Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB 65

Hình 3.2. Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam 67

Hình 3.3. Phân tích vị trí việc làm đối tượng khảo sát 77

Hình 3.4. Khu vực khảo sát 77

Hình 4.1. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 90

Hình 4.2. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 91

Hình 4.3. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) 92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Hình 4.4. Mô hình CFA của nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh 115

Hình 4.5. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của KTNB 116

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Hình 4.6. Mô hình khả biến về Tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của NHTMNN và NHTMCP 119

Hình 4.7. Mô hình bất biến về Tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của NHTMNN và NHTMCP 120

Hình 5.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ 125


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, kiểm toán nội bộ đã có những thay đổi đáng kể nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng hơn nữa cho tổ chức. Theo truyền thống, vai trò của KTNB tập trung vào đảm bảo tính tuân thủ, kiểm soát tài chính và bảo vệ tài sản. Tuy vậy, sau các vụ bê bối tài chính doanh nghiệp những năm 2000, nhiều cải cách (Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002; Bộ luật kết hợp 2003; OECD 2004; IFAC 2006) đã nêu cao trách nhiệm của KTNB trong việc tăng cường cơ chế quản trị công ty. Do đó, KTNB đã trở thành nguồn tạo ra giá trị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro (Bou-Raad 2000; Roth 2003; Hass et al. 2006; Cohen et al. 2010).

Thông qua vai trò mở rộng, kiểm toán nội bộ đã trở thành một cơ chế giám sát thiết yếu trong quản trị công ty cùng với kiểm toán viên độc lập, ủy ban kiểm toán và ban điều hành (Gramling et al. 2004). Mục đích của KTNB là hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu của mình (Roth, 2003; Hass et al., 2006).

Cùng với sự chuyển đổi chức năng của kiểm toán nội bộ, một khái niệm mới bắt đầu được quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu về kiểm toán, đó là tính hiệu lực (effectiveness – một số tài liệu dịch là tính hữu hiệu) của KTNB. Theo hướng dẫn của IIA ban hành vào 12/2010, tính hiệu lực là “mức độ đạt được (bao gồm cả chất lượng) các mục tiêu đã thiết lập”. Như vậy, tính hiệu lực là một thách thức, một điều kiện tiên quyết để chức năng KTNB trở thành thành phần quan trọng của quản trị công ty hiệu quả. Do đó, rất cần thiết phải làm rõ khái niệm về tính hiệu lực của KTNB và xác định các nhân tố quan trọng góp phần tạo ra “giá trị gia tăng” của KTNB.

Đặc biệt, đối tượng được nghiên cứu hướng đến là kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng – tổ chức đóng vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế khi họ nắm giữ tiền tiết kiệm của công chúng, cung cấp phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ, tài trợ cho sự phát triển của kinh doanh và thương mại (Siddiqui & Podder, 2002), đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo số liệu thống kê từ Chương trình Tài trợ của Chính phủ Liên bang Canada, có tới 50 triệu đô la trong số 338 triệu đô la bị thất thoát do phân bổ cho các hồ sơ vay vốn ảo (Neu et al., 2013). Tại Việt Nam, theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý II/2021 của 274 ngân hàng (có công bố thông tin nợ xấu), tổng dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đến thời điểm 31/12/2020 ở mức hơn

54.145 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cuối năm 2019. Top 10 ngân hàng nhiều nợ nhóm 5 nhất gồm BIDV, VietinBank, Sacombank, Vietcombank, SHB, VPBank, Eximbank,


Liên Việt Post Bank, Kiên Long bank và VIB. Dư nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng trên lên tới 44.156 tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng nợ nhóm 5 của 24 ngân hàng được thống kê. Các ngân hàng thương mại có quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng nợ nhóm 4, nhóm 5 tăng khá cao như: SHB nợ nhóm 5 tăng 29%; HDBank nợ nhóm 5 tăng 31%; ABBank nợ nhóm 5 tăng 40% hay Ngân hàng Nam Á nợ nhóm 5 cũng tăng tới 100%; PGBank nợ nhóm 4 tăng 100%; Vietbank nợ nhóm 4 tăng 100% (Trần Trọng Triết, 2021). Những trường hợp này làm nổi bật mối quan tâm ngày càng tăng đối với năng lực quản trị rủi ro và vai trò trọng yếu của kiểm toán nội bộ trong việc bảo toàn vốn và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại.

Trong bối cảnh kinh doanh mới có nhiều biến động và rủi ro, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động quản lý chặt chẽ từ Ngân hàng trung ương và chính phủ đã khiến hầu hết các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, phải nỗ lực tối đa để đạt được sự cân bằng giữa quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và tuân thủ các quy định khắt khe trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Như vậy, chức năng KTNB có đóng góp thực sự cho các NHTMVN đạt được sự cân bằng này không? Tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN trên thực tế đạt được ở mức độ nào so với kỳ vọng của các nhà quản lý? Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN?

Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ cho thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các tổ chức thuộc khu vực công, trong khi các nghiên cứu cho khu vực tư nhân còn rất hạn chế. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KTNB nói chung và KTNB trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chủ yếu bàn về hệ thống kiểm soát nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ, mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở xây dựng mô hình và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như: Sự thay đổi cần thiết của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam; định hướng kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro; đánh giá tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại.

Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng trong thực tiễn về tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam và khoảng trống nghiên cứu về tính hiệu lực của KTNB, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình. Đề tài sẽ có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, như: giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận diện được nhân tố nào đóng góp vào tính hiệu lực của KTNB, từ đó tăng cường hơn nữa chức năng KTNB, hướng đến việc


cải thiện năng lực quản trị công ty trong ngân hàng, nâng cao hiệu suất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh nhiều biến động.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về tính hiệu lực của KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB

1.2.1. Tính hiệu lực của KTNB

1.2.1.1. Đo lường tính hiệu lực của KTNB tại các tổ chức tín dụng

Xuất phát từ 2 quan điểm đánh giá về tính hiệu lực (phía cung và phía cầu), cho đến nay, các công trình nghiên cứu chỉ ra 2 cách tiếp cận chính để đo lường và đánh giá tính hiệu lực của KTNB. Theo phương pháp tiếp cận thứ nhất, tính hiệu lực của KTNB được xác định bởi sự phù hợp giữa kiểm toán và một số tiêu chuẩn phổ quát ngoại suy từ các đặc tính của nó (White, 1976). Từ cách tiếp cận này, Sawyer (1988) đã đưa ra năm tiêu chuẩn KTNB: sự phụ thuộc lẫn nhau, trình độ chuyên môn, phạm vi công việc, việc thực hiện công việc kiểm toán và quản lý của bộ phận KTNB. Cùng cách tiếp cận này còn có Anderson (1983) và Glazer và Jaenike (1980).

Cách tiếp cận thứ hai, theo các lập luận của Ransan (1955) và Albrecht và các cộng sự (1988), tính hiệu lực của KTNB không phải là vấn đề có thể tính toán, nhưng được xác định bởi các đánh giá chủ quan của các nhà quản lý. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự phát triển các thang đo một cách có hệ thống và hợp lý để đánh giá hiệu lực của KTNB (Schneider 1984, Dittenhofer 2001).

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu thực nghiệm được lựa chọn để tìm hiểu về cách thức đo lường tính hiệu lực và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB. Các công trình này được lựa chọn để tham khảo vì có thời gian nghiên cứu phù hợp với giai đoạn chuyển đổi chức năng của KTNB (kể từ 2010), bên cạnh đó mục tiêu và phương pháp nghiên cứu có sự gần gũi với đề tài luận án.

Nghiên cứu của Aaron Cohen và Gabriel Sayag (2010)

Với biến phụ thuộc tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, do không có thang đo trong những nghiên cứu trước đó, các tác giả đã tự phát triển thang đo của mình bằng cách sử dụng 84 khoản mục đánh giá tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của Ziegenfuss (2000) – được xây dựng dựa trên Mạng lưới thông tin kiểm toán toàn cầu của IIA (the IIA’s Global Auditing Information Network) làm điểm khởi đầu. Các mục này được phân chia thành 4 loại: môi trường kiểm toán, đầu vào, quy trình và đầu ra. Để giảm bớt số khoản mục và phù hợp hơn với môi trường đang nghiên cứu, các tác giả đã tiến


hành phỏng vấn 10 nhà quản lý cấp cao cũng như lãnh đạo các tổ chức công ở Israeli. Sau khi phỏng vấn, các tác giả rút ra 37 khoản mục cuối cùng, thể hiện dưới dạng câu hỏi để thực hiện khảo sát diện rộng trong bước tiếp theo. 37 khoản mục được tác giả phân thành 3 nhóm: (i) chất lượng kiểm toán; (ii) đánh giá của các đơn vị được kiểm toán và (iii) đóng góp của kiểm toán nội bộ. Sau khi được đưa ra dưới dạng các nhận định, tất cả các khoản mục này đều được đo lường theo thang đo 4 điểm: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Đồng ý; 4 = Hoàn toàn đồng ý, sau đó sử dụng điểm trung bình để xem xét từng nhân tố.

Với các biến độc lập, tác giả thu thập dữ liệu từ kiểm toán nội bộ trong các tổ chức, do đó, biến độc lập thể hiện nhận thức của kiểm toán nội bộ với các biến được đưa ra. Ngoài biến khu vực kinh tế được gán bằng 1 nếu là khu vực công, bằng 0 nếu là khu vực tư nhân thì các biến còn lại đều sử dụng thang điểm 4: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Đồng ý; 4 = Hoàn toàn đồng ý để đánh giá các khoản mục nhận định được đưa ra.

Cuối cùng, sau khi đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập, tác giả tiến hành phân tích hồi quy để kiểm tra toàn diện tính chính xác của các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả lưu ý rằng mô hình hồi quy này đã giải thích 55% biến phụ thuộc – tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, tức còn 45% tính hiệu lực kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài mô hình.

Nghiên cứu của Jayalakshmy Ramachandran và cộng sự (2012)

Nghiên cứu của Jayalakshmy Ramachandran và cộng sự (2012) đã áp dụng mô hình các nhân tố ảnh hưởng của Arena và Azzone (2009) để đo lường hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Tanzania. Lý giải về việc áp dụng mô hình của Arena và Azzone (2009), tác giả nhận định: Thứ nhất, so với các mô hình khác, mô hình này phù hợp hơn vì đây là mô hình gần như mới nhất tại thời điểm đó và giúp mở rộng cách tiếp cận ra khỏi phạm vi truyền thống của kiểm toán nội bộ, bao gồm cả hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả. Thứ hai, mô hình thừa nhận một thực tế là đôi khi cá nhân có những mối quan tâm khác với mục tiêu của tổ chức, và điều này gây ra mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan, đồng thời thừa nhận các vấn đề đại diện phát sinh từ mối quan hệ đại diện trong tổ chức.

Theo cách đo lường này, tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ được đo lường dựa trên ba khía cạnh:


- Đo lường quy trình - dựa trên đánh giá chất lượng các thủ tục kiểm toán, như: mức độ tuân thủ chuẩn mực KTNB của IIA, khả năng lập kế hoạch, thực hiện, tuyên truyền kết quả kiểm toán;

- Đo lường đầu ra (output): khả năng đáp ứng nhu cầu, mức độ hài lòng của đơn vị được kiểm toán và tỷ lệ các khuyến nghị KTNB được thực hiện;

- Đo lường kết quả đạt được (outcome): tác động của đầu ra đến quy trình kiểm toán, đóng góp của KTNB vào hiệu quả hoạt động của tổ chức, vai trò của KTNB trong việc tránh thất bại công ty.

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả thực hiện thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi, điều tra các đối tượng khác nhau trong các ngân hàng thương mại ở Tanzania. Tác giả cũng đo lường các biến số của mình theo thang đo Likert 5 bậc: 1 - Hoàn toàn đồng ý --> 5 - Hoàn toàn không đồng ý, và sử dụng mô hình hồi quy để giải thích mối quan hệ giữa tính hiệu lực của KTNB với các biến độc lập.

Nghiên cứu của Abdulaziz Alzeban (2014)

Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của kiểm toán nội bộ (IAE) ở Saudi Arabia. Dữ liệu được lấy từ 203 nhà quản lý và 239 kiểm toán viên nội bộ từ 79 tổ chức khu vực công của Saudi Arabia. Tác giả đo lường tính hiệu lực của KTNB dựa trên chất lượng của chức năng kiểm toán dưới góc nhìn của các đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là các nhà quản lý của các bộ phận được kiểm toán. Trong đó, chức năng kiểm toán bao gồm: khả năng lập kế hoạch, nâng cao năng suất của công ty, đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đặt ra, việc thực hiện các khuyến nghị của KTNB, đánh giá và cải thiện quản lý rủi ro, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các đề xuất để cải thiện hoạt động tổ chức.

Với các biến độc lập, mỗi biến tác giả đưa ra 5 chỉ tiêu cụ thể, người được khảo sát bày tỏ quan điểm thông qua nêu ý kiến về các câu hỏi trong bảng khảo sát thông qua thang Likert 5 bậc: 1 - Hoàn toàn không đồng ý --> 5 - Hoàn toàn đồng ý.

Tiếp theo, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bội (Multiple regression analysis)

để kiểm tra mối liên quan giữa IAE và năm yếu tố chính, cụ thể:

IAE = b0 + b1 COMP + b2 SIZE + b3 RELEX + b4 MSUP + b5 IND + ei

Trong đó:

IAE: tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ COMP: năng lực của bộ phận kiểm toán nội bộ


SIZE: quy mô – số lượng kiểm toán viên nội bộ

RELEX: mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập MSUP: sự hỗ trợ của các nhà quản lý đối với kiểm toán nội bộ IND: tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ

Nghiên cứu của Adhista Cahya Mustika (2015)

Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết dự phòng (contingency theory). Badara và Saidin (2014) đã đề cập đến lý thuyết dự phòng như một phương pháp có thể giúp các nhà nghiên cứu giải thích về một hiện tượng theo sơ đồ, hoặc giải thích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến. Trong nghiên cứu này, tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ là một mục tiêu cần vượt qua. Để kiểm toán nội bộ có tính hiệu lực, cần chú ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó. Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào các biến độc lập, bao gồm năng lực kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ, sự hỗ trợ của đơn vị được kiểm toán đối với hoạt động kiểm toán nội bộ và mối quan hệ kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán độc lập. Cụ thể mô hình như sau:

Y’ = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + e

Trong đó:

Y’: tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

X1: năng lực của bộ phận kiểm toán nội bộ, được đo lường bởi trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và thời gian tham gia đào tạo của kiểm toán viên.

X2: tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ, được xem xét trong phạm vi công việc, trong mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán, quyền được tiếp cận không giới hạn với toàn bộ các phòng ban và nhân viên, và sự can thiệp của các đơn vị được kiểm toán đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ.

X3: sự hỗ trợ của đối tượng được kiểm toán tới KTVNB, được đo lường bởi sự hỗ trợ giúp kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ, mức độ cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu và chấp nhận và thực hiện các đề xuất do kiểm toán nội bộ đưa ra.

X4: Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, xem xét thông qua thái độ đối với kiểm toán viên độc lập, mức độ phối hợp, thảo luận về lợi ích các bên, về kế hoạch kiểm toán, mức độ kiểm toán độc lập phụ thuộc vào công việc của kiểm toán nội bộ và tần suất các cuộc họp.

Nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi, thu được phản hồi từ 33 kiểm toán viên nội bộ đến từ Cơ quan thanh tra tỉnh Java, Indonesia. Kết quả cho thấy hiệu


quả kiểm toán nội bộ có thể đạt được thông qua việc tăng năng lực kiểm toán nội bộ, tính độc lập và mối quan hệ mạnh mẽ giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy sự hỗ trợ từ các đơn vị được kiểm toán không ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ. Các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 62.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc – tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ.

Nghiên cứu của Hella Dellai và Mohamed Ali Brahim Omri (2016)

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ trong bối cảnh Tunisia. Dữ liệu được thu thập từ các câu trả lời cho một bảng câu hỏi gửi đến giám đốc kiểm toán của 148 tổ chức (ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tài chính) có bộ phận kiểm toán nội bộ tại Tunisia. Phân tích hồi quy bội kiểm tra mối liên quan giữa hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ và 7 biến độc lập:

IAE = β0 + β1COMP + β2IND + β3OBJ + β4OUTS + β5TMS + β6MTG + β7SEC + ε

Trong đó: IAE: tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ COMP: năng lực của bộ phận kiểm toán nội bộ IND: tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ OBJ: tính khách quan của kiểm toán viên nội bộ

OUTS: có thuê ngoài bộ phận kiểm toán nội bộ hay không TMS: sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao

MTG: Giám đốc kiểm toán nội bộ có tham gia vào đào tạo nội bộ không SEC: khu vực kinh doanh của doanh nghiệp, khu vực công hay DN tư nhân

Trong đó, tác giả đánh giá tổng thể biến phụ thuộc - tính hiệu lực của KTNB dựa trên các khía cạnh: tuân thủ với CMKTNB, việc lập kế hoạch KTNB, phát hành báo cáo KTNB, thực hiện các khuyến nghị của KTNB, và đánh giá, cải thiện hệ thống kiểm soát, chu trình quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp. Còn với các biến độc lập, một số biến được đo lường bằng thang đo nhị phân như: lĩnh vực hoạt động (công hay tư), thuê ngoài kiểm toán nội bộ (có hay không), tính độc lập của kiểm toán nội bộ (có báo cáo đồng thời lên các nhà quản lý cấp cao và ủy ban kiểm toán hay không), một số biến còn lại được đo theo thang Likert 5 bậc: 1 - Hoàn toàn không đồng ý --> 5 - Hoàn toàn đồng ý, dựa trên các nhận định tác giả đưa ra trong bảng khảo sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023