Những Điểm Mới Và Các Đóng Góp Khoa Học Của Luận Án


việc nhận diện nhân tố tác động và mức độ tác động của chúng, luận án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, để từ đó có thể giúp các DNNVV tại Việt Nam hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong sân chơi hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau:


Q : Thực trạng của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam

1

trong thời gian qua?


Q : Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau?

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 3


Đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam đã, đang hoặc sẽ có ý định vận dụng dụng KTQT. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận án sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố phù hợp và mang tính chất đặc thù với nền kinh tế thị trường mới mở cửa của Việt Nam. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện của luận án, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các DNNVV chủ yếu nằm tập trung ở hai thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận hai thành phố đó, mục đích để đa dạng hóa sự khác biệt về nhân tố văn hóa, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh … giữa các vùng miền đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số DNNVV tại các tỉnh, thành phố nhỏ ở miền Trung có nền kinh tế chậm phát triển trên cả nước để đa dạng hóa sự khác biệt các đặc trưng cơ bản về quy mô, trình độ lực lượng lao động…Thời gian khảo sát trong vòng 12 tháng kể từ tháng 01 năm 2015.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:

- Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát.

- Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi- square), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến.

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN


6.1. Những điểm mới của luận án


Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học trong nước thực hiện trước đây thì luận án đã thực hiện được một số điểm mới như sau:

- Thứ nhất, khám phá thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

- Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam bằng các phương pháp định tính và định lượng.

- Thứ ba, từ những khám phá đó tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.


6.2. Các đóng góp khoa học của luận án


Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau:

- Một là, thông qua việc tổng hợp thực tiễn vận dụng KTQT trong các DNNVV tại một số quốc gia và khu vực, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

- Hai là, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp đồng bộ để góp phần làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

- Ba là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng như áp dụng trong thời gian tới tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN


Luận án được thực hiện bao gồm tổng cộng có 154 trang, 09 hình vẽ và 37 bảng biểu minh họa, bổ trợ cho nội dung của bài viết. Xét chi tiết, ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và 09 phụ lục thì luận án được kết cấu thành 5 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị và các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị vào DNNVV.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.


Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Thông qua chương này, tác giả muốn cung cấp đến người đọc một bức tranh tổng quan về quá trình nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như trong nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận án. Từ đó tiến hành xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình và bên cạnh đó, công tác tổng hợp các nghiên cứu trước đó cũng một phần nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của luận án này.


1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Mặc dù các DNNVV đóng vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiên trên thế giới việc nghiên cứu về KTQT tại DNNVV được đánh giá là chưa đầy đủ (Marriott and Marriott, 2000; Mitchell and Reid, 2000). Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV có thể tóm tắt ở một số mảng như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp (DN) nói chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT.

Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) vào năm 1998 đã tóm lược tiến trình phát triển của KTQT qua bốn giai đoạn. Theo đó giai đoạn một (trước những năm 1950) với trọng tâm xác định chi phí và kiểm soát tài chính. Trong giai đoạn này, KTQT chủ yếu liên quan đến các vấn đề nội bộ, đặc biệt là năng lực sản xuất. Và trong nửa đầu thế kỷ 20, việc vận dụng KTQT thịnh hành là sử dụng dự toán và kế toán chi phí. Tuy nhiên việc phổ biến về thông tin chi phí có khuynh hướng bị xem nhẹ, và việc sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định chỉ được khai thác một cách kém cỏi (Aston et al., 1995). Trọng tâm của KTQT trong giai đoạn hai (từ những năm 1950 – 1960) là cung cấp thông tin để phục vụ cho mục địch hoạch định và kiểm soát. IFAC (1998) đã mô tả KTQT trong giai đoạn này là “hoạt động quản trị nhưng trong vai trò của nhân viên”. Thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm, các nhân viên sẽ hỗ trợ cấp trên trực tiếp của mình. Quản trị kiểm soát giai đoạn này hướng đến sản xuất và quản lý nội bộ hơn là hướng về chiến lược và các


vấn đề về môi trường. Giai đoạn này có khuynh hướng là chỉ khi có sự sai lệch giữa kết quả thực tế với kế hoạch kinh doanh đã được lập thì KTQT, với vai trò là một bộ phận của hệ thống quản trị kiểm soát, mới xác định vấn đề và đưa ra hành động ứng phó (Aston et al., 1995). Giai đoạn ba (từ những năm 1970 – 1980) trọng tâm KTQT lại thay đổi sang “giảm sự lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực cho quá trình kinh doanh”. Sự thay đổi này được lý giải là do một phần kết quả từ cuộc suy thoái thế giới những năm thập kỷ 70 và kéo theo sau đó về cú sốc giảm giá dầu và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu trong những năm đầu thập kỷ 80. Sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ đã tác động nhiều mặt của khu vực công nghiệp, cũng như kéo theo sự phát triển về máy tính đã làm thay đổi về bản chất và khối lượng thông tin mà các nhà quản trị có thể truy cập. Thách thức đặt ra đối với các kế toán quản trị viên – với vai trò là người cung cấp hàng đầu các thông tin này – trong giai đoạn này là thông qua các quy trình phân tích và công cụ kỹ thuật quản trị chi phí, làm cách nào đó để đảm bảo việc các thông tin thích hợp luôn có sẵn để hỗ trợ các nhà quản trị cũng như nhân viên ở mọi cấp độ. Giai đoạn bốn (từ những năm 1980 trở về sau) trọng tâm KTQT lại thay đổi qua việc tạo ra các giá trị bằng cách sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực. Điều này đạt được thông qua việc “… sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm nghiên cứu sự hướng tới các giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và sự cải tiến của DN nói chung” (IFAC, 1998).

Tuy nhiên cho đến nay theo Gary Cokin (2013) chúng ta có thể nói đến một giai đoạn mới của KTQT với xu hướng phát triển mạnh từ 2015 trở về sau là kỷ nguyên phân tích dự báo (predictive analytics era). Theo đó dựa trên dữ liệu quá khứ, DN có thể đánh giá và dự báo tầm nhìn chiến lược cũng như các hành động cụ thể, cùng với các kế hoạch chi phí thì DN có thể dễ dàng chuyển đổi các mục tiêu, hành động cụ thể thành những con số để có thể đánh giá hiệu quả và hiệu lực của các quyết định. Và trong kỷ nguyên phân tích dự báo này, Gary Cokin (2013) tổng hợp bảy xu hướng chính của KTQT bao gồm:

+ Mở rộng từ việc phân tích sản phẩm sang phân tích kênh phân phối và tính khả lợi của khách hàng;

+ Sự mở rộng vai trò của KTQT trong việc quản lý hiệu suất DN (EPM – Enterprise performance management);


+ Sự nhấn mạnh về kế toán dự báo;

+ Phân tích kinh doanh được bao hàm trong các phương thức quản lý hiệu suất DN;

+ Cùng tồn tại và hoàn thiện các phương pháp KTQT khác nhau trong DN;

+ Quản trị công nghệ thông tin và chia sẻ dịch vụ;

+ Nhu cầu về kỹ năng cao hơn và năng lực tốt hơn về quản trị chi phí theo hành vi ứng xử.

Sau thập niên 90s, các nghiên cứu nổi bật lên về các điều tra về sự thay đổi của việc vận dụng KTQT (MAPs) trong các DN. Tại các nước Châu Âu, các nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2006) đối với các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong lĩnh vực công nghiệp thức ăn và nước giải khát của Anh Quốc chỉ ra rằng các công cụ kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN quen dùng tiếp tục áp dụng phổ biến, tuy nhiên đồng thời cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến được áp dụng như: các thông tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài chính liên quan đến nhân viên, các phân tích về điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, có rất nhiều các tác giả khác cũng đã tiến hành các nghiên cứu việc vận dụng KTQT tại các DN Châu Âu về rất nhiều các lĩnh vực như chi phí, hoạch định và kiểm soát, hệ thống đo lường và đánh giá cũng như các hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (DSS – decision support system). Vào năm 1996, Bruggeman et al. đã tiến hành điều tra việc vận dụng KTQT tại các DN Bỉ và phát hiện ra rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT vẫn được sử dụng nhưng đồng thời các DN cũng chọn lựa sử dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới như ABC (activity-based costing). Pierce và O‘Dea (1998) khi tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại các DN Ailen đưa ra kết luận rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT như các chỉ tiêu tài chính về đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN vẫn được lựa chọn và chiếm ưu thế, tuy nhiên việc cập nhật các công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như ABC, kế toán chi phí mục tiêu (target costing) … ngày càng được phổ biến. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các công cụ kỹ thuật hiện đại đóng vai trò bổ sung chứ không phải thay thế cho các công cụ kỹ thuật truyền thống. Hyvo¨ nen (2007) khi nghiên cứu về vận dụng KTQT trong các DNSX đã cung cấp các bằng chứng thực tiễn về việc mở rộng chấp nhận vận dụng KTQT trong các DN, sự ghi nhận về những tiện ích khi vận dụng KTQT cũng như những tiềm năng phát triển


trong tương lai. Các kết quả chỉ ra rằng các thước đo tài chính như phân tích lợi nhuận biên sản phẩm, dự toán, kiểm soát chi phí … vẫn còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tương lai, tuy nhiên đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng trong tương lai của các công cụ kỹ thuật đo lường phi tài chính như đo lường sự hài lòng của khách hàng, thái độ của khách hàng …

Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương, theo Scarbrough et al. (1991) thì các nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Nhật chỉ ra rằng các DN tại Nhật không chú trọng phát triển các phương pháp cải tiến cho việc đánh giá chi phí sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho hơn các nước phương Tây. Thay vào đó, các công ty chú trọng nhiều vào sự nỗ lực cải tiến vào phân tích chi phí cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí thông qua các công cụ kỹ thuật KTQT đơn nhất như chi phí mục tiêu và các công cụ kỹ thuật TQC, TPM, JIT, VE và ROS. Việc phát triển công cụ kỹ thuật trong các mảng này dường như rất cẩn trọng khi hội nhập và hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống chiến lược. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự tập trung của các cố gắng về quản trị DN đã trở thành một vấn đề được mô tả và giao tiếp trong mục tiêu và chiến lược toàn DN; nó không phải là một hệ thống phức tạp phản ánh đặc thù riêng của thị trường và quá trình SX. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về các bước phát triển của KTQT từ việc vận dụng các công cụ kỹ thuật truyền thống cho đến các công cụ kỹ thuật của kế toán quản trị chiến lược (SMA) đã chỉ ra rằng cùng với nhu cầu phát triển về quản trị chiến lược, sự liên quan của KTQT đến công tác quản trị chiến lược DN ngày càng được các học giả quan tâm. Là một trong những người tiên phong, Simmonds (1981) đã khái niệm SMA theo hướng KTQT phát triển và hỗ trợ cho quản trị chiến lược, có nghĩa SMA là “… việc cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về một DN và các đối thủ cạnh tranh của nó để sử dụng và kiểm soát chiến lược doanh nghiệp”. Theo đó sự phát triển của SMA để đáp ứng cho nhu cầu quản trị nhằm đạt đến sự thành công và “…đạt được một lợi thế cạnh tranh bền vững”. Sau này ngày càng nhiều học giả tiếp tục phát triển nghiên cứu chuyên sâu của SMA trong ứng dụng và liên kết của kế toán và chiến lược trong thực tiễn (Ahrens and Chapman, 2005, 2007). Simon, trong các loạt nghiên cứu của mình từ những năm 1987, 1990, 1991, 1994 đã truyền bá rằng việc sử dụng các hệ thống kiểm soát quản trị như dự toán có tác động qua lại với các mục đích quản trị; Simon đã chứng minh được mối liên hệ


giữa dự toán và quy trình chiến lược, được gọi là lợi thế cạnh tranh. Các hệ thống kiểm soát quản trị có thể dùng cả chiến lược đã được hoạch định hoặc chiến lược tức thời, điều này phụ thuộc vào các cơ hội hay mối đe dọa mà DN có được (Simon, 1990). Các nhà quản trị sử dụng các hệ thống kiểm soát quản trị trong cả các trường hợp chiến lược thay đổi hoặc bất ổn, nhằm để thích ứng và từ đó tiếp tục tạo ra sự khởi đầu mới (Simon 1991, 1994); và điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Albernethy và Brownell (1999) khi họ chỉ ra rằng có mối quan hệ tương tác giữa việc sử dụng dự toán để quản trị các sự bất ổn bên ngoài. Trên cơ sở đó, Simon đã phác thảo mô hình dự toán chiến lược, đóng một vai trò quan trọng như một kỹ thuật của SMA. Chiến lược ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi DN do sự gia tăng về cạnh tranh cũng như mức độ toàn cầu hoá, và điều này cũng làm cho SMA ngày càng trở nên quan trọng hơn (Dent, 1996; Lord, 1996). Các ý tưởng tổng quan trong SMA được dùng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cũng như phản ứng trước những sự thay đổi của chiến lược toàn cầu. Bản chất của SMA ngày càng linh hoạt và tổng quát hơn tuỳ thuộc vào các hoạt động của tổ chức, cũng như các mô hình và lý thuyết được thiết kế tuỳ thuộc vào phạm vi hoạt động, môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của DN. So với các phương pháp tập quán truyền thống thì SMA hướng về tương lai hơn là so sánh kết quả quá khứ; và bên cạnh đó, điều này còn làm cho KTQT cống hiến nhiều hơn cho chiến lược của DN (Tomkins and Carr, 1996a). Tomkin và Carr đã chỉ ra rằng bên cạnh việc thu thập dữ liệu của các đối thủ cạnh tranh, thì các phương pháp và cách thức phân tích trong nội bộ của DN cũng như vai trò/quy trình kế toán sẽ giúp các nhà quản trị vạch ra các chiến lược tốt hơn (Tomkins and Carr, 1996a, 165). Slagmulder (1997) đã tiến hành việc nghiên cứu lý thuyết nền tảng nhằm mục đích tìm hiểu cách hệ thống kiểm soát quản lý hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư chiến lược và phù hợp với chiến lược của DN. Tác giả đã phát triển một lý thuyết nền về sự thích nghi năng động, phản ứng kịp thời với các thay đổi bên ngoài trong các điều kiện môi trường thay đổi, nhằm thích nghi với chiến lược DN. Trong điều kiện và môi trường toàn cầu hoá, ngày càng gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt thì chính kế toán chi phí và KTQT được hồi sinh, và trở nên hữu dụng cho việc quản trị.

Ở một khía cạnh khác, Bhimani (2002) đã nhận thức được sự thành công của hệ thống KTQT liên quan đến các bối cảnh văn hoá và tác giả nhấn mạnh rằng văn hoá toàn hệ

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí