2.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những vấn đề bất cập hiện nay của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ
2.1.2.1 Về dư nợ cho vay
Tình hình cho vay tại VietinBank Cần Thơ được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1 Báo cáo tổng dư nợ năm 2016-2018 của VietinBank Cần Thơ
2016 | 2017 | 2018 | |
Tổng dư nợ chi nhánh (triệu đồng) | 4,530,409 | 5,320,395 | 5,750,062 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố thỏa mãn khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 1
- Các nhân tố thỏa mãn khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 2
- Lý Thuyết Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng
- Phân Tích Vấn Đề Nghiên Cứu Và Xác Định Nguyên Nhân Vấn Đề
- Mức Độ Quan Tâm Của Khách Hàng Đến Cách Thức Thu Hút Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Vietinbank Chi Nhánh Cần Thơ
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: phòng Tổng hợp VietinBank chi nhánh Cần Thơ
Tổng dư nợ chi nhánh có sự tăng trưởng từng năm trong kỳ 2016-2018 tuy nhiên con số này vẫn chưa làm hài lòng Ban giám đốc khi năm 2017, thị phần dư nợ cho vay của Chi nhánh chiếm khoảng 7,5% trong tổng số 67,570 tỷ đồng. Tỷ trọng này thực là một con số rất khiêm tốn trên địa bàn rộng lớn và tiềm năng như thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2018 là chiếm 9% thị phần (tương đương tăng 1,013 tỷ đồng). Có thể coi Vietcombank và BIDV là 2 tổ chức tín dụng lớn, trực tiếp cạnh tranh với VietinBank trên địa bàn, có mức lãi suất ưu đãi cho vay, phí dịch vụ cho vay hấp dẫn. Cụ thể lãi suất niêm yết:
Bảng 2.2 Lãi suất cho vay tháng 12/2017 tại một số ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn TP. Cần Thơ
VietinBank | BIDV | Eximbank | Sacombank | Vietcombank | |
Ngắn hạn | 7.5% | 6.8% | 7.2% | 7.3% | 7.1% |
Trung dài hạn | 10.5% | 11% | 11.2% | 11.5% | 10.8% |
Nguồn: tổng hợp từ website của các Ngân hàng
+ Vietcombank cho vay trung dài hạn ưu đãi 02 năm đầu 8.33%/năm. Không thu hồi lãi suất đã ưu đãi khi hết thời gian ưu đãi.
+ BIDV cho vay trung dài hạn lãi suất là 11%/năm. Thời gian vay trên ½ thời gian ưu đãi khách hàng có nhu cầu trả trước hạn sẽ không thu hồi lãi đã ưu đãi.
- Đối với công tác thẩm định giá qua AMC, khiến chi nhánh khá bị động trong quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, do sự phối hợp chưa đồng bộ. Thông thường phải có đề nghị thì phía AMC mới đi thẩm dịnh, và nếu khách hàng không đồng ý với mức giá do phía AMC đưa ra, họ không vay thì chi nhánh vẫn phải thanh toán đầy đủ mức phí đó.
Vấn đề về lãi suất, chế độ ưu đãi khi vay vốn, cũng như cơ chế hoạt động của từng ngân hàng,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến “miếng bánh” vay vốn của VietinBank trên thị trường Cần Thơ. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần lãi suất thấp, ưu đãi nhiều thì sẽ thu hút được khách hàng, ta cần nghiên cứu xem các tác động nào ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Có như vậy mới tạo được sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh như hiện nay.
2.1.2.2 Về huy động vốn:
Năm 2017, thị phần huy động vốn của VietinBank Cần Thơ chỉ chiếm 6% trong tổng huy động vốn của TP. Cần Thơ (65,967 tỷ đồng); con số này có khá khiêm tốn so với uy tín thương hiệu VietinBank. Điều này cho thấy, địa bàn TP.Cần Thơ còn rất tiềm năng, Chi nhánh phải tăng cường nỗ lực và áp dụng mọi chính sách để nâng cao thị phần. Mục tiêu trong năm 2018, VietinBank Cần Thơ phải chiếm ít nhất 7.5% thị phần (tương đương tăng 989 tỷ đồng).
- Nguồn vốn huy động 2016-2018 như sau:
Bảng 2.3 Báo cáo thường niên nguồn vốn huy động 2016-2018 VietinBank Cần Thơ theo thành phần kinh tế
2016 | 2017 | 2018 | ||||
Số tiền (triệu đồng) | Tỷ trọng (%) | Số tiền (triệu đồng) | Tỷ trọng (%) | Số tiền (triệu đồng) | Tỷ trọng (%) | |
Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế | 3,939,805 | 100 | 4,160,204 | 100 | 4,449,175 | 100 |
1. KH doanh nghiệp | 981,642 | 25 | 1,387,158 | 33 | 1,288,792 | 29 |
2. KH Bán lẻ | 1,724,915 | 44 | 2,602,488 | 63 | 2,835,012 | 64 |
3. Nguồn vốn khác | 1,233,249 | 31 | 170,558 | 4 | 325,371 | 7 |
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung từ 2016-2018 chi nhánh luôn đạt nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế cao. Trong đó: nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm 2016-2018 chiếm 44% năm 2016, 63% năm 2017 và 64% năm 2018, đây là con số khả quan khi hiện nay hầu như các ngân hàng đang thực hiện huy động vốn từ nguồn khách hàng cá nhân thế nên chi nhánh VietinBank Cần Thơ cần phát huy hơn nữa trong việc khai thác vốn từ nguồn khách hàng bán lẻ. Trong đó:
Huy động từ tiền gửi thanh toán:
Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi core đầu năm 2017, chuyển một số lượng lớn tài khoản thẻ ATM (hơn 39.000 thẻ đã kích hoạt) tích hợp tài khoản tại quầy. Nâng số lượng khách hàng đáng kể giao dịch tại quầy tăng so với năm 2016 là 5,107 KH (KH thông thường: 4,756 KH và KHUT: 351 KH). Bên cạnh đó, việc thực hiện luân chuyển cán bộ định kỳ cũng gây ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác khách hàng hiện hữu, gặp khó khăn do phải tiếp cận khách hàng cũng như địa bàn hoạt động mới nhận bàn giao và bắt nhịp ngay với công việc để phát triển hoạt động kinh doanh
của đơn vị mình. Đồng thời, việc tăng trưởng đi đôi với chăm sóc khách hàng sẽ là áp lực vô cùng lớn.
Huy động từ tiền gửi tiết kiệm:
Bảng 2.4 Báo cáo thường niên nguồn tiền gửi tiết kiệm năm 2016-2018 VietinBank Cần Thơ
2016 | 2017 | 2018 | |
Tiền gửi tiết kiệm (triệu đồng) | 2,381,949 | 3,405,878 | 3,329,056 |
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank chi nhánh Cần Thơ
Huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm 2016-2018. Tuy nhiên lượng tiền gửi vẫn không như mong đợi của Ban giám đốc khi tốc độ tăng trưởng còn chậm và phải cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ. Để thấy rõ hơn về vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm bảng 2.5 dưới đây sẽ phân ra từng kỳ hạn như sau:
Bảng 2.5 Báo cáo thường niên lượng tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn năm 2016-2018 VietinBank Cần Thơ
Đơn vị tính | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
Ngắn hạn | Triệu đồng | 1,757,144 | 1,970,221 | 1,778,376 |
Trung hạn | Triệu đồng | 7,854 | 1,434,050 | 1,548,736 |
Dài hạn | Triệu đồng | 616,951 | 1,608 | 1,944 |
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank chi nhánh Cần Thơ
Qua số liệu trên cho thấy, khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm ngắn hạn (từ 1- 3 tháng) với số lượng lớn bởi đây là kỳ hạn ngắn tuy lãi suất thấp nhưng thuận tiện cho khách hàng dễ dàng trong việc xoay sở khi cần thiết. Với kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) phù hợp với khách hàng lớn tuổi có nhu cầu hưởng lãi suất cao và nhận lãi hàng kỳ/ quý. Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy chi nhánh cần phát huy kênh huy động ngắn hạn để có nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm cao hơn cũng như cải thiện nguồn vốn từ trung- dài hạn từ nhóm khách hàng cao tuổi nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chiếm thị phần cao trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm năm 2016 là 3.611 người, trong đó tiền gửi tiết kiệm online đạt 4,8 tỷ đồng (chiếm 69% kế hoạch được giao), loại hình gửi tiết kiệm online tuy còn khá mới mẻ nhưng với dân cư đang trẻ hóa như hiện nay đây là loại hình hứa hẹn sẽ đem đến lợi nhuận cao cho VietinBank Cần Thơ nói riêng và các tổ chức tín dụng trên toàn địa bàn nói chung. So với tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn tuy lượng tiền gửi cũng như số lượng khách hàng từ dân cư nằm trong top của toàn thành phố nhưng vẫn chiếm tỷ trong khiêm tốn, đòi hỏi VietinBank chi nhánh Cần Thơ cần phải tăng khả năng cạnh tranh để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm.
Do sức ép lãi suất (Lãi suất huy động vốn năm 2018 giảm khoảng 0.5% ở các kỳ hạn dưới 12 tháng so với lãi suất năm 2017), chất lượng dịch vụ, cảm nhận của khách hàng đang ngày càng phân hóa không tập trung vào các ngân hàng lớn như VietinBank hay Vietcombank, BIDV, Agribank. Điển hình như sau:
Mặc dù áp dụng cơ chế chủ động hiện hành nhưng vẫn chưa cạnh tranh được lãi suất với các ngân hàng khác. Ngân hàng có lãi suất cao nhất là SHB, SCB và đa số các ngân hàng chào lãi suất tăng dần theo số tiền gửi. Cụ thể lãi suất niêm yết như sau:
Bảng 2.6 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tháng 12/2018 tại một số ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn TP. Cần Thơ
Kỳ hạn gửi tiết kiệm | ||||||
KHH | 1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 9 tháng | 12 tháng | |
VietinBank, Vietcombank | 0.10 | 4.50 | 5.00 | 5.50 | 5.50 | 6.80 |
BIDV | 0.10 | 4.50 | 5.00 | 5.50 | 5.60 | 6.90 |
Agribank | 0.20 | 4.50 | 5.00 | 5.50 | 5.60 | 6.80 |
SCB | 1.00 | 5.40 | 5.50 | 7.10 | 7.10 | 7.50 |
SHB | 0.50 | 5.30 | 5.50 | 6.90 | 7.00 | 7.10 |
MBBank | 0.30 | 5.00 | 5.30 | 6.30 | 6.30 | 7.20 |
Nguồn: tổng hợp từ website của các Ngân hàng
Có thể thấy, 4 ngân hàng TMCP Nhà nước là VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank có lãi suất kém hấp dẫn hơn nhưng vẫn nắm giữ 58% lượng tiền gửi của hệ thống (theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến ngày 20/09/2018). Bởi lẽ lãi suất không phải là yếu tố quyết định nhất đến việc gửi tiền của người dân. Những ngân hàng này ngoài việc đã xây dựng uy tín, thương hiệu tốt thì còn có lợi thế là quy mô chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn. Bên cạnh đó, tâm lý chung của người dân khi cho rằng gửi tiền tại Ngân hàng do Nhà nước nắm giữ vốn sẽ an toàn hơn.
Tuy nhiên, một số ngân hàng khác chào lãi suất hấp dẫn cho khách hàng, tặng quà kèm khi gửi kỳ hạn dài, số tiền lớn, chính vì thế lượng khách hàng bắt đầu có sự phân hóa theo hướng chuộng ưu đãi hơn là an toàn như sau:
+ SHB: 7.10 %/năm gửi kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi hàng tháng + quà.
+ SCB: 5.40%/năm gửi 31 ngày, 7.10%/năm KH 06T, 7.50%/năm KH 12T Các chỉ số trên cho thấy dù VietinBank Cần Thơ luôn hướng đến mục tiêu
hoàn thành kế hoạch nhưng nguồn vốn huy động có kỳ hạn chưa tăng nhiều như kỳ vọng một phần do cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ, một phần lớn nữa do khách hàng tại TP. Cần Thơ hiện đang có xu hướng “mạo hiểm rủi ro” lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao, chất lượng phục vụ tốt để gửi tiền và trở thành khách hàng VIP tại ngân hàng. Tuy nhiên để trở thành khách hàng VIP được tiếp đón tại từng ngân hàng có những tiêu chí riêng, chẳng hạn tại VietinBank để trở thành khách hàng ưu tiên cần gởi tiết kiệm từ 1 tỷ đồng để được xếp hạng Bạc hoặc Vàng hoặc Đồng từ đó có chính sách ưu đãi trong dịp sinh nhật, lễ Tết,…riêng tại các ngân hàng khác như Sacombank, MBBank lại có chính sách khác để thu hút khách hàng. Thế nên để thu hút huy động vốn tại thị trường đầy cạnh trạnh như hiện nay trên địa bàn ngoài việc áp dụng mức lãi suất tốt cho khách hàng thì cần các chính sách hậu mãi, thái độ nhân viên, uy tín ngân hàng,…
2.2 TÓM TẮT CHƯƠNG
Từ những vấn đề nêu trên khó khăn trong huy động vốn có kỳ hạn, ta rút kết ra rằng lãi suất tiền gửi cao hay lãi suất tiền vay thấp không phải là yếu tố quyết định nhất khách hàng sẽ chọn ngân hàng nào để được phục vụ .Yếu tố then chốt là ngân
hàng có chế độ ưu việt gì hơn đối thủ cạnh tranh, thái độ phục vụ của nhân viên có khác biệt gì, sản phẩm ngân hàng dành cho đối tượng nào,…Lượng khách hàng tại VietinBank Cần Thơ tuy lớn nhưng để phát triển đi đôi với phục vụ tốt khách hàng đang là vấn đề bất cập hiện nay của chi nhánh trên địa bàn. Thế nên đề tài đưa ra không chỉ nêu lên khó khăn, thuận lợi chi nhánh gặp phải mà còn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút lượng tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thu hút khách hàng đi đôi với tăng trưởng lợi nhuận trên địa bàn như hiện nay.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
3.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
3.1.1 Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
3.1.1.1 Dịch vụ ngân hàng
a. Khái niệm:
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả của một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Dịch vụ trong nền kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là thiên về phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và có những sản phẩm thiên về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa hàng hóa- dịch vụ. Dịch vụ có những đặc điểm như sau:
Tính đồng thời (Simultaneity): Sản phẩm và tiêu dùng cùng xảy ra đồng thời
Tính không thể tách rời (Inseparability): Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời, thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia
Tính chất không đồng nhất (Varability): Không có chất lượng đồng nhất
Vô hình (Intangibility): Không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêu dùng
Không lưu trữ hàng hóa (Perishshabality): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được
Theo PhilipKotler (1995): “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chu yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có hoặc không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó” trích “Marketing căn bản- Nguyên lý tiếp thị, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1995”