Kết Quả Điều Chỉnh Thang Đo Sau Khi Khảo Sát Thử Và Phỏng Vấn Chuyên Gia


thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc là tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long, các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS và GS. “Để ước lượng các tham số trong mô hình, các nhân tố được tính toán bằng tổng các biến đo lường các biến QS đó” (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trước khi tiến hành phân tích mô hình hồi quy, tác giả sẽ kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm xác định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình và kiểm tra tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Sau khi phân tích hồi quy bội bằng SPSS 20.0, tác giả sẽ dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để kết luận về sự phù hợp của mô hình. Hệ số R2 hiệu chỉnh cho biết mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, hệ số này biến thiên từ 0 đến 1. Khi R2 hiệu chỉnh bằng 0 thì các biến độc lập coi như không giải thích được gì cho biến phụ thuộc, khi R2 hiệu chỉnh bằng 1 thì toàn bộ (100%) biến thiên của biến phụ thuộc được sẽ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

Để kết quả phân tích từ mô hình hồi qui có ý nghĩa thì một số giả định cần phải được đảm bảo, bao gồm: giả định về quan hệ tuyến tính, giả định phương sai các sai số không đổi, giả định về phân phối chuẩn của phần dư và giả định không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Đối với giả định về quan hệ tuyến tính và giả định phương sai các sai số không đổi, tác giả dựa vào đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa. Đối với giả định về phân phối chuẩn của phần dư, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram của các phần dư chuẩn hóa. Đối với giả định không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số được dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor), nếu VIF < 2.0, thì có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này, tác giả trình bày quy trình NC để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu NC đã đề ra và tác giả cũng xác định rõ phương pháp NC được sử dụng là phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên các NC trước có liên quan và cơ sở lý thuyết trình bày ở các chương trước, tác giả đã xây dựng mô hình NC, giả thuyết NC và xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình


NC (bao gồm: 5 biến độc lập là 5 nhân tố thuộc thành phần của KSNB là MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS, GS và 1 biến phụ thuộc là tính HH của HĐKD tại các NHTM). Đồng thời, trong chương này tác giả cũng đã trình bày cách xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp kiểm định.


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Để thu thập đủ số mẫu cho NC, tác giả đã thực hiện 250 bảng khảo sát thông qua gửi trực tiếp, gửi mail và công cụ Google Docs trên Internet cho các đối tượng như là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, …. và các nhân viên của các NHTM đang hoạt động tại tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, tác giả chỉ thu về được 217 mẫu, trong đó có 8 mẫu không hợp lệ do không đầy đủ thông tin hoặc bỏ nhiều ô trống. Vì vậy, số lượng mẫu hợp lệ của NC là 209 mẫu (tham khảo ở Phụ lục 4) thuộc 19 NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (tham khảo Phụ lục 3).

Bảng 4.1. Bảng thống kê mẫu về vị trí công tác


STT

VỊ TRÍ CÔNG TÁC

SỐ LƯỢNG MẪU

TỶ LỆ

1.

Giám đốc

8

3,8%

2.

Phó Giám đốc

8

3,8%

3.

Trưởng phòng

15

7,2%

4.

Phó trưởng phòng

9

4,3%

5.

Kiểm soát viên

13

6,2%

6.

Giao dịch viên

83

39,7%

7.

Nhân viên tín dụng

65

31,1%

8.

Chuyên viên điện toán

4

1,9%

9.

Chuyên viên GS

1

0,5%

10.

Chuyên viên phân tích tín dụng

1

0,5%

11.

Chuyên viên pháp lý chứng từ

1

0,5%

12.

Chuyên viên xử lý nợ

1

0,5%


TỔNG CỘNG

209

100,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 6

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 4.2. Bảng thống kê mẫu về đơn vị công tác


STT

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

SỐ LƯỢNG MẪU

TỶ LỆ

1.

Vietinbank Vĩnh Long

36

17,2%

2.

ACB Vĩnh Long

23

11,0%

3.

Agribank Vĩnh Long

22

10,5%

4.

OCB Vĩnh Long

21

10,0%

5.

Sacombank Vĩnh Long

21

10,0%

6.

BIDV Vĩnh Long

18

8,6%

7.

HDBank Vĩnh Long

12

5,7%

8.

ABBank Vĩnh Long

9

4,3%

9.

LienVietPostBank Vĩnh Long

8

3,8%

10.

MB Vĩnh Long

7

3,3%

11.

PVcomBank Vĩnh Long

5

2,4%

12.

Vietcombank Vĩnh Long

4

1,9%

13.

DongA Bank Vĩnh Long

4

1,9%

14.

Techcombank Vĩnh Long

4

1,9%

15.

KienLongBank Vĩnh Long

4

1,9%

16.

VPBank Vĩnh Long

3

1,4%

17.

CBBank Vĩnh Long

3

1,4%

18.

NCB Vĩnh Long

3

1,4%

19.

SCB Vĩnh Long

2

1,0%


TỔNG CỘNG

209

100,0%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Như trình bày trong chương 3, phương pháp chọn mẫu trong NC này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp phát triển mầm nên việc thu thập mẫu dựa vào các tiêu chí như đơn vị công tác và vị trí công tác không đồng đều. Bảng

4.1 cho thấy, số lượng mẫu thu được với vị trí công tác là giao dịch viên và nhân viên tín dụng chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt là 39,7% và 31,1% trên tổng số mẫu thu được, vì số lượng giao dịch viên và nhân viên tín dụng trong một NH là rất nhiều nên đây là đối tượng chủ yếu mà tác giả có thể tiếp cận được trong quá trình thu thập dữ liệu. Dựa vào bảng 4.2, cũng cho thấy rằng các đối tượng để tiến hành khảo


sát công tác tại 19 NHTM, tuy nhiên số lượng mẫu chỉ tập trung vào những NHTM lớn, vì ngoài mối quan hệ của tác giả để có thể phát triển mẫu thì đó là những NHTM có mạng lưới Chi nhánh và Phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, ví dụ như: Agribank với 37 Chi nhánh và Phòng giao dịch, Vietinbank với 12 Chi nhánh và Phòng giao dịch, Sacombank và BIDV với 5 Chi nhánh và Phòng giao dịch,…

4.1.2. Kết quả điều chỉnh thang đo sau khi khảo sát thử và phỏng vấn chuyên gia

Trong chương 3, đầu tiên tác giả sử dụng 5 thành phần và 17 nguyên tắc của KSNB của Báo cáo COSO 2013, nhưng tác giả đã có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của các NHTM để xây dựng thang đo của mình (vì báo cáo COSO sử dụng chung cho mọi tổ chức nên có những nội dung không phù hợp với NHTM). Vì vậy, để thực hiện NC của mình, tác giả cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và thực hiện NC sơ bộ để xác định các biến đo lường cho phù hợp với mô hình NC. Sau khi khảo sát thử và phỏng vấn chuyên gia (tham khảo Phụ lục 2) thì các thang đo được điều chỉnh như sau:

4.1.2.1. Thang đo nhân tố MTKS

Đối với thang đo của nhân tố MTKS, tác giả đã đề xuất 7 biến QS: (1) Ban lãnh đạo NH luôn đề cao vai trò của đạo đức trong nội bộ đơn vị, (2) Lãnh đạo và nhân viên thực hiện tốt chuẩn mực về đạo đức của NH, (3) Mục tiêu đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc bộ phận trong NH có thực tế và có thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại, (4) NH luôn cố gắng tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn và kỹ thuật tốt, (5) Trong NH có sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận và nhân viên rõ ràng, (6) Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng GS việc thiết kế và vận hành HTKSNB, (7) NH có chính sách nhân sự tốt. Tuy nhiên, sau khi thảo luận nhóm thì nhận thấy rằng biến QS thứ 2 nên chỉnh sửa lại cho phù hợp thực tế hơn, đề nghị chỉnh sửa thành “Lãnh đạo có biện pháp khuyến khích mọi nhân viên tuân thủ các quy định đạo đức của ngành NH”. Đồng thời nhóm thảo luận cũng đề nghị cần làm rõ nội dung của biến QS thứ


7 hơn, phải cụ thể hơn là chính sách nhân sự là chính sách gì về nhân sự, nhóm thảo luận cũng đã đề xuất nên trình bày cụ thể là “chính sách lương và khen thưởng cho nhân viên phù hợp với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên”. Các biến QS còn lại đã nhận được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong nhóm thảo luận.

Kết quả sau thảo luận thì thang đo của nhân tố MTKS được điều chỉnh gồm có 7 biến QS với nội dung như sau:

Bảng 4.3. Các biến QS đo lường nhân tố MTKS


Biến QS

MT1

Ban lãnh đạo NH luôn đề cao vai trò của đạo đức trong nội bộ đơn vị.

MT2

Lãnh đạo có biện pháp khuyến khích mọi nhân viên tuân thủ các quy

định đạo đức của ngành NH.

MT3

Mục tiêu đặt ra cho mỗi cá nhân hoặc bộ phận trong NH có thực tế và

có thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại.

MT4

NH luôn cố gắng tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn và

năng lực tốt.

MT5

Trong NH có sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận

và nhân viên rõ ràng.

MT6

Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm

chức năng GS việc thiết kế và vận hành HTKSNB

MT7

NH có chính sách lương và khen thưởng cho nhân viên phù hợp với kết

quả hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.1.2.2. Thang đo nhân tố ĐGRR

Đối với thang đo của nhân tố ĐGRR thì được tác giả đề xuất 6 biến QS như sau: (1) Các mục tiêu trong NH được xác định rõ ràng, (2) NH có xây dựng cơ chế để nhận diện rủi ro, (3) NH thường xuyên ĐGRR đe dọa việc đạt được mục tiêu để điều chỉnh các HĐKS phù hợp, (4) Quy trình nghiệp vụ trong NH được kiểm soát


chặt chẽ bởi bộ phận KSNB, (5) Ban lãnh đạo phát hiện kịp thời các rủi ro trong NH, (6) Ban lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro. Trong cuộc thảo luận nhóm thì đa số các thành viên đồng tình cao với các nội dung của 6 biến QS này, chỉ có đề nghị chỉnh sửa từ ngữ của biến QS số 4 cho phù hợp hơn và diễn đạt cho rõ ý hơn, cụ thể nên chỉnh sửa là “NH luôn điều chỉnh quy trình nghiệp vụ đối với các rủi ro mới phát sinh trong NH và luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi bộ phận KSNB”, vì trong hệ thống NH các nghiệp vụ đã phát sinh thì đã có các quy trình nghiệp vụ rõ ràng và luôn được kiểm soát bởi bộ phận KSNB nên chỉ cần bổ sung là điều chỉnh quy trình khi có rủi ro mới phát sinh.

Kết quả sau khi thảo luận thì thang đo của nhân tố ĐGRR được điều chỉnh có 6 biến QS với nội dung như sau:

Bảng 4.4. Các biến QS đo lường nhân tố ĐGRR


Biến QS

RR1

Các mục tiêu trong NH được xác định rõ ràng.

RR2

NH có xây dựng cơ chế để nhận diện rủi ro.

RR3

NH thường xuyên ĐGRR đe dọa việc đạt được mục tiêu để điều chỉnh các

HĐKS phù hợp.

RR4

NH luôn điều chỉnh quy trình nghiệp vụ đối với các rủi ro mới phát sinh

trong NH và luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi bộ phận KSNB.

RR5

Ban lãnh đạo phát hiện kịp thời các rủi ro trong NH.

RR6

Ban lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.1.2.3. Thang đo nhân tố TT & TT

Đối với thang đo của nhân tố TT & TT được đề xuất gồm 6 biến QS như sau: (1) Thông tin được cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng, (2) Thông tin được cập nhật liên tục, (3) Nhân viên tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, (4) NH tiếp nhận kịp thời và ghi nhận đầy đủ thông tin từ bên


ngoài, (5) Ban lãnh đạo quan tâm đến sự phát triển của hệ thống thông tin trong đơn vị, (6) Các bộ phận trong NH có sự trao đổi những thông tin cần thiết đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời. Các thành viên thảo luận đã thống nhất đưa thêm 2 biến QS cho nhân tố hệ thống TT & TT đầy đủ nội dung hơn đó là “Thông tin được cung cấp kịp thời cho các đối tượng bên ngoài” và “Ban lãnh đạo tiếp nhận đầy đủ và kịp thời thông tin từ nhân viên” đề đảm dảo rằng việc truyền và nhận thông tin phải từ tất cả các phía từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Đồng thời, các thành viên của nhóm thảo luận cũng đề nghị chỉnh sửa cho các nội dung về hệ thống TT & TT cho phù hợp, đầy đủ ý nghĩa và đúng thực tế hơn, cụ thể: biến QS thứ 1 nên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh câu là “thông tin được cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng để hoàn thành công việc của mình” và biến QS thứ 5 cũng điều chỉnh thành “Ban lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ hệ thống thông tin trong đơn vị, tránh xâm nhập bất hợp pháp”.

Kết quả sau khi thảo luận thì thang đo của nhân tố TT & TT được điều chỉnh có 8 biến QS như sau:

Bảng 4.5. Các biến QS đo lường nhân tố TT & TT


Biến QS

TT1

Thông tin được cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng

để hoàn thành công việc của mình.

TT2

Thông tin được cập nhật liên tục.

TT3

Thông tin được cung cấp kịp thời cho các đối tượng bên ngoài.

TT4

Nhân viên tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên.

TT5

Ban lãnh đạo tiếp nhận đầy đủ và kịp thời thông tin từ nhân viên.

TT6

NH tiếp nhận kịp thời và ghi nhận đầy đủ thông tin từ bên ngoài.

TT7

Ban lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ hệ thống thông tin trong đơn vị, tránh

xâm nhập bất hợp pháp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023