Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 4


đã qua đào tạo thì nhận thức của người lao động được nâng cao, từ đó khi trở thành nhân viên của các NHTM thì việc thực hiện các chính sách, quy định và thủ tục kiểm soát trong HTKSNB của NH sẽ tốt hơn và dễ dàng hơn.

Với những đặc điểm của tỉnh Vĩnh Long như trên, câu hỏi được đặt ra là các nhân tố nào của HTKSNB ảnh hưởng đến tính HH của HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long. Các nhân tố này có tương tự như các NC trước hay không. Kết quả NC giúp các NHTM Vĩnh Long hoàn thiện HTKSNB của mình để nâng cao HQHĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về các NC trên thế giới và tại Việt Nam về HTKSNB, tính HH và các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HTKSNB. Trên thế giới, nhiều NC đã tiến hành kiểm định tính HH của HTKSNB (được đo lường bởi việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính và tuân thủ pháp luật hiện hành) thông qua các thành phần của KSNB (MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT & TT, GS). Tại Việt Nam, những NC về HTKSNB chủ yếu đánh giá thực trạng của HTKSNB theo khuôn mẫu COSO và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB; NC kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HTKSNB trong lĩnh vực NH chỉ có NC của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) và Võ Thị Hồng Vi (2017).

Trên cơ sở các NC trước, tác giả đã xác định khe hổng NC, từ đó làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề cần NC và định hướng NC cho đề tài mà tác giả NC để hoàn thành luận văn của mình.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về HTKSNB

2.1.1. Khái niệm về KSNB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Trên thế giới có nhiều khái niệm về KSNB, mỗi khái niệm đứng trên các khía cạnh khác nhau. Theo Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) “HTKSNB là hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy HQHĐ và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra” (Vu, H. T., 2016).

Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 định nghĩa: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Các nhân tố kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại tại tỉnh Vĩnh Long - 4

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (2012) định nghĩa, : “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

Theo báo cáo COSO 2013, “KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt các mục tiêu: hoạt động HH và hiệu quả, báo cáo đáng tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ”.

COSO 2013 nhấn mạnh 4 nội dung quan trọng của KSNB bao gồm:

- KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi các hoạt động có mối liên hệ với nhau, hiện diện ở mọi bộ phận, mọi hoạt động của tổ chức. Các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và GS.

- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Con người trong KSNB này bao gồm nhà quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, tất cả mọi người đều tham gia vào hoạt động KSNB. Con người thiết lập ra các mục tiêu, xây


dựng các chính sách, thủ tục và vận hành KSNB để đạt các mục tiêu. Tuy nhiên, mỗi con người tham gia vào hoạt động KSNB có khả năng, kiền thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau nên từng thành viên trong đơn vị phải hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình để HTKSNB thực sự HH.

- KSNB đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ đảm bảo một cách hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu, không phải là một sự đảm bảo tuyệt đối vì mọi HTKSNB cũng có những hạn chế tiềm tàng liên quan đến những sai sót của con người, sự thông đồng, sự lạm quyền của nhà quản lý hay ảnh hưởng của những sự kiện xảy ra từ bên ngoài.

- Các mục tiêu: KSNB được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị, bao gồm 3 mục tiêu về hoạt động, báo cáo, và tuân thủ.

Trong các định nghĩa nói trên, định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất hiện nay là định nghĩa của báo cáo COSO. Do vậy, trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa của báo cáo COSO là định nghĩa chính thức.

2.1.2. Mục tiêu của KSNB

Theo COSO 2013, KSNB phải đảm bảo 3 mục tiêu mà một tổ chức hướng đến, đó là mục tiêu hoạt động, mục tiêu về báo cáo và mục tiêu tuân thủ.

Mục tiêu hoạt động: nhấn mạnh đến sự HH và HQ của việc sử dụng các nguồn lực. Với mục tiêu này, KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng HQ nguồn lực, thực hiện các chiến lược kinh doanh,…

Mục tiêu báo cáo: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà đơn vị cung cấp. KSNB phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy các thông tin trên báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

Mục tiêu sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. KSNB phải đảm bảo cho các thành viên của đơn vị chấp hành các quy định của luật pháp cũng như tuân thủ các chính sách, quy định của đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị.


2.2. Tính HH

Theo từ điển tiếng Việt (2000) thì “HH có nghĩa là có hiệu lực”. Như vậy, tính HH được xem là mức độ hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động của đơn vị để đáp ứng được mục tiêu.

Theo Báo cáo COSO 2013, HTKSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định) nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 3 tiêu chí sau đây:

“- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào.

- Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.”

Ba tiêu chí trên của COSO tương ứng với 3 mục tiêu là mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ.

Tuy nhiên, luận văn này chỉ NC tính HH của mục tiêu hoạt động của NHTM, không NC các mục tiêu khác.

Mục tiêu hoạt động chung của các đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu là tăng doanh thu và lợi nhuận. Các NHTM cũng có những mục tiêu hoạt động tương tự như trên. Tuy nhiên, với lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động thường gặp rủi ro cao do có thể không thu hồi được vốn gốc và lãi, tức nếu không kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu có khả năng ngày càng nhiều. Vì vậy, ngoài mục tiêu chung giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác thì các NHTM còn có thêm mục tiêu cho hoạt động của mình là giảm nợ xấu.

Trong NC này, tác giả đã sử dụng các tiêu chí để đánh giá tính HH trong HĐKD tại các NHTM tại tỉnh Vĩnh Long là: NH đạt được mục tiêu doanh thu theo kế hoạch đã đề ra, NH kinh doanh có HQ, giảm thiểu và kiểm soát được nợ xấu.

2.3. Các nhân tố cấu thành HTKSNB

Theo Báo cáo COSO 2013 cũng như kết quả NC trước (A. Amudo và E. L. Inanga (2009), Sultana và Haque (2011), N. K. Douglas (2011), Gamage và cộng sự (2014), O. Bubilek (2017)) đều cho thấy 5 nhân tố cấu thành HTKSNB bao gồm: MTKS, ĐGRR, TT & TT, HĐKS và GS. Trong NC này, tác giả đặt cũng kế


thừa các NC trên, sử dụng 5 nhân tố của KSNB để đưa ra 5 giả thuyết nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính HH của HTKSNB, trong đó chủ yếu là sử dụng báo cáo COSO 2013.

Dưới đây là các nhân tố cấu thành KSNB theo COSO 2013:

2.3.1. Môi trường kiểm soát

MTKS là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. MTKS là nền tảng cho yếu tố còn lại của HTKSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp.” (COSO, 2013).

MTKS bao gồm “tính chính trực và các giá trị đạo đức”; “bộ quy tắc chỉ dẫn cho phép hội đồng quản trị thực hiện trách nhiệm GS của mình”; “cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm”; “đảm bảo nhân lực nhân viên”; “chính sách nhân sự” (COSO, 2013). MTKS không chỉ ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh và các mục tiêu của đơn vị mà còn ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của HTKSNB.

Nhân tố MTKS có 05 nguyên tắc bao gồm các nguyên tắc từ 01 đến 05. Cụ

thể:


- “Nguyên tắc 1: đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.”

- “Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ được sự độc lập với nhà

quản lý và đảm nhiệm chức năng GS việc thiết kế và vận hành KSNB.”

- “Nguyên tắc 3: người quản lý dưới sự GS của Hội đồng quản trị phải thiết lập cơ cấu tổ chức, trách nhiệm báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn để hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.”

- “Nguyên tắc 4: đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết trong việc thu hút, phát triển nguồn nhân lực và duy trì việc sử dụng nhân viên đảm bảo năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị.”

- “Nguyên tắc 5: đơn vị cần yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của đơn vị.” (COSO, 2013).


2.3.2. Đánh giá rủi ro

Quy trình ĐGRR giúp đơn vị nhận diện và phân tích các rủi ro đối với quá trình thực hiện các mục tiêu để ra của đơn vị để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm soát, đây được xem là yếu tố then chốt giúp phát huy tính HH và HQ của HTKSNB. Các bước để thực hiện quy trình này như sau: xác định mục tiêu, nhận diện rủi ro, phân tích và ĐGRR, quản trị sự thay đổi.

Nhân tố ĐGRR bao gồm 04 nguyên tắc, cụ thể là:

“- Nguyên tắc 6: đơn vị phải thiết lập đầy đủ và rõ ràng các mục tiêu để có thể giúp cho việc nhận dạng và đánh giá các rủi ro liên quan đến việc thực hiện từng mục tiêu của đơn vị.

- Nguyên tắc 7: đơn vị phải nhận dạng các rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của mình và phân tích rủi ro để làm cơ sở cho việc quản trị rủi ro.

- Nguyên tắc 8: đơn vị cần xem xét các gian lận tiềm tàng khi đánh giá các rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu.

- Nguyên tắc 9: đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng quan trọng đến HTKSNB." (COSO, 2013).

2.3.3. Hoạt động kiểm soát

HĐKS được thực hiện ở tất cả các cấp của một đơn vị và ở tất cả ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình kinh doanh. HĐKS có thể được chia thành 2 loại là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện, HĐKS bao gồm hàng loạt các hoạt động thủ công và tự động như phân quyền và phê duyệt, xác minh, đối chiếu và đánh giá kết quả kinh doanh. Phân công phân nhiệm là một đặc trưng trong việc lựa chọn và thiết lập những HĐKS.

Nhân tố HĐKS bao gồm 03 nguyên tắc cụ thể là:

“- Nguyên tắc 10: đơn vị phải lựa chọn và thiết lập các HĐKS nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu ở mức độ có thể chấp nhận được.

- Nguyên tắc 11: đơn vị phải lựa chọn và thiết lập các HĐKS chung về công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu.


- Nguyên tắc 12: đơn vị phải triển khai các HĐKS dựa trên việc thiết lập các chính sách và xây dựng các thủ tục.” (COSO, 2013)

2.3.4. Thông tin và truyền thông

Hệ thống TT & TT bao gồm tất cả các thông tin giúp cho việc ra quyết định và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong đơn vị và các cá nhân có liên quan bên ngoài đơn vị. Thông tin được thu thập, xử lý và truyền tin cho cả bên trong và bên ngoài. Thông tin bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, thông tin về hoạt động thường xuyên và không thường xuyên để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của KSNB. Truyền thông là cách thức trao đổi thông tin giữa các bộ phận bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị. Truyền thông có thể được chia thành 2 loại là truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài. Truyền thông nội bộ là phương tiện để thông tin được phổ biến trong phạm vi toàn đơn vị, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Truyền thông bên ngoài được thực hiện theo 2 hướng: truyền thông tin từ bên ngoài vào đơn vị và cung cấp thông tin của đơn vị cho các đối tượng ở bên ngoài.

Nhân tố TT & TT có 03 nguyên tắc liên quan, cụ thể là:

“- Nguyên tắc 13: đơn vị phải thu thập hoặc tạo ra và sử dụng các thông tin phù hợp, có chất lượng nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng của KSNB.

- Nguyên tắc 14: đơn vị phải truyền những thông tin cần thiết trong nội bộ đơn vị, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng của KSNB.

- Nguyên tắc 15: đơn vị phải truyền những thông tin cho các đối tượng bên ngoài liên quan đến các vấn đề có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của KSNB.” (COSO, 2013).

2.3.5. Giám sát

Hoạt động GS nhằm đảm bảo HTKSNB luôn hoạt động HH, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết và có biện pháp khắc phục sớm nhất có thể. GS có thể chia thành 2 loại là GS thường xuyên và GS định kỳ. GS thường xuyên được thực hiện cùng với các hoạt động hàng ngày từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và kiểm tra. GS định kỳ thường thực hiện theo mốc thời gian nhất định như các chương


trình đánh giá nội bộ định kỳ, các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập thực hiện; hoặc khi có trường hợp đặc biệt như thay đổi nhà quản lý cấp cao, tái cấu trúc,... Các hoạt động GS là cơ sở chủ yếu cho việc nâng cao tính HH của HTKSNB.

Nhân tố GS có 02 nguyên tắc liên quan cụ thể:

“- Nguyên tắc 16: đơn vị phải lựa chọn, thiết lập và thực hiện đánh giá thường xuyên và/hoặc định kỳ nhằm đảm bảo các thành phần của KSNB là hiện hữu và đang thực hiện đúng chức năng.

- Nguyên tắc 17: đơn vị phải đánh giá và công bố kịp thời những điểm yếu của KSNB cho các đối tượng có trách nhiệm như: nhà quản lý cấp cao, Hội đồng quản trị và các đối tượng khác có liên quan để tìm hướng khắc phục.” (COSO, 2013).

2.4. Tổng quan về NHTM

2.4.1. Khái niệm

Theo Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”

2.4.2. Bản chất

Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là một tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng.

Thứ hai, hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các NHTM phải có vốn, phải tự chủ về tài chính; đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mặt khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023