Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6


- Hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà, không để thức ăn thừa dính phân.

- Thực hiện cắt mỏ gà đồng thời thực hiện công tác phòng chống bệnh tật trong cả giai đoạn bằng vaccine.

- Nới rộng quây úm dần đến khi hết diện tích.

3/ Giai đoạn trên 4 tuần tuổi

- Bắt đầu thả gà ra ngoài sân bãi.

- Quan tâm theo dòi sát sao đến tình hình sức khỏe của đàn gà.

- Thực hiện tốt công tác phòng và điều trị bệnh của gà.

4/ Giai đoạn chuẩn bị xuất bán

- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

- Tập chung nâng cao chất lượng tạo mã đẹp.

5/ Công tác phòng chống và điều trị bệnh cho gà

Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ.

- Ngăn chặn không cho tiếp xúc với mầm bệnh.

- Đảm bảo độ thông thoáng cho đàn gà.

- Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine.

- Thực hiện điều trị bệnh đúng thuốc đúng lộ trình và đúng liều lượng.

- Luôn thực hiện việc nâng cao sức đề kháng cho gà.

3.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động sản xuất của trang trại

3.4.1. Thuận lợi

- Được hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi cũng như thuốc thú y nên gặp ít các rủi ro về dịch bệnh hơn.

- Được cung cấp nguồn giống tốt, cho năng suất cao.

- Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để xây dựng trang trại ban đầu.

- Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn cũng như sản phẩm suất bán của trang trại.


3.4.2. Khó khăn của trang trại

- Vị trí của trang trại nằm gần đường giao thông có nhiều phương tiện đi lại, xung quanh cũng có nhiều gia đình cùng phát triển trang trại gà vì vậy áp lực bệnh tật của trang trại là vô cùng cao.


- Việc chăn nuôi trong thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi, ngoài ra việc chăn nuôi gà thường xuyên phải tiếp xúc với gà phân gà điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi gà.

- Lao động thời vụ chủ yếu là bộ đội chưa qua đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi cũng như chăm sóc gà vì vậy chủ trang trại sẽ phải mất thời gian để đào tạo

- Thiếu sự liên kết giữ các trang trại cùng chăn nuôi gà với nhau.

- Luôn có các áp lực bệnh tật ở các lứa gà làm tăng chi phí.

- Những người tiếp thị các sản phẩm thú y thường nói giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm đó, nếu các chủ trang trại không có người quen hoạt động trong lĩnh vực này sẽ rất dễ bị mua đắt và sản phẩm kém chất lượng đặc biệt là các trại mới chăn nuôi.

- Khi gà bị bệnh người chăn nuôi phải thuê các bác sĩ thú ý tư nhân về xem bệnh và mua thuốc theo chỉ dẫn của các thú y. Tuy nhiên một số bác sĩ thú y này người ta sẽ “mua đường” không vạch hẳn tên loại bệnh gà đang mắc phải cho người nuôi và sẽ kê đơn thuốc một cách đi vòng nhằm thu lợi nhuận từ việc bán thuốc điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.

3.4.3. Những cơ hội

- Trang trại nằm tại xã Cao Ngạn thuộc thành phố Thái Nguyên có vị trí thuận lợi về mặt giao thông, giáp thành phố Thái Nguyên là một trong những nơi tiêu thụ các sản phẩm nông sản lớn nhất tỉnh.

- Nguồn lao động trong khu vực dồi dào cho hoạt động của trang trại.


- Thị trường thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y có nhiều các công ty khác nhau cạnh tranh, người nuôi gà có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền cũng như chất lượng.

- Có nhiều các công ty giống gà giúp các chủ trang trại có nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề nhập con giống.

- Được hưởng lợi từ các chương trình chăm sóc khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm từ các công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và công ty giống qua việc được tham gia các trương trình như thăm quan mô hình mẫu, hội thảo trao đổi các vấn đề trong chăn nuôi giữa trang trại và doanh nghiệp.

- Được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước trong việc phát triển trang trại.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu sử dụng về sản phẩm gà thịt cao.

3.4.4. Những thách thức

- Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển của trang trại, có quá ít các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như các vấn đề có liên quan đến phát triển trang trại, công tác thú y chưa thực sự hiệu quả.

- Người nuôi gà chưa có bạn đồng hành và tin tưởng chưa được chính quyền thực sự quan tâm.

- Người chăn nuôi chưa thật thà.

- Giá cả thị trường không ổn định lúc thấp lúc cao, đôi lúc tồn tại nghịch lý giá gà thịt giảm mạnh tuy nhiên giá gà giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi vẫn giữ giá cao.

- Trên thị trường hiện nay tràn lan các loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng, tiêu chuẩn nếu không có nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng gây thiệt hại về kinh tế.

- Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới việc ký kết các hiệp định kinh tế như WTO, AFTA vv..sản phẩm gà thịt phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nông sản, hàng hóa thay


thế của các nước thành viên.

3.5. Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại

3.5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý trang trại

Quản lý chăn nuôi sẽ ghi nhận tất cả các hoạt động chăn nuôi, hỗ trợ việc chăn nuôi thương phẩm.

- Nhật ký chăn nuôi - ghi nhận tất cả các hoạt động trong ngày, như cho ăn, vệ sinh, cân

- Vệ sinh chuồng trại - ghi nhận hoạt động vệ sinh chuồng trại theo ngày và định kỳ của chuồng trại hoặc khu chuồng trại, đặc biệt với các hoạt động vệ sinh phòng dịch

- Xử lý dịch bệnh - thiết lập quy trình tương ứng với quy trình xử lý của bộ nông nghiệp và các tổ chức trên thế giới yêu cầu về quy trình xử lý cho từng loại bệnh, và ghi nhận các nghiệp vụ, số liệu tương ứng cho từng bước nhằm đảo bảo về mặt xử lý bệnh dịch và báo cáo số liệu cho Việt Nam cũng như là quốc tế.

- Chuyển chuồng, gộp chuồng, tách chuồng - ghi nhận lại các hoạt động chuyển chuồng trong suốt quá trình nuôi.

- Xuất chuồng - thiết lập quy trình xuất chuồng theo yêu cầu của doanh nghiệp nhằm đáp ứng với việc quản lý như xuất chuồng để hoàn thành hợp đồng, bán theo hợp đồng và cung cấp cho các đối tác khác, đồng thời ghi nhận lại chi tiết việc xuất chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh phòng bệnh và truy xuất về lô sau này.

- Quản lý kho và mua hàng - quản lý kho, nhập xuất tồn kho, chuyển kho, điều chỉnh kho và khả năng quản lý nhiều kho trong hệ thống nhằm đảm bảo tính chính xác của các sản phẩm tồn kho nhất là thức ăn. Xây dựng quy trình mua hàng và quy trình nhập kho theo đúng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp nhẳm đảm bảo về chất lượng các sản phẩm cũng như con giống nhập về.


- Quản lý công cụ dụng cụ - ghi nhận chi tiết các công cụ, dụng cụ tham gia vào các hoạt động chăn nuôi.

- Nhân sự - tạo và quản lý các nhân sự với các thông tin, kinh nghiệm và được chỉ định chi tiết cho từng công việc trong suốt quá trình chăn nuôi.


3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật cho trang trại

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng SXKD, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được đi tham quan học tập các mô hình trong và ngoài nước.

- Gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi giữa các trang trại trong khu vực.

- Tạo điều kiện cho các lao động làm việc trong trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, từ đó trang trại có thêm lao động có chuyên môn nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền các loại dịch bệnh và cách phòng tránh, tổ chức buổi đi tham quan các trang trại thành công trong và ngoài tỉnh giúp chủ trang trại có thêm kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm và phương pháp chăn nuôi từ các trang trại thành công.

- Áp dụng kỹ thuật mới: Trong chăn nuôi khi người chăn nuôi biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới một cách đúng đắn, hợp lý sẽ giúp nông hộ tăng thu nhập.

3.5.3. Giải pháp về quản lý tài chính và lao động của trang trại

Trong quản lý tài chính cần phải:

- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn: đưa ra kế hoạch kinh tế theo từng giai đoạn sau đó đến một năm của trang trại để hạch toán được các chi phí sử dụng.

- Quản lý nguồn vốn của trang trại: Ghi chép hết tất cả các chi tiêu để hạch toán đầu ra đầu vào hợp lý, tiết kiệm được nguồn vốn dồi dào.

Quản lý lao động:

- Có tiêu chí đánh giá công việc rò ràng: Lập kế hoạch công việc hàng tuần và báo cáo hàng ngày để chủ trang trại nắm được tiến độ công việc.

- Lựa chọn đúng người phân công việc hợp lý cho từng đối tượng: Dựa


vào năng lực làm việc của mỗi người mà phân công công việc sao cho hợp lý để công việc hoàn thành đúng dự kiến.

- Thưởng phạt chắc chắn: Cuối tuần họp tổng kết những vấn đề được và chưa được và đưa ra giải pháp khắc phục, đồng thời thưởng những người hoàn thành tốt công việc và phạt những người chưa hoàn thành được công việc được giao đồng thời nhắc họ cố gắng hơn trong các lần tiếp theo.

Giải pháp về quản lý tài chính:

a) Thời điểm đầu tư

- Không chỉ trong ngành chăn nuôi mà bất cứ ngành nông nghiệp nào, một chu kỳ sản xuất thường cần thời gian khá dài từ vài tháng hoặc vài năm. Trong suốt quãng thời gian đó, giá thị trường đầu ra có nhiều dao động. Hơn nữa, tại thời điểm đỉnh cao của giá sản phẩm đầu ra, do nhiều người cùng đổ xô đầu tư cùng lúc làm cho giá mua vật tư, thiết bị chuồng trại hay con giống đầu vào lại đắt đỏ, việc này đã làm tăng thêm gánh nặng không nhỏ cho chi phí sản xuất.

- Vì vậy, thay vì chỉ dựa vào yếu tố giá đầu ra tại một thời điểm nào đó, các chủ trang trại nên căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu và dự báo xu hướng đầy đủ khía cạnh khác nhau của thị trường, để ra quyết định thời điểm đầu tư mới hay đầu tư mở rộng.

b) Cân đối dòng tiền “vào-ra” trong chu kỳ chăn nuôi

- Ngoại trừ một số doanh nghiệp chăn nuôi có bộ phận quản lý tài chính chuyên nghiệp và kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với chu chuyển đàn khoa học, có rất nhiều trang trạng thường lâm vào cảnh nắm giữ khối tài sản lớn nhưng lại không có tiền.

- Nếu trại nuôi chỉ có một khu và áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi “cùng vào - cùng ra” thì trong suốt thời gian hơn gần 5 tháng đó, dòng tiền của trại chỉ có chi ra mà không có thu vào, dễ rơi vào cảnh thiếu tiền, đặc biệt do nhu


cầu thức ăn tăng cao vào những tháng cuối kỳ nên áp lực sẽ lớn hơn so với những tháng đầu kỳ.

Vậy phải làm sao để cân đối cho đủ yêu cầu dòng tiền “vào và ra” trong suốt chu kỳ 4,5 - 5 tháng nuôi.

- Cách thứ nhất là có thể quy hoạch trang trại thành ít nhất 5 khu nuôi với công suất mỗi khu 1800 con (trong trường hợp trang trại có kế hoạch nuôi 9000 gà). Như vậy trại có thể lập kế hoạch chu chuyển đàn, mỗi tháng nhập vào 1800 con/khu, lần lượt từ khu thứ nhất đến khu thứ năm. Trong tháng thứ năm, vừa xuất chuồng lứa thứ nhất, vừa sát trùng chuồng khu này chờ sẵn lứa kế tiếp.

- Cách thứ hai là lập sẵn kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch chu chuyển đàn và chủ động lập quỹ dự phòng cho những trường hợp gà đến kỳ xuất mà bị tồn do biến động thị trường.

c) Chi phí nổi - Chi phí ẩn

- Hầu hết chủ trang trại chỉ quan tâm quản lý các chi phí nhìn thấy được (chi phí nổi) như: mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền lương nhân viên…Trong khi đó, chi phí ẩn của toàn trại cũng quan trọng không kém mà lại ít được lưu tâm quản lý, ví dụ như: khối lượng gà thịt xuất chuồng/m² chuồng nuôi/năm; số vòng quay sử dụng chuồng trại/năm…

- Do vậy, bên cạnh việc quản lý chi phí nổi, dễ nhìn thấy, chủ trang trại cần lưu ý quản lý chi phí ẩn, lập quy trình quản lý phù hợp với hoàn cảnh của trại và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác nhằm tìm cách tối đa hóa lợi ích so với tổng chi phí nổi và chi phí ẩn đã đầu tư.

Giải pháp về quản lý lao động của trang trại:

- Có tiêu chí đánh giá công việc rò ràng

- Chủ trang trại cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn đối với các công nhân tại trại.

- Có các cuộc họp định kỳ để công nhân nêu lên những vấn đề chưa được

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí