Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 4


thống và văn hoá đội, nhóm phải tương thích. Qua việc nghiên cứu sâu trường hợp cụ thể của tập đoàn Siemens, tác giả đã chỉ ra rằng các nhóm lĩnh hội được rằng giá trị cá nhân, tập thể của nhóm được gắn chặt với hệ thống KTQT. Trong nghiên cứu gần đây của Kober et al.(2007) về hệ thống KTQT và mối liên hệ của nó đối với chiến lược, các tác giả đã chỉ ra rằng hệ thống KTQT và chiến lược có mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy những kiểm soát quản trị tương tác trong hệ thống có thể tác động đến sự thay đổi chiến lược và từ đó sự thay đổi chiến lược này lại phù hợp với những thay đổi trong DN. Các DN phải chấp nhận việc chiến lược thay đổi phù hợp theo những sự tác động từ thay đổi của bên ngoài, mặc dù sự thay đổi chiến lược chịu sự tác động từ những nhóm quản trị cao cấp không đồng nhất về ý kiến, đường lối ... Và trong những trường hợp này, những hệ thống KTQT được sử dụng để khắc phục những khó khăn này cũng như hỗ trợ sự thay đổi chiến lược (Naranjo and Hartman, 2006). Trong giai đoạn Simonds (1981) giới thiệu khái niệm về SMA, thì đồng thời Shank và Govindarajan (1993) cũng phát triển ý tưởng tương tự gọi là quản trị chi phí chiến lược. Ứng dụng này phát triển dựa trên lý thuyết của Porter, cụ thể là chiến lược chung và chuỗi giá trị. Theo đó, quản trị chi phí chiến lược được khái niệm là “sự quản trị việc sử dụng các thông tin chi phí một cách dứt khoát tại một hoặc nhiều hơn trong bốn giai đoạn của chu kỳ quản trị chiến lược bao gồm: tạo lập chiến lược, truyền đạt chiến lược trong DN, phát triển và thực hiện các sách lược để ứng dụng chiến lược, phát triển và vận dụng các thủ tục kiểm soát nhằm giám sát mức độ thành công của các bước ứng dụng cũng như đạt được các mục tiêu của chiến lược”. Theo Shank và các cộng sự, quản trị chi phí chiến lược là sự tích hợp bởi ba nhân tố: phân tích chuỗi giá trị, phân tích vị thế chiến lược và phân tích nhân tố dẫn dắt chi phí; sự kết hợp này tạo ra dữ liệu của chiến lược chi phí phù hợp (Shank and Govindarajan, 1993; Shank, 1996). Nhân tố đầu tiên cung cấp một sự tập trung diện rộng bao gồm cả các nhân tố bên ngoài tác động đến DN nhằm mục đích quản trị chi phí hiệu quả, nhân tố thứ hai được nhận diện bởi câu hỏi vai trò của kế toán chi phí trong một DN như thế nào? Việc phân tích chi phí thay đổi còn tuỳ thuộc vào chiến lược DN đã lựa chọn, ví dụ như lựa chọn chiến lược chi phí thấp hay chiến lược khác biệt. Rõ ràng một sự phân tích về chi phí marketing đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho chiến lược khác biệt lại tỏ ra không phù hợp trong trường hợp


DN chọn chiến lược chi phí thấp. Nhân tố thứ ba được tiếp cận theo ý nghĩa rộng hơn, bao gồm các tiêu thức phân bổ chi phí thuộc về hai mảng: cấu trúc và hoạt động của tổ chức. Đối với các tiêu thức phân bổ chi phí thuộc về cấu trúc của tổ chức bao gồm quy mô DN, phạm vi hoạt động, kinh nghiệm trong quá khứ, công nghệ và mức độ phức tạp của sản phẩm/dịch vụ (Shank, 1996). Còn đối với các tiêu thức thuộc về hoạt động của tổ chức có thể kể đến như sự tham gia hoạt động của nhân viên, hoạt động quản trị chất lượng toàn diện (TQM), tận dụng mở rộng công suất sản xuất, thiết kế sản phẩm và khai thác các mối liên hệ với khách hàng/các nhà cung ứng (Shank, 1989).

Alawattage và Wickramasingh (2007) cũng đã đưa ra nhận xét dựa trên nghiên cứu của mình rằng sự thay đổi trong KTQT như một phương pháp nghiên cứu để hiểu phương thức tác động của các nhân tố bên ngoài làm thay đổi quá trình định hướng trong nội bộ DN. Theo họ, tiến trình thay đổi thể hiện và phản ánh vấn đề là các công cụ kỹ thuật KTQT được nêu bật lên, vận dụng và thay đổi như thế nào trước những yêu cầu thay đổi của môi trường nơi DN hoạt động.

Theo Laitinen (2003), các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTQT được dán nhãn là “các nhân tố đóng vai trò động cơ thúc đẩy”, và được các nhà nghiên cứu liệt kê cụ thể như các nhân tố khuyến khích sự thay đổi (ví dụ như sự cạnh tranh của thị trường, cấu trúc DN, công nghệ sản xuất sản phẩm); các chất xúc tác cho sự thay đổi (ví dụ như sự yếu kém về chỉ số tài chính, sự sụt giảm về thị phần, sự thay đổi của tổ chức...); các nhân tố làm cho quá trình thay đổi dễ dàng (ví dụ như nguồn nhân lực kế toán, mức độ về tự trị, yêu cầu về kế toán …). Sự tương tác giữa các nhân tố nói trên khuyến khích sự thay đổi không chỉ lĩnh vực KTQT mà còn các lĩnh vực khác có liên quan như cấu trúc và chiến lược của DN. Laitinen (2003) đã sắp xếp các nhân tố này vào sáu nhóm khác nhau bao gồm: nhu cầu thông tin, thay đổi về công nghệ và môi trường, sự sẵn sàng thay đổi, nguồn lực để thay đổi, mục tiêu của sự thay đổi và các yêu cầu từ bên ngoài. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng bốn loại hạng mục khác nhau của các nhân tố để giải thích sự thay đổi của KTQT bao gồm: các nhân tố của DN, các nhân tố tài chính, các nhân tố thúc đẩy và các kỹ thuật quản trị (Laitinen, 2003). Sự thay đổi ở môi trường kinh doanh và công nghệ được sử dụng như là các nhân tố khuyến khích trong việc giải thích sự thay đổi của KTQT và sự thay đổi của các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến lược. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự kết


hợp chặt chẽ giữa các nhân tố tác động qua về lẫn nhau theo dây chuyền và nguyên nhân - kết quả khi xem xét sự thay đổi của KTQT. Ví dụ như ba nhân tố được xem xét ở đây là các nhân tố thúc đẩy, nhân tố của DN và nhân tố tài chính: sự thay đổi trong môi trường và công nghệ được xem như là các nhân tố thúc đẩy để giải thích sự thay đổi của KTQT và các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến lược. Và bên cạnh đó, các nhân tố cấu trúc và chiến lược của DN lại có mối liên hệ với KTQT trong cùng bối cảnh thay đổi. Còn đối với các nhân tố tài chính thì đóng vai trò là sản phẩm đầu ra đối với sự thay đổi của KTQT và cấu trúc DN. Bằng nghiên cứu của mình Grandlund (2001) đã chỉ ra rằng các chỉ số tài chính yếu kém có thể đặt áp lực kinh tế lên DN để buộc DN có những sự thay đổi về việc vận dụng các kỹ thuật KTQT nhằm tạo ra một hiệu quả làm việc cao hơn. Và cũng đồng quan điểm đó, Baines và Langfield-Smith (2003) chỉ ra rằng nếu sự thay đổi của KTQT dựa trên những thông tin kế toán đáng tin cậy sẽ tạo ra sự cải thiện về thành tích của DN. Và điều đó cũng có nghĩa là các thành tích về tài chính cũng là các chỉ báo sớm hay kết quả đầu ra của sự thay đổi về KTQT. Trong một nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu thực tiễn tiến hành tại Úc, Anh và Mỹ, Lobo et al. (2004) đã xác định vai trò của các nhân tố (nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài và nhân tố thuộc về DN) tác động đến sự thay đổi của KTQT như sau:

Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài: sự toàn cầu hóa của các thị trường, sự tiến bộ của thông tin và các công cụ kỹ thuật sản xuất, sự gia tăng cạnh tranh.

Nhân tố thuộc về DN: năng lực lõi, mối quan hệ với các khách hàng và các nhà cung ứng, sự giảm biên chế, sự gia công, sự phẳng hóa về cấu trúc DN và sự hợp tác đồng đội trong DN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Rất nhiều DN đã trải qua những sự thay đổi quan trọng trong môi trường kinh doanh như sự tiến bộ về kỹ thuật công nghệ, sự gia tăng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, những chiến lược quản trị mới hay là xu hướng tập trung vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng … Và có rất nhiều nghiên cứu có liên quan về sự thay đổi của KTQT cũng chỉ ra rằng sự thay đổi của môi trường hoạt động sẽ có tác động lên việc lựa chọn những hệ thống KTQT hay những công cụ kỹ thuật KTQT được đánh giá hiệu quả nhất, để từ đó dẫn đến việc DN phải cân nhắc lại các chiến lược và tiến hành tái


cấu trúc nhằm đặt được những thành quả cao hơn (Burns and Vaivio, 2001; Choe, 2004; Gomes et al., 2007).

Thứ hai, các nghiên cứu liên quan về việc vận dụng KTQT trong các DNVVV. Mặc dù về số lượng nghiên cứu về KTQT tăng lên trong các thập kỷ qua, vẫn rất ít các nghiên cứu về việc vận dụng KTQT vào các DNNVV (McChlery et al., 2004). Điều này xuất phát từ niềm tin rằng KTQT được nghiên cứu tốt nhất ở những công ty hàng đầu, và những ví dụ về sự vận dụng thành công KTQT chỉ có thể tìm thấy ở những công ty hàng đầu của phương Tây hoặc các công ty Nhật Bản (Mitchell et al., 1998). Kết quả là các DN lớn luôn được ưu tiên hơn theo kinh nghiệm các nghiên cứu trước và theo các ý kiến của các chuyên gia về việc cải tiến và phát triển KTQT ở các DN này (Mitchell and Reid, 2000). Điều này tạo ra không ít thách thức về việc nghiên cứu hoạt động KTQT trong các DNNVV. Tuy nhiên do tác động của quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, giai đoạn sau này ngày càng gia tăng nhiều các nghiên cứu về việc vận dụng KTQT vào các DNNVV.

Khi nghiên cứu về nhu cầu của việc vận dụng KTQT trong các DN, Nandan (2010) lưu ý rằng do các DNNVV thường dễ gặp những rắc rối tương tự nhau, nên dẫn đến dễ bị thất bại hơn, do đó thông tin KTQT cực kỳ quan trọng đối với họ, nhất là trong việc quản lý nguồn lực cũng như các quyết định phân bổ nguồn lực. Với tầm quan trọng về sự đóng góp trong nền kinh tế của mình, thì việc các DNNVV cần những thông tin KTQT kịp thời, chính xác và đáng tin cậy là điều dễ hiểu. Điều đó cũng có nghĩa là KTQT đóng vai trò quan trọng đối với các DNNVV. Và theo Birkett et al. (1992), nhu cầu của việc vận dụng KTQT của các DNNVV phụ thuộc vào sự phức tạp ngẫu nhiên trong kinh doanh mà họ phải đối đầu tại những thời điểm khác nhau với các tình huống khác nhau, tạo nên bởi sự thay đổi về chiến lược, cấu trúc và tài chính của DN, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Tại mỗi giai đoạn phát triển, các DNNVV thường thay đổi rất nhiều về quy mô cũng như nguồn lực sử dụng, do đó nhu cầu về vận dụng kế toán nói chung – bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán chi phí, cũng như mức độ chi tiết, sẽ bị tác động bởi sự phức tạp ngẫu nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển của DN. Tuy nhiên có rất nhiều nhà quản trị lại thiếu năng lực về KTQT, nên để đáp ứng nhu cầu về vận dụng KTQT, các chủ DN thường phải tìm


kiếm các lời tư vấn từ các tổ chức hoặc hiệp hội kế toán chuyên nghiệp bên ngoài (Mitchell and Reid, 2000).

Tại một nghiên cứu được tiến hành ở miền Bắc Thái Lan về mối quan hệ giữa nhận thức (am hiểu) về KTQT và nhu cầu về KTQT của người chủ/người quản lý trong các DNNVV, sự khác nhau về nhận thức (am hiểu) về KTQT và nhu cầu về KTQT của người chủ/người quản lý trong các DN nhỏ và DN vừa, Kosaiyakanont (2011) đã chỉ ra một số kết quả sau:

- Đối với các DNNVV thì người chủ/người quản lý DN nếu nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và hữu ích của KTQT càng cao thì nhu cầu về vận dụng KTQT càng cao (sự nhận thức/am hiểu của người chủ/người quản lý DN về KTQT dựa trên các nền tảng về kỹ năng, kiến thức và giáo dục của họ);

- Có sự khác biệt về nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và hữu ích của KTQT và nhu cầu về vận dụng KTQT giữa DN nhỏ và DN vừa; theo đó các DN có quy mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy mô nhỏ.

Sau đó vào năm 2012, khi Ahmad tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Malaysia đã chỉ ra rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống được sử dụng phổ biến hơn các công cụ kỹ thuật hiện đại (kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, KTQT chiến lược …) và việc vận dụng KTQT được đánh giá cao trong vai trò quản trị DN. Ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra việc vận dụng KTQT đóng vai trò hỗ trợ làm tăng hiệu quả và hiệu suất quản trị của DN.

Gần đây khi Armitage và Webb (2013) tiến hành nghiên cứu về việc vận dụng các công cụ KTQT tại các DNNVV ở Canada đã cho thấy kết quả thu được với một số điểm “đáng ngạc nhiên” như sau:

+ Có sự thiết lập và sử dụng hệ thống kế toán chi phí và giá thành cơ bản trong các DNNVV. Ngoài ra DNNVV cũng thực hiện các công cụ kỹ thuật KTQT khác như việc phân tích BCTC (bao gồm việc phân tích vốn lưu động), lập dự toán và phân tích sai lệnh. Tuy nhiên DNNVV không sử dụng dự toán động cho phân tích sai lệch, và việc phân tích cũng không toàn diện mà chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu. Như vậy DNNVV sử dụng các dự toán và phân tích sai lệch chủ yếu cho mục đich lập kế hoạch, chưa chú trọng chức năng vai trò như một công cụ kiểm soát.


+ Các công cụ KTQT chiến lược như chi phí chất lượng, chi phí mục tiêu, chi phí dựa trên hoạt động hoăc thẻ điểm cân bằng… rất hiếm hoặc không được sử dụng.

+ Việc phân tích chiết khấu luồng tiền, phân tích CVP và một số công cụ phân tích phục vụ cho việc ra quyết định hầu như không được sử dụng.

Cũng trong năm 2013, nhóm tác giả Michael Lucas, Malcolm Prowle và Glynn Lowth tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các DNNVV việc vận dụng KTQT chú trọng vào kiểm soát thông tin hơn là hỗ trợ ra quyết định, và DNNVV có quy mô càng nhỏ thì người chủ (người điều hành) DN thường đảm trách luôn công tác KTQT.

Thứ ba, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, KTQT cũng đã có rất nhiều sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi của KTQT không phải là hiện tượng đồng nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các sự thay đổi trong hệ thống KTQT mới hay các công cụ kỹ thuật mới bị ảnh hưởng bởi cả nhân tố bên ngoài (môi trường) cũng như các nhân tố nội tại (liên quan đến DN). Theo như Shields (1997) thì các nhân tố tiềm năng dẫn dắt sự thay đổi bao gồm yếu tố cạnh tranh, các công nghệ, cấu trúc doanh nghiệp và các chiến lược. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này cũng chỉ ra các vai trò khác nhau khi tác động đến quá trình thay đổi của KTQT.

Abdel-Kader và Luther, R.(2008) trong một nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong 658 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát tại Anh Quốc đã khảo sát sự tác động đến mức độ phức tạp của việc vận dụng KTQT tại các DN với mười nhân tố tác động khác nhau bao gồm: nhận thức của DN về sự bất ổn của môi trường, thiết kế tổ chức của DN, quy mô của DN, mức độ phức tạp của hệ thống xử lý, kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), quản trị chất lượng toàn diện (TQM), quản trị Just in Time (JIT), chiến lược của DN, sức mạnh về nguồn lực khách hàng, mức độ dễ hư hỏng của hàng hóa. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu sau khảo sát chỉ ra chỉ có các nhân tố nhận thức của DN về sự bất ổn của môi trường, thiết kế tổ chức phân quyền của DN, quy mô của DN, kỹ thuật sản xuất tiên tiến (ATM), quản trị chất lượng toàn diện (TQM), quản trị Just in Time (JIT), sức mạnh về nguồn lực khách hàng là có tác động đến việc vận dụng KTQT với chi tiết như sau:


DN nếu nhận thức về sự bất ổn cao của môi trường sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với DN nhận thức về sự bất ổn thấp;

DN nếu phải đối mặt với nguồn lực khách hàng mạnh hơn sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so nhằm cải thiện quy trình ra quyết định và kiểm soát để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn;

DN nếu áp dụng thiết kế tổ chức phân quyền sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với DN áp dụng thiết kế tổ chức tập quyền;

DN có quy mô lớn sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với DN có quy mô nhỏ;

DN nếu có áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến (ATM), quản trị chất lượng toàn diện (TQM), quản trị Just in Time (JIT) sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với DN không áp dụng.

Tuan Mat (2010) khi tiến hành khảo sát tại các DNSX tại Malaysia đã chỉ ra rằng sự thay đổi về mặt cấu trúc DN cũng như chiến lược DN có tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN. Và tiếp tục phát triển nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008), vào năm 2012 Erserim tiến hành nghiên cứu ở các DNSX tại Thổ Nhĩ Kỳ về tác động của các nhân tố bao gồm VHDN, đặc điểm của DN và các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc vận dụng KTQT. Mô hình nghiên cứu và các biến như sau:


Các nhân tố môi

trường:

Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

Nhận thức về mức độ cạnh tranh

Các nhân tố DN: VHDN

Thiết kế tổ chức tập quyền Thiết kế tổ chức chính thức hóa 1

Thiết kế tổ chức tập

quyền

Thiết kế tổ chức chính thức hóa


Vận dụng KTQT:

+ Xác định chi phí và kiểm soát tài chính

+ Thông tin cho việc quản trị hoạch định và kiểm soát

+ Giảm sự lãng phí nguồn lực kinh doanh

+ Tạo ra giá trị bằng cách sử dụng nguồn lực hiệu quả


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có sự tác động đến việc vận dụng KTQT từ các


nhân tố như sau: VHDN hỗ trợ (supportive organizational culture), VHDN dựa trên luật lệ (rule-based organizational culture), VHDN hướng về mục tiêu (goal-oriented organizational culture), thiết kế tổ chức chính thức hóa (formalization).

Cũng trong năm 2012, Ahmad tiến hành khảo sát tại các DNNVV tại Malaysia với kết luận rằng việc vận dụng KTQT trong các DN vừa bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô, mức độ cạnh tranh của thị trường, mức độ tham gia của người chủ DN/quản lý DN, các kỹ thuật SX tiên tiến. Ngoài ra kết quả nghiên cứu một lần nữa chứng minh cho việc vận dụng KTQT đóng vai trò hỗ trợ làm tăng hiệu quả và hiệu suất quản trị của DN.

Sau này nhóm tác giả Lucas, Prowle and Lowth (2013) tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh đã công bố kết quả nghiên cứu trong đó chỉ ra rằng việc vận dụng KTQT trong DNNVV chịu sự tác động của các nhân tố như: quy mô, giới hạn tài chính, yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài DN, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý và cuối cùng là môi trường kinh doanh và ngành nghề DN đó kinh doanh.

Ngoài ra trên thế giới còn có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về KTQT và việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV nói riêng, tác giả tóm lược một số nghiên cứu nổi bật bao gồm các luận án tiến sỹ, công trình, bài báo nghiên cứu khoa học như sau:

Phụ lục 1.1: Bảng tóm tắt một số công bố nước ngoài tiêu biểu nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng


1.1.2. Nhận xét

Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đã chỉ ra được được tiến trình và xu hướng phát triển của KTQT từ việc vận dụng vào DN những công cụ kỹ thuật quản trị sơ lược ban đầu cho đến những hệ thống hoạch định phát triển phức tạp ngày nay, những thay đổi của KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của DN và các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT vào DN nói trên. Ngoài ra, mặc dù trước đây chưa nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV, tuy nhiên với sự gia tăng cạnh tranh do quá trình phẳng hóa thế giới mang lại, ngày càng có nhiều các nghiên cứu thực trạng vận dụng KTQT trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022