sai sót có thể phát sinh trong trường hợp ghi nhầm các nghiệp vụ bán hàng hoặc thanh toán nhầm từ khách nợ này sang khách nợ khác, nhầm lẫn trong ghi nhận số tiền hoặc bỏ sót, ghi trùng nghiệp vụ.

Ngoài ra, chênh lệch còn có thể phát sinh khi có sự cấn trừ số liệu (ví dụ một khách nợ đồng thời cũng là nhà cung cấp). Khi đó, cần xem xét sự cấn trừ này có phù hợp hay không.

Số dư đầu kỳ không khớp. Đối với những đơn vị là khách hàng được công ty Kiểm toán S&S kiểm toán năm thứ hai liên tiếp thì việc kiểm tra số dư đầu kỳ bằng cách đối chiếu với báo cáo kiểm toán năm trước mà không cần gửi thư xác nhận. Đối với những đơn vị là khách hàng năm đầu tiên, để đảm bảo số dư đầu kỳ các khoản tiền gửi, khoản công nợ được chính xác thì công ty Kiểm toán S&S gửi thư xác nhận số dư đầu kỳ. Đối với kiểm tra số dư cuối kỳ thì luôn được gửi thư xác nhận cho các khoản tiền gửi và công nợ dù đây là năm kiểm toán đầu tiên hay năm tiếp theo mà công ty Kiểm toán S&S thực hiện.

Trường hợp nhà cung cấp không gửi trả thư xác nhận, kiểm toán viên của công ty S&S sẽ tiếp tục gửi lần thứ hai, lần thứ ba. Nếu tiếp tục không nhận được thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục thay thế như kiểm tra việc thanh toán sau

niên độ (xem phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng…), kiểm tra chứng từ chứng minh khoản nợ phải trả của khách hàng (hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho).

Trường hợp đơn vị không đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận cho một nhà cung cấp nào đó, kiểm toán viên tìm hiểu và yêu cầu đơn vị giải trình lý do. Nếu chấp nhận lý do của đơn vị, kiểm toán viên cần thu thập những bằng chứng cho giải trình đó. Nếu kiểm toán viên không chấp nhận yêu cầu của đơn vị và gặp trở ngại trong việc gửi thư xác nhận từ đơn vị, kiểm toán viên nên xem xét việc bị giới hạn phạm vi.

Vì lý do giới hạn về kinh nghiệm cũng như phạm vi thực hiện công việc tại doanh nghiệp nên người viết chỉ trình bày về việc gửi thư xác nhận đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng, nợ phả thu và, nợ phải trả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2022