Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 15

Chàng là người có vẻ thô lỗ từ diện mạo đến lời ăn tiếng nói. Có ý kiến cho rằng con người Hớn Minh mang dáng dấp của anh hùng Lỗ Trí Thâm trong truyện Thuỷ hử (Trung Quốc). Nhân vật Hoa Hoà Thượng Lỗ Trí Thâm, một nhân vật điển hình cho sự cương trực và lòng nghĩa hiệp. Trong Thủy Hử, ta bắt gặp cảnh Lỗ Trí Thâm vô tình gặp gỡ cha con Kim Thúy Liên, nghe nói họ cũng bị Trần Quán Tây dọa nạt áp bức thì vị anh hùng nóng nảy này hứa hẹn sẽ đòi lại công bằng cho cha con Kim Thúy Liên. Hớn Minh cũng có tấm lòng chính trực, yêu, ghét rõ ràng, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhìn thấy tên con quan huyện Đặng Sinh ỷ thế cưỡng hiếp con gái nhà dân lương thiện, chàng bèn nổi giận: "Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò". Không quen không biết nhưng chàng vẫn hết mình giúp đỡ, dù là phận nữ nhi, hành động này tô đậm tinh thần nghĩa hiệp “gặp chuyện bất bình chẳng tha”.

Truyện không nhắc đến người con gái mà Hớn Minh cứu nhưng ta thấy ở hành động của Hớn Minh và Lục Vân Tiên là hành động của những anh hùng vượt qua chuyện nữ nhi thường tình để làm việc trượng nghĩa, bó hẹp trong khuôn khổ đạo đức mà quên đi con người cá nhân, những rung động trước người con gái đẹp mà thu mình, khuôn phép, xây dựng tâm gương những anh hùng, thánh nhân quân tử.

Họ luôn tôn trọng, nể trọng nghĩa tình nhau, không chỉ giữ gìn nghĩa tình anh em mà còn tôn trọng lễ với vợ chưa cưới của bạn. Vương Tử Trực cũng là một người đáng mến. Qua lời giới thiệu của Võ Công thì chàng cũng là người có tài “văn chương tót vời". Gặp Lục Vân Tiên, mến nhau vì tài, Tử Trực luôn giữ thái độ kính trọng Vân Tiên:

Trực rằng: Tiên vốn cao tài, Có đâu én hộc sánh vai một bầy.

Tình cờ mà gặp nhau đây,

Trực rằng xin nhượng Tiên rày làm anh

Sau này, khi đã đỗ đầu khoa thi, chàng trở về hỏi thăm tin tức Vân Tiên, gia đình Võ Thể Loan gạ gẫm gả Võ Thể Loan cho chàng, chàng đã lớn tiếng mắng nhiếc:

Trực rằng: " Ngòi viết dĩa nghiên, Anh em xưa có thề nguyền cùng nhaụ

Vợ Tiên là Trực chị dâu,

Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì. Chẳng hay người học sách chi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nói sao những tiếng dị kỳ khó nghe

Vương Tử Trực không tơ tưởng, sỗ sàng với người phụ nữ của bạn, mà lựa chọn giữ trọn chữ nghĩa, cho dù hay tin Lục Vân Tiên đã chết. Chàng đề cao khí tiết cả trong mối quan hệ nam nữ, dù Thể Loan chưa kêt hôn với Lục Vân Tiên nhưng vì kết nghĩa anh em nên với Tử Trực, Thể Loan đã là chị dâu. Chị dâu – bạn kết duyên theo chàng là điều trái với luân thường đạo lý, đáng hổ thẹn trong đạo đức nho gia. Tử Trực giữ ý với chị dâu, cũng là giữ khí tiết của người bạn, không muốn để chuyện nữ nhi thường tình ảnh hưởng đến đạo đức nho giáo. Nguyễn Đình Chiểu đề cao khí tiết của nam nhi, nghĩa hiệp, khắc kỷ, tu thân, lấy trung hiếu làm đầu, chuyện nam nữ chỉ là bổn phận. Các nhân vật chính diện là phát ngôn của đạo đức, bảo vệ nho giáo, đáng ca ngợi, ông dành nhiều sự ưu ái cho họ.

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 15

Qua cách nhìn có phần khắc kỷ đối với nam giới của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật bước ra từ những trang văn là những anh hùng chính nghĩa, thiếu đi biểu hiện cá nhân trong mối quan hệ khác giới, họ đại diện cho ước mơ của nhân dân, nhưng cũng chính vì vậy, nhân vật trở nên một màu, thiếu đi những nét phong lưu đa tình, những bản năng tính dục ở nam giới. Khác với các tiểu thuyết nghĩa hiệp ngày nay như của Kim Dung, những trang hảo hán có nhiều tính chất phức tạp hơn về diễn biến tâm lý cũng như có đời sống yêu đương, tính dục đầy màu sắc hơn, ngoài là một anh hùng hảo hán, mỗi nhân vật nam đều được xây dựng trong với tình cảm nam nữ, có người phụ nữ của riêng mình nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị của tiểu thuyết viết về các nhân vật anh hùng.

Những cách ứng xử của hai chiến tuyến nhân vật chính diện và phản diện ta có thể thấy lý tưởng về con người thánh nhân, những bậc nam nhi phi phàm đã chi phối toàn truyện Lục Vân Tiên và cách ứng xử đối với nữ giới nói chung.

Nguyễn Đình Chiểu đã mượn lá cờ của đạo nho, nhưng thực ra là để bảo vệ tình cha con, đạo vợ chồng, tình bạn bè, lòng trọng nghĩa khinh tài cứu nạn phò nguy. Chính vì vậy, những nhân vật tốt thì tốt, đẹp tuyệt đối còn những nhân vật xấu thì xấu từ đầu đến cuối, hoặc là thánh nhân quân tử hoặc là người phàm tục. Các nhân vật lý tưởng như Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực giống nhau ở chỗ “bỏ qua phần thân xác bản năng, tu dưỡng một nhân cách đạo đức theo chuẩn hành vi “tôn thiên lý, khử nhân dục”. Tình yêu nam nữ, những ứng xử về tình yêu ít được nói đến, hoặc có nói cũng chỉ nhằm khẳng định lý tưởng vượt qua “ải mỹ nhân” và phê phán nhục dục tầm thường, thậm chí ca ngợi tấm gương kiên trì lý tưởng diệt dục hay quả dục. Mặc dù có nhiều chi tiết chưa được hợp lý, nhân vật chưa có đời sống riêng, còn mang màu sắc ảo tưởng và thiếu thực tế. Chính bởi mẫu hình nhân vật nam giới- chính diện quá khô khan, thiếu chân thực nên nhân dân đã phản ứng lại. Cũng vậy, chúng ta có thể đọc những câu:

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô.

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô, Đụng phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra.

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra...

như một sự phê phán quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu, ông một mực đề cao những chuẩn mực đạo đức cổ điển và cổ kính như trung, hiếu, tiết, nghĩa với hy vọng là chúng sẽ giúp duy trì sự ổn định trong xã hội. Nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên trên quan điểm phê phán tính khắc kỷ của nhân vật nam chính diện, tác giả Nguyễn Hưng Quốc nhận định: “Tuy nhiên, một là, xã hội Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19, trong sự cọ xát dữ dội với văn minh Tây phương và thế lực thực dân, cứ ngày một rạn nứt, vô phương hàn gắn; hai là, bản thân những chuẩn mực đạo đức tưởng đâu là chân lý vĩnh cửu ấy thật ra rất đáng ngờ, và với sự lung lay của Nho học, càng ngày càng đáng ngờ thêm. Con thuyền “chở đạo” của Nguyễn Đình Chiểu, do đó, không phải chỉ trôi trên một dòng nước ngược mà còn, hơn nữa, trên thực tế, chỉ loay hoay mãi trong một vũng nước tù, không có lối thoát, hết “đụng” cái này thì “đụng” cái kia, cứ quanh

quanh quẩn quẩn mãi trong sự tuyệt vọng và bế tắc. Nói cách khác, đó là những lý tưởng ở đường cùng. Biện pháp dựa trên nguyên tắc đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đề xuất, hay đúng hơn, cổ vũ, đã không giải được bài toán của thời đại”[26].

Tiểu kết:

Thông qua việc xem xét các nhân vật nam giới trong Lục Vân Tiên, chúng tôi thấy được có sự đối lập giữa nhân vật chính diện và phản diện trong mô hình ứng xử với phụ nữ. Nếu như các nhân vật chính diện với phẩm chất đạo đức tốt đẹp với tàu năng, trí tuệ bao nhiêu thì ứng xử của họ lại có phần lạnh lùng và khắc kỷ bấy nhiêu. Sự lý tưởng hóa ở các nhân vật chính diện cho thấy rõ cái đẹp, cái tích cực nhưng đồng thời cũng chỉ ra sự giả tạo, công thức khô khan trong quan niệm về nam nhân lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Điều này hoàn toàn trái ngược so với các nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện trong truyện là những kẻ bất tàu, vô hạnh mà luôn ham muốn nữ sắc nên tác phẩm đã góp phần định hình lý tưởng thẩm mỹ của văn học Việt Nam nói chung, cho đến tận thời hiện đại, hễ muốn ca ngợi nhân vật nào thì gạt bỏ tình dục còn muốn hạ bệ nhân vật nào thì lại gắn tình dục cho nó.

KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu ba chương giới thuyết và ứng dụng các cách tiếp cận của lý thuyết Giới để phân tích sự miêu tả người nam giới trong tác phẩm Lục Vân Tiên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội nam quyền với nho giáo là quốc giáo. Tư tưởng tam cương, ngũ thường với tu, tề, trị, bình luôn được các các nhà nho giáo huấn trong các tác phẩm văn thơ. Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà nho sinh ra và lớn lên trên vùng đất phương Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của văn hoá phương Đông. Chính vì vậy, nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo với những quan niệm về nhân nghĩa, về tam cương, ngũ thường. Trong số đó, các nhân vật nam chính diện trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là đại diện cho những nhân vật lý tưởng trong xã hội nho giáo. Thông qua đó, tác giả đề cao con người đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử cha con, vua tôi, bằng hữu. Tuy nhiên về ứng xử trong vấn đề giới của các nhân vật nam có đôi chỗ còn rụt rè, cứng nhắc và thậm chí là lạnh lùng. Quan điểm chung của tác giả đối với quan hệ nam nữ thường được trình bày bằng cảm hứng phê phán và được xem là nhân vật phản diện đối với sự nguy hại của bản năng với lí tưởng đạo đức và nhân cách của con người.

Nguyễn Đình Chiểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiểu thuyết anh hùng Trung Quốc vốn rất phổ biến ở Nam Bộ thế kỷ XIX. Do vậy, các nhân vật nam chính diện trong Lục Vân Tiên mang đậm màu sắc của anh hùng nghĩa hiệp với vẻ đẹp lý tưởng. Tuy nhiên, về phương diện tình yêu nam nữ, ứng xử của họ lại dựa trên cơ sở của những đạo lí nhân nghĩa, thuỷ chung chứ không có những biểu hiện của bản năng thân xác. Quan niệm này không chỉ tồn tại trong thời đại của Nguyễn Đình Chiểu mà trong văn học hiện đại mẫu hình con người truyền thống vẫn tiếp tục được hiện hữu. Và yếu tố đạo đức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hai tuyến nhân vật và hình thành quan niệm khen và chê đối với mội loại hình nhân vật đó. Có thể thấy mẫu hình người nam nhi trong văn học

trung đại thế kỷ này nói chung và trong tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng là những mẫu hình người anh hùng lạnh lùng trước cái đẹp của người phụ nữ. Họ sống vì sứ mệnh xã hội lớn lao, vung thanh gươm giáo để dẹp ác trừ gian, đổi trị thành loạn, thiết lập công lý ở đời. Họ thường có thái độ nghiêm khắc và lạnh lùng với phụ nữ. Đối với mẫu hình con người thánh nhân trong nho giáo thì việc tô đậm tài năng, nhân đức để phụ vụ tinh thần nho giáo là tốt nhưng chủ nghĩa khắc kỷ được nhấn mạnh ở họ lại không phải là điều bình thường. Cũng vậy, để khắc họa cái xấu của nhân vật phản diện, Nguyễn Đình Chiểu lại cố tình tô đậm sự bất tài, tham sắc của chúng. Các nhân vật phản diện của ông thường được xây dựng có tính cách ngược chiều, đối lập với nhân vật phản diện về cách ứng xử cũng như về quan niệm sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thủy Ba (dịch giả) (2002), Nhập môn xã hội học - Tony Bilton và những người khác, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Thái Bạch (2004), Nguyễn Đình Chiểu thân thế và sự nghiệp, tác phẩm, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

3. Nguyễn Đình Chiểu (2002), Lục Vân Tiên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

4. Thiều Chửu (2009), Tự điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (2010), Tứ thư, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.

6. Nguyễn Văn Dân (2005), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

7. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX- những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

9. Phạm Văn Đồng (1963), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn n ghệ của dân tộc, Tạp chí Văn học, số 7, tr.26 - 30.

10. Trần Hàn Giang, (2003), Lịch sử phát triển của lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới, Khoa học về phụ nữ, (số 6), tr.10 - 16.

11. Nguyễn Thạch Giang (2000), Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

12. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Nguyễn Đình Chiểu – Tử sách văn học trong nhà trường, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

13. Ngọc Hồ, Nhất Tâm (1974), Lục Vân Tiên và truyện tường giải, Nxb Sống Mới, Hà Nội.

14. Trần Đình Hượu (1998), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972-1973), Lịch sử Văn học Việt Nam - Văn học Dân gian, Tập I, II, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Khỏa (2007), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Thanh Lãng, (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Nxb Phong trào văn hoá Sài Gòn, Sài Gòn.

19. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Tập I , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Phạm Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga (2003), Thần Thoại Trung Quốc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Phong Nam (1997), Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học, Nxb giáo dục, Hà Nội.

24. Sơn Nam (1994), Lịch sử khai khẩn miền Nam, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Vũ Tiến Phúc (1972), Việt Nam văn học giảng minh (từ khởi thuỷ đến Nguyễn sơ), Nxb Alpha, Sài Gòn.

26. Nguyễn Hưng Quốc (2002), Đọc…chơi vài bài ca dao, www.tienve.org.vn.

27. Tạ Văn Ru (1953), Luận đề về Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên, Nxb Thăng Long.

28. Lê Hồng Sâm (dịch giả) (2011), Sự thống trị nam giới, Nxb Tri thức, Hà Nội.

29. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân, (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Kim Sơn (1996), Những xu hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và sự tác động của nó tới văn học, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

31. Thiếu Sơn (1993), Những văn nhân, chính khách một thời, Nxb Lao Động, Hà Nội.

32. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023