Khe Hổng Nghiên Cứu Và Định Hướng Nghiên Cứu Của Tác Giả


các DNNVV ở cả các nước đã và đang phát triển. Các khảo sát nghiên cứu không những đã chỉ ra mức độ vận dụng cũng như các công cụ kỹ thuật được sử dụng trong các DNNVV mà bên cạnh đó, bằng các phương pháp định tính và định lượng, cũng đã chỉ ra một số các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT vào DN nói chung và các DNNVV nói riêng.

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Để tồn tại được trong một môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh hết sức gay gắt, các DN Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa việc xây dựng chiến lược và điều hành DN. Trong thực tế, xây dựng thành công được một chiến lược có khoảng cách rất xa với việc điều hành thành công DN, vì việc xây dựng thành công chiến lược không có nghĩa là đảm bảo vận dụng thành công chiến lược. Một tín hiệu đáng mừng là đối với các DN lớn tại Việt Nam, cụ thể là theo khảo sát trong Top 500 DN lớn nhất Việt Nam, đã có đến 68% các DN đã và đang triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật đánh giá, đo lường chiến lược cho DN. Và cũng theo khảo sát của Diễn đàn VNR500 thì có đến 7% DN được khảo sát đã và đang áp dụng thẻ Bảng điểm cân bằng cũng như 36% DN đang có kế hoạch áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược của mình (VNR500, Số 3, 2009).

Tuy nhiên, theo các khảo sát, nghiên cứu về việc áp dụng KTQT vào DN Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng trong một giai đoạn dài từ 1997 cho đến 2010 (Phạm Văn Dược, 1997; Trần Anh Hoa, 2003; Phạm Ngọc Toàn, 2010) thì các DN chưa chú trọng đến việc vận dụng các công cụ kỹ thuật của KTQT vào hoạt động quản lý DN, thậm chí ở một số các DNNVV còn chưa có khái niệm về vận dụng KTQT hoặc chưa có bộ máy KTQT riêng biệt để phục vụ cho nhu cầu quản trị của DN. Sau đó vào năm 2012, Đoàn Ngọc Phi Anh khi tiến hành khảo sát trên 220 các DN Việt Nam với quy mô vừa và lớn đã chỉ ra một số nhân tố như yếu tố cạnh tranh càng cao, phân cấp quản lý càng lớn thì càng khiến cho các DN có xu hướng sử dụng càng nhiều các công cụ của SMA; và khi DN sử dụng càng nhiều công cụ của SMA thì thành quả về cả hai mặt tài chính – phi tài chính đạt được càng cao (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012).

Khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước có đề cập đến KTQT trong DNNVV thì tác giả nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp được một số luận văn thạc sĩ, luận


án tiến sĩ, công trình nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tính chất, nội dung về cơ bản có liên quan đến luận án như sau:

(i) Phạm Văn Dược (1997), ‘Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 159 trang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Luận án của tác giả đã góp phần tổng hợp các quan điểm về KTQT, phương hướng xây dựng nội dung KTQT cũng như phương hướng tổ chức vận dụng KTQTDN. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp cần có để tổ chức vận dụng KTQT trong các DN Việt Nam.

(ii) Phạm Châu Thành (2001), ‘Vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 161 trang.

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 5

Luận án của tác giả đã tổng hợp các lý luận về KTQTcũng như thực trạng công tác KTQT trong các DN thương mại Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các quan điểm cùng những nội dung chủ yếu vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam với các mô hình cụ thể nhằm tạo ra khả năng vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam một cách có hiệu quả.

(iii) Trần Anh Hoa (2003), ‘Xác lập nội dung và vận dụng KTQT vào các DN Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 180 trang.

Luận án của tác giả đã phân tích thực trạng của hệ thống kế toán Việt Nam nhằm chỉ ra những mặt hạn chế về cơ cấu tổ chức hệ thống. Bên cạnh đó tác giả đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của KTQT phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của DN Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp khả thi nhằm vận dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả KTQT vào quản lý các DN Việt Nam.

(iv) Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007), ‘Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 86 trang.

Luận văn của tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về công tác tổ chức kế toán, tiến hành khảo sát và đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán ở các DNNVV. Dựa vào kết quả khảo sát, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp để để hệ thống ngày càng hoàn thiện và góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác kế toán.


(v) Phạm Ngọc Toàn (2010), ‘Xây dựng nội dung và tổ chức KTQT cho các DNNVV ở Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 131 trang.

Luận án của tác giả đã tổng hợp, phân tích, trình bày các nội dung và tổ chức KTQT trong DN, cũng như đã tổng hợp kinh nghiệm nội dung tổ chức KTQT của một số quốc gia ở Châu Á và các nước phát triển khác. Đối với trong nước, tác giả cũng đã khảo sát hiện trạng tình hình tổ chức cũng như nội dung KTQT đang áp dụng trong các DNNVV, từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DNNVV tổ chức tốt KTQT, tăng cường cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý.

(vi) Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện (2014), SMA trong môi trường kinh doanh hiện đại, KTQT trong môi trường kinh doanh hiện đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM.

Bài báo của các tác giả đã tổng hợp lịch sử quá trình phát triển của SMA, khái quát các kỹ thuật của SMA cũng như sự tác động của việcmôi trường kinh doanh thay đổi (quá trình toàn cầu hóa, tính linh hoạt của môi trường kinh doanh) tác động đến hệ thống KTQT. Đối với trong nước, các tác giả cũng đã bước đầu thống kê hiện trạng tình hình chương trình đào tạo về SMA cũng như đưa ra các kiến nghị, định hướng về đào tạo cũng như vận dụng triển khai SMA vào các DN tại Việt Nam.

Phụ lục 1.2: Bảng tóm tắt một số công bố trong nước tiêu biểu nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng

1.2.2. Nhận xét

Tại Việt Nam, qua một quá trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển KTQT tại Việt Nam, các tác giả đã đề xuất các phương hướng về vận dụng và xây dựng KTQT tại các DN Việt Nam. Việc phân tích chi tiết và đưa ra các mô hình KTQT cho mỗi loại hình DN khác nhau về ngành nghề (sản xuất, thương mại), về quy mô (DNNVV, DN lớn) … đã giúp cho việc vận dụng KTQT vào các DN có được hướng đi rõ ràng hơn.

Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn còn thiếu các khảo sát chỉ ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam theo phương pháp định tính và định lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV.


1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1.3.1. Xác định khe hổng nghiên cứu

Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, kết hợp với xu hướng các DN Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều đến việc vận dụng KTQT nhằm có được những công cụ kỹ thuật quản trị tốt hơn để đối phó với sự cạnh tranh trong xu hướng hội nhập toàn cầu, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho DN, tác giả nhận thấy việc vận dụng KTQT cho các DNNVV tại Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho DNNVV tại Việt Nam trong kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề vướng mắc còn lại ở đây là mặc dù tính cấp thiết cao nhưng hiện nay qua các cuộc khảo sát từ trước đến nay tỷ lệ vận dụng KTQT trong DNNVV lại rất thấp, đặc biệt là đối với DN nhỏ và siêu nhỏ.

Hiện nay tại Việt Nam mặc dù đã có những nghiên cứu về việc vận dụng KTQT vào các DNNVV, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với độ tin cậy cao, có tính khách quan về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Thay vào đó, các công trình chỉ mới tập trung vào việc xây dựng định hướng, xây dựng các mô hình vận dụng KTQT cho các loại hình DN khác nhau … trên quan điểm và kinh nghiệm của các tác giả.

1.3.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả

Từ việc xác định khe hổng nghiên cứu nói trên, trên quan điểm kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tiến hành đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT vào các DNNVV tại Việt Nam. Tác giả lần lượt thực hiện các bước nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, khảo sát về thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, khảo sát và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.


Thứ ba, đo lường độ tin cậy và mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

Thứ tư, đưa ra định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



Trong chương này tác giả đã trình bày việc tìm hiểu của mình về những nghiên cứu trước đây đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Từ những nghiên cứu đó, tác giả đã xác định khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở chứng minh tính cấp thiết khi lựa chọn đề tài để tiến hành nghiên cứu trong luận án tiến sĩ. Hai nhóm nội dung cơ bản được đề cập trong chương này là: nêu bật lên những công trình tiêu biểu trước đây đã thực hiện trong và ngoài nước có liên quan đến luận án và, nêu ra những hạn chế trong các nghiên cứu đó cũng như sự cấp thiết đối với việc tiến hành tiếp tục nghiên cứu các nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.


CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO DNNVV


2.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT

2.1.1. Các khái niệm về KTQT

Trong nghiên cứu của mình vào năm 1991, Scapens nhấn mạnh rằng cho đến nay, không có một khái niệm nào về KTQT được toàn bộ các trường phái chấp nhận rộng rãi, xuất phát từ lý do là một số các khái niệm thì quá chung chung không phù hợp với một cấu trúc cụ thể nào, số còn lại thì lại quá hẹp chỉ chuyên về một vài mảng hoạt động, một vài khía cạnh của KTQT (Scapens, 1991). Tuy nhiên hầu hết các cuộc cách mạng về sự thay đổi khái niệm KTQT có thể phát triển dựa trên ba trường phái chính; đó là việc phát triển từ các khái niệm của Viện KTQT Hoa Kỳ (IMA), Viện điều lệ KTQT (CIMA) và Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC).

Vào năm 1981, IMA đưa ra khái niệm đầu tiên của mình về KTQT dựa trên sự phản ánh về nhu cầu thay đổi của DN đối với thông tin kế toán; theo đó “…. KTQT là một quá trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt các thông tin tài chính bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường và kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm. KTQT cũng bao gồm việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng không thuộc nhà quản lý như cổ đông, chủ nợ, các cơ quan thuế …” (IMA, 1981, 1). Tuy nhiên gần đây nhất vào 2008, IMA đưa ra khái niệm về công việc của KTQT là: “… một công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến lược của tổ chức” (Atkinson et al, 2012, 4). Sự thay đổi về mặt khái niệm KTQT của IMA phản ánh xu hướng thay đổi vai trò của KTQT ngày càng thể hiện vai trò là một nhân tố của chiến lược kinh doanh nhằm giúp DN quản trị hiệu suất DN, lập kế hoạch và dự toán, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, lập báo cáo tài chính ở những thời điểm có sự thay đổi lớn, và thể hiện vai trò chuyên gia trong các phương pháp quản trị chi phí (IMA, 2008).


Còn theo CIMA (CIMA, 1986, 10) thì đưa ra khái niệm về KTQT như là việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm các mục đích: tạo lập các chính sách, hoạch định và kiểm soát các hoạt động của DN, ra quyết định dựa trên các lựa chọn khác nhau, việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng bên ngoài như cổ đông, chủ nợ, các cơ quan thuế… Những thông tin này phải đảm bảo những hiệu quả sau:

(i) Tạo lập các kế hoạch dài hạn để đảm bảo các mục tiêu dài hạn;

(ii) Tạo lập các kế hoạch hành động ngắn hạn như lập dự toán, kế hoạch lợi nhuận;

(iii) Ghi chép các hoạt động thực tế của DN bao gồm kế toán tài chính và kế toán chi phí;

(iv) Kiểm soát tài chính với những hành động hiệu chỉnh để đảm bảo các hoạt động thực tiễn trong tương lai đi đúng hướng;

(vi) Đạt được mục tiêu và kiểm soát tài chính;

(vii) Rà soát lại và báo cáo các hoạt động của hệ thống như kiểm toán nội bộ, kiểm toán quản trị.

Sau này trong quá trình hiệu chỉnh lại các thuật ngữ KTQT (CIMA, 2005, 18) thì vai trò của KTQT đã có nhiều bước tiến và thể hiện một vai trò rộng hơn. Nó được khái niệm lại như là việc áp dụng các nguyên lý kế toán và quản trị tài chính nhằm tạo ra, bảo vệ, duy trì lâu dài và gia tăng giá trị của cổ động và các bên có liên quan trong các DN hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, trong khu vực tư nhân hay khu vực công. Theo đó, CIMA đã khái niệm lại KTQT một cách chi tiết hơn, nhấn mạnh rằng KTQT là một phần quan trọng của quá trình quản trị trong đó bao gồm việc nhận diện, tạo ra, trình bày, diễn giải các thông tin thích hợp nhằm:

(i) Thông tin về các quyết định chiến lược và tạo lập chiến lược kinh doanh;

(ii) Lập kế hoạch dài hạn, trung và ngắn hạn cho các hoạt động DN;

(iii) Xác định cấu trúc của nguồn vốn và quỹ mà nguồn vốn dùng để cấu trúc;

(iv) Xác định các phần thưởng chiến lược cho các thành viên quản trị và các bên có liên quan;

(v) Thông tin về các quyết định hoạt động;

(vi) Kiểm soát hoạt động và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực;

(vii) Đo lường và báo cáo các hiệu quả tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022