Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng


Sau khi làm rõ tính cấp thiết của đề tài, chương 1 trình bày các vấn đề tổng quát về luận án, như: các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi cần trả lời để đạt được mục tiêu đó, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức thiết kế nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu toàn văn của luận án.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng

đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Đầu tiên, về cơ sở lý luận, chương 2 đề cập đến những vấn đề cơ bản về kiểm toán nội bộ như lịch sử hình thành, định nghĩa, đặc điểm, vai trò, quy trình, điều lệ của kiểm toán nội bộ, khái niệm, cách thức đo lường, đánh giá tính hiệu lực và các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Đồng thời, chương này trình bày một số mô hình đo lường tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ. Cuối cùng, từ cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu trên, tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.

Chương 3. Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB

Trong chương 3, nghiên cứu sinh xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó, đưa ra phương pháp nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 4. Thực trạng về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTM Việt Nam

Sau khi xem xét tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của KTNB tại các NHTM và cơ sở pháp lý của hoạt động KTNB, chương 4 của luận án trình bày thực trạng tính hiệu lực kiểm toán nội bộ. Bằng cách sử dụng phiếu khảo sát, luận án thu thập dữ liệu từ nguồn nhân lực làm việc trực tiếp trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Với bộ dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ và tiến hành kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.

Chương 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Từ kết quả khảo sát và mô hình hồi quy trên, chương 5 thảo luận kết quả nghiên cứu, tìm ra các nhân tố có tác động mạnh tới tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại, các nhân tố đó đã hoạt động tốt chưa, các hạn chế đang gặp


Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

phải, nhằm rút ra kết luận, đưa ra đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 5 cũng là chương kết của luận án, ngoài đề xuất, khuyến nghị, chương 5 chỉ ra những đóng góp mới của luận án cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn, cũng như những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu tổng quan chung về luận án. Đầu tiên, chương 1 làm rõ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ tầm quan trọng của chức năng Kiểm toán nội bộ đối với sự an toàn và phát triển của ngân hàng thương mại trong môi trường kinh doanh biến động khó lường và khoảng trống từ chuỗi nghiên cứu trong lịch sử, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu về tính hiệu lực và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề tài luận án của mình. Mục tiêu nghiên cứu được đặt ra và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu, làm căn cứ cho các chương sau sẽ đi vào giải quyết vấn đề nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra.

Chương 1 chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu thực hiện xuyên suốt đề tài. Nghiên cứu tập trung vào 35 Ngân hàng thương mại Việt Nam, áp dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, đề xuất mô hình cấu trúc (SEM) sẽ thực hiện ở những phần sau.

Nội dung mô tả về kết cấu của luận án được nghiên cứu sinh trình bày ở phần cuối của chương 1 giúp việc theo dõi luận án được rõ ràng liền mạch.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

2.1. Những vấn đề cơ bản về KTNB

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB

Kiểm toán nội bộ đã xuất hiện và phát triển từ thời kỳ cổ đại. Song, tại thời điểm đó, kiểm toán nội bộ chỉ được nhìn nhận như hoạt động kiểm soát sơ khai ban đầu của doanh nghiệp. Đến những năm 1930, kiểm toán nội bộ bắt đầu phát triển và tập trung vào việc kiểm tra sổ sách kế toán, tìm ra các sai sót tài chính bất thường và trợ giúp cho kiểm toán viên độc lập.

Sau cuộc khủng hoảng về các vụ bê bối tài chính gian lận của các tập đoàn lớn trên thế giới và để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, tại Hoa Kỳ đã thành lập Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Ủy ban này yêu cầu báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp khi niêm yết trên thị trường chứng khoán phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Yêu cầu này cũng thúc đẩy các công ty thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ cho các công việc của kiểm toán viên độc lập. Tuy nhiên, năm 1942 là một bước ngoặt quan trọng đối với kiểm toán nội bộ: Viện kiểm toán nội bộ (IIA) đã được thành lập tại New York. IIA được thành lập bởi những kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp có tổ chức hoạt động và hướng tới chia sẻ kiến thức nghề nghiệp chuyên môn. Ngoài ra, với việc ban hành Đạo luật Sarbanes-Oxley vào năm 2002 sau cuộc khủng hoảng về gian lận tài chính, chức năng và vị trí của kiểm toán nội bộ đã được công nhận và nâng tầm trong các doanh nghiệp. Kiểm toán viên nội bộ không chỉ quan tâm đến việc đánh giá tính trung thực thông tin tài chính và tuân thủ về pháp luật của doanh nghiệp, mà còn thực hiện việc mở rộng phạm vi xác minh cho các thông tin phi tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng thông qua đánh giá và nâng cao tính quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Tính từ thời điểm Viện KTNB quốc tế IIA ra đời, hoạt động KTNB đã từng bước hoàn thiện về vai trò, bản chất cũng như phương pháp kiểm toán.

KTNB phát triển qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn kiểm toán tuân thủ (truyền thống): Nội dung kiểm toán chú trọng vào các hoạt động tài chính, chủ yếu mang tính tuân thủ và rà soát một số lượng rất lớn các giao dịch. Cụ thể: Từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1950: KTNB thực hiện chức năng kiểm tra tài khoản kế toán. Đến đầu những năm 1960: bên cạnh việc kiểm tra sổ


sách, tài khoản kế toán, KTNB thực hiện chức năng kiểm tra tính tuân thủ, và đến đầu những năm 1970, KTNB thực hiện đánh giá các quy trình hoạt động của công ty.

- Giai đoạn kiểm toán dựa theo phương pháp tiếp cận hệ thống: Thay vì việc chú trọng vào các địa điểm, giao dịch riêng rẽ, thì KTNB tiếp cận theo các chu trình và hệ thống trong toàn bộ tổ chức. Đến những năm 1980: Giai đoạn chuẩn hoá hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), KTNB không chỉ thực hiện chức năng phát hiện sai sót mà còn tham gia tư vấn, hoàn thiện hoạt động của DN dựa trên cơ sở xây dựng hệ thống KSNB. Đến những năm 1990, KTNB thực hiện chức năng đánh giá hệ thống KSNB, trong đó, KTVNB cần bày tỏ ý kiến về hệ thống KSNB của doanh nghiệp.

- Giai đoạn kiểm toán dựa trên định hướng rủi ro: Vào những năm 1990, lần đầu tiên xuất hiện khái niệm quản trị rủi ro (Gerry Dickinson, 2001), vai trò của KTNB hướng đến đánh giá chất lượng và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Đến những năm 2000: KTNB thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro và đến năm 2003, kiểm toán theo định hướng rủi ro chính thức trở thành một phương pháp riêng biệt và được áp dụng rộng rãi.

- Giai đoạn kiểm toán tổng quát, nhằm tìm kiếm nguồn lực nội bộ: Từ năm 2003 đến nay là giai đoạn doanh nghiệp tổ chức HTKSNB theo mô hình COSO và sử dụng các công cụ kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro nhằm mục đích tối đa hóa giá trị của thực thể kinh doanh và được kết hợp với chức năng tạo "giá trị gia tăng". Trong quá trình thu thập dữ liệu về bộ phận KSNB và đánh giá rủi ro, KTV nội bộ đánh giá hoạt động kinh tế và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và cách thức nâng cao giá trị doanh nghiệp, dựa trên việc xác định nguồn lưc nội bộ.

Như vậy, hoạt động của kiểm toán nội bộ thay đổi và mở rộng theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, xuất phát từ hình thức kiểm tra báo cáo tài chính đến chức năng tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp. Hiện nay, đối với các nước phát triển, KTNB đã được nhìn nhận như là một bộ phận không thể thiếu đối với mọi tổ chức trong mọi lĩnh vực, KTNB đã dần dần trở thành một hoạt động chuyên nghiệp mang tính độc lập cao, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.2. Định nghĩa, đặc điểm và phạm vi của KTNB

Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ cho thấy có một sự dịch chuyển đáng kể trong chức năng của kiểm toán nội, từ đảm bảo tính tuân thủ sang chức năng tạo giá trị gia tăng và tư vấn cho nhà quản lý. IIA đã đưa ra cách tiếp cận mới về kiểm toán nội bộ - được định nghĩa trong “Tuyên bố về trách nhiệm của kiểm


toán viên nội bộ” năm 1999, sau nhiều lần sửa đổi, chính thức đưa vào áp dụng từ 01/01/2011, cụ thể như sau: “Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro”. Theo định nghĩa mới này, thì có một số điểm quan trọng về chức năng của Kiểm toán nội bộ như sau (Saleh M.S. Mahdawi và cộng sự, 2016):

(i) Kiểm toán nội bộ là một hoạt động khách quan có thể được thực hiện bởi nhân sự bên trong và/hoặc bên ngoài. Định nghĩa sửa đổi này cho phép các tổ chức thuê ngoài dịch vụ kiểm toán nội bộ, nếu điều đó mang lại lợi ích tốt hơn cho tổ chức.

(ii) Bằng cách nhấn mạnh rằng phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm các hoạt động tư vấn, các hoạt động mới của kiểm toán nội bộ sẽ tập trung vào các vấn đề chính liên quan đến giám sát và quản lý rủi ro.

(iii) Kiểm toán nội bộ nhằm mục đích tăng thêm giá trị cho tổ chức và cải thiện hoạt động của tổ chức, cho biết định nghĩa mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đóng góp của kiểm toán nội bộ hữu hiệu trong bất kỳ tổ chức nào.

(iv) Định nghĩa sửa đổi làm cho kiểm toán nội bộ có phạm vi rộng trong việc soát xét toàn bộ tổ chức, nhằm hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu tổng thể của mình.

(v) Định nghĩa sửa đổi mở rộng phạm vi kiểm toán nội bộ, mở rộng phạm vi bao gồm quản lý rủi ro và giám sát các quá trình quản trị.

(iv) Định nghĩa sửa đổi làm rõ rằng nghề kiểm toán nội bộ dựa trên các chuẩn mực nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán nội bộ và được trình bày trên cơ sở một quy trình có hệ thống, được lập thành văn bản và có kỷ luật nhằm nhấn mạnh đến chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.

Phạm vi của kiểm toán nội bộ

Do sự dịch chuyển chức năng của kiểm toán nội bộ như đã đề cập ở trên, theo các nghiên cứu về kiểm toán nội bộ và hướng dẫn nghề nghiệp từ Viện Kiểm toán nội bộ, phạm vi của kiểm toán nội bộ gồm những hoạt động sau:

(i) Rà soát độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động, các phương tiện được sử dụng để xác định, đo lường và phân loại thông tin đó.


(ii) Rà soát các hệ thống được thiết lập để đảm bảo tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định có thể có tác động đáng kể đến các quy trình và báo cáo của tổ chức.

(iii) Xem xét và đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.

(iv) Xem xét các hoạt động hoặc chương trình để xác định các kết quả có phù hợp với mục tiêu và mục đích đã thiết lập không; xem xét các hoạt động hoặc chương trình có được thực hiện như đã lên kế hoạch không.

(v) Xem xét các hoạt động cụ thể theo yêu cầu của Ủy ban kiểm toán.

(vi) Theo dõi và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống quản lý rủi ro của tổ chức

(vii) Đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập và mức độ phối hợp của kiểm toán độc lập với kiểm toán nội bộ.

(viii) Xem xét các nhận định về kiểm toán nội bộ từ ban lãnh đạo cấp cao về ý kiến kiểm toán và việc lập kế hoạch của quá trình kiểm toán.

Như vậy có thể thấy ở trên, phạm vi hoạt động trở nên rộng hơn so với chức năng truyền thống của kiểm toán nội bộ, điều này, trên thực tế đòi hỏi vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tổ chức cũng thay đổi.

2.1.3. Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tổ chức

Kiểm toán nội bộ trong thực tiễn có những vai trò cơ bản sau:

2.1.3.1. Vai trò độc lập về mặt tổ chức

Sự phát triển và tính chuyên nghiệp của KTNB hiện nay cho phép KTNB không nhất thiết phải là một bộ phận được thiết lập tại đơn vị nữa, và dù đơn vị tự tổ chức hoạt động KTNB hay thuê ngoài, các kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, theo các chuẩn mực của IIA, được yêu cầu phải độc lập với các hoạt động kinh doanh mà họ kiểm toán. Tính độc lập và khách quan này đạt được thông qua việc bố trí về mặt tổ chức (trong trường hợp đơn vị thiết lập bộ phận KTNB tại đơn vị) và các kênh báo cáo của bộ phận kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ trong các công ty đại chúng ở Hoa Kỳ được yêu cầu báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc một tiểu ban của Hội đồng quản trị (thường là ủy ban kiểm toán), và không thực hiện báo cáo cho ban giám đốc ngoại trừ cho các mục đích hành chính (Gramling, 2004).

Sự độc lập về mặt tổ chức giữa KTNB với ban giám đốc là cần thiết để KTNB có thể đưa ra những đánh giá không hạn chế về các hoạt động quản lý và nhân sự, đồng thời có thể thực hiện vai trò của họ một cách hiệu quả.


Mặc dù kiểm toán viên nội bộ là một bộ phận nhân sự của công ty và được công ty trả lương, nhưng khách hàng chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của ban giám đốc. Tính độc lập về mặt tổ chức đạt được một cách hiệu quả khi Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo về mặt chuyên môn cho Hội đồng Quản trị. Ví dụ của báo cáo về mặt chuyên môn cho Hội đồng Quản trị được thể hiện thông qua việc Hội đồng Quản trị thực hiện: Phê duyệt Điều lệ Kiểm toán Nội bộ; Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro; Phê duyệt ngân sách và kế hoạch nguồn lực kiểm toán nội bộ; Nhận các báo cáo từ Trưởng kiểm toán nội bộ về việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo kế hoạch kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan; Phê duyệt các quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm và miễn nhiệm vị trí Trưởng kiểm toán nội bộ; Phê duyệt thù lao của Trưởng kiểm toán nội bộ; Thực hiện các chất vấn cần thiết đối với ban quản lý và Trưởng kiểm toán nội bộ nhằm xác định liệu phạm vi kiểm toán có phù hợp hay có tồn tại những hạn chế của nguồn lực kiểm toán nội bộ (IIA, 2013 và www.wikipedia.org).

2.1.3.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm toán nội bộ chủ yếu hướng vào việc đánh giá kiểm soát nội bộ (KSNB). Theo Khuôn khổ COSO, KSNB là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị (HĐQT) và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật pháp và bảo vệ tài sản; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả (ww.coso.org).

Các kiểm soát là các chính sách mà các công ty ban hành để quản lý rủi ro và tăng khả năng mọi người làm việc hướng tới cùng một mục tiêu và mục đích (Gramling, 2004). Kiểm toán viên nội bộ đánh giá các kiểm soát trong các lĩnh vực như hiệu quả hoạt động, bảo mật dữ liệu và thông tin, và tuân thủ tài chính. Các biện pháp kiểm soát này có thể mang tính chất phòng ngừa, nghĩa là được thiết kế để ngăn chặn các sai sót có thể xảy ra, hoặc nhằm phát hiện, tìm kiếm các sai sót hoặc bất thường đã diễn ra. Kiểm toán viên nội bộ cần có một cái nhìn khách quan về cách các biện pháp kiểm soát này phục vụ các mục tiêu của tổ chức.

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ, bao gồm năm thành phần quan trọng: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; và Giám sát kiểm soát. (www.coso.org).

Các nhà quản lý thiết lập các chính sách, quy trình và thông lệ trong năm thành phần của kiểm soát nội bộ để giúp tổ chức đạt được các mục tiêu cụ thể được liệt kê ở

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí