cũng phản ánh được phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết thứ tư như sau:
H4: Chi phí sử dụng vốn có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ năm, yếu tố nợ xấu. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cho thấy có tương quan giữa nợ xấu của ngân hàng bị động và quyêt định của NĐTNN, nhưng là tương quan dương, như đã phân tích, vì tác giả xem xét khía cạnh về động cơ của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này, tác giả phân tích bên mua là những ngân hàng hoạt động hiệu quả và không có kỳ vọng gì về dấu cho tác động của nợ xấu đến quyết định của bên mua, vì tác giả cho rằng nếu danh mục có rủi ro cao đồng nghĩa với việc khả năng thu về lợi nhuận cũng cao nếu như có sự quản lý tốt. Điều này lại trở nên hợp lý khi đặt trong tình huống này và xem xét đến tính hiệu quả hoạt động trong thu hút vốn đầu tư (Dunning, 1977). Giả thuyết thứ năm như sau:
H5: Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ sáu, yếu tố chi phí lao động. Đối với yếu tố này, nhiều nghiên cứu đồng loạt cho thấy có sự tương quan với quyết định của NĐTNN như nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987), Romer (1986) và Lucas (1988). Giả thuyết thứ sáu được xây dựng:
H6: Chi phí lao động tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Cuối cùng, yếu tố vị thế trên thị trường liên ngân hàng. Yếu tố này cũng được Forcarelli và Pozzolo (2001) đề cập đến trong nghiên cứu của họ. Lưu ý rằng, hiệu quả hoạt động là yếu tố thu hút NĐTNN. Nên trong trường hợp này, đối với nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) ta xem xét đến những ngân hàng hoạt động hiệu quả, bỏ qua vị thế bên mua hay bên bán. Thì có thể thấy, một ngân hàng hoạt động tốt sẽ có vị thế “đi vay” trên thị trường liên ngân hàng (Tức tổng cho vay
nhỏ hơn tổng đi vay trên thị trường này). Điều này được giải thích rằng, với các ngân hàng này, vấn đề họ quan tâm hàng đầu chính là tính thanh khoản, do đó họ sẵn sàn bỏ ra chi phí cao hơn để đi vay trên thị trường này giải quyết nhu cầu thanh khoản khi cần để đảm bảo kế hoạch đặt ra và uy tín của ngân hàng. Giả thuyết cuối cùng được xem xét:
H7: Vị thế trên thị trường liên ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Tóm tắt chương 2
Chương này, trên cơ sở xem xét và làm rõ các lý thuyết nền tảng cùng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã được nghiên cứu trong giai đoạn trước của các nhà nghiên cứu nước ngoài về vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng trong nước, tác giả đã kế thừa có chọn lọc giá trị của các nghiên cứu sao cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Từ đó, tác giả xây dựng bảy giả thuyết nghiên cứu để tiến hành thực hiện bài nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2018
3.1. Tổng quan tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam và hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018
3.1.1. Tình hình hoạt động của các TCTD Việt Nam
Cung ứng vốn từ TCTD Cung ứng vốn từ thị trường vốn
%
Các TCTD có vai trò quan trọng trong quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế. Theo đồ thị hình 3.1, mặc dù tỷ trọng cung ứng vốn của các TCTD có xu hướng giảm nhẹ vào những năm cuối giai đoạn 2012-2018 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế.
21.6 | 23.3 | 24.5 | 23.8 | 28 | 35.4 | 35.6 | ||
78.4 | ||||||||
76.7 | 75.5 | 76.2 | ||||||
72 | ||||||||
64.6 | 64.4 | |||||||
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Tổng Quan Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm
- Quy Mô Tổng Tài Sản, Tổng Cho Vay Và Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Giai Đoạn 2012-2018
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Góp Vốn Của Nđtnn Vào Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Giai Đoạn 2012-2018
- Kết Quả Phân Tích Mô Hình Hồi Quy Với Hai Biến Độc Lập Service Và Interbank
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | |
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 |
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012-2018
Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong giai đoạn 2013-2015 sao đó ổn định lại và giảm vào năm 2018 (Xem hình 3.2), điều này góp phần hỗ trợ tích cực cho mục tiêu
25
20
19.2
19.3
15 13.1
14.3
19.3
14
10
12.1
5
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
%
tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo báo cáo từ UBGSTCQG (2017), tín dụng tiêu dùng tăng mạnh từ năm 2015 (chiếm tỷ trọng lớn trong này là cho vay mua, sửa chữa nhà ở; mua trang thiết bị gia đình; mua phương tiện đi lại). Trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng vẫn sẽ là mảng kinh doanh tiềm năng, chiến lược của các TCTD và được dự báo sẽ tăng trưởng cao.
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018
Tuy có giảm vào năm 2014 và 2018 nhưng các năm khác các chỉ tiêu về ROA và ROE có bước tăng trưởng tích cực (Xem hình 3.3). Điều này cho thấy hoạt động của các TCTD nước ta đang dần đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
12
10
109.06
8
8
6.4
6.4
6
4.7
4.6
4
2
0.4
0.6
0.4
0.5
0.6
0.7
0.7
0
Năm Năm
2012 2013
Năm 2014
ROE
Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2018
ROA
%
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018
3.1.2. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài đã trở thành một khu vực phát triển năng động, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nó góp phần tích cực vào các thành tựu tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nước, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ về máy móc, thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý,...
40000
35000
30000
25000
37100.6 35465.5
26890.5
22352.2
21921.7
24115
20000
15000
10000
5000
0
19100
16348
15800
17500
10046.6
11500
12500
14500
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng vốn đăng ký
Tổng vốn thực hiện
Triệu USD
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
40
35
30
25
20
15
10
5
0
32.5
35.4
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ USD
Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn 2012-2018
20.4 | |||||||||||||
14.3 15.6 15.1 | |||||||||||||
10.4 | |||||||||||||
(Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG)
Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2012-2018
Mặt khác, biểu đồ hình 3.4 và hình 3.5 cho thấy tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn 2012-2018 tăng liên tục qua các năm, qua đó có thể thấy được, hoạt động đầu tư nước ngoài giai đoạn này diễn ra khá sôi nổi với giá trị ngày càng lớn.
Trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, phát triển bền vững và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Các nước phát triển cũng như các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại và kế hoạch đầu tư. Cùng với đó, các nước đang phát triển cũng chủ trương cải thiện môi trường đầu tư. Điều này làm cho tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở nước ta, theo báo cáo từ TCTK, đánh giá về ảnh hưởng có lợi khi quan hệ với các đối tác nước ngoài, có 42.1% doanh nghiệp lạc quan với đối tác khu vực Đông Á - Thái Bình Dương; 42.0% lạc quan với đối tác Mỹ; 35% lạc quan với đối tác Đông Nam Á và châu Âu; 23.6% lạc quan với đối tác Trung Quốc và 20.7% lạc quan với đối tác châu Mỹ Latin.
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng như những hiệu quả mà hoạt động đầu tư nước ngoài đã mang lại, vẫn còn tồn tại một số bất cập đặt ra nhiều thách thức cho nước ta trong giai đoạn tới:
Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, xét về tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước còn ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 3% (Năm 2012 là 2.6%, năm 2013 là 2.7%, năm 2014 và 2015 là 3.1%, năm 2016 là 3.2%, năm 2017 là 3.1%, năm 2018 là 3.2%).
Mức độ thu hút, chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn.
Dựa trên biểu đồ hình 3.4 có thể thấy, vốn đầu tư thực hiện thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư đăng ký trong suốt giai đoạn 2012-2018, đây cũng là một vấn đề cần xem lại, …
3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
3.2.1. Sơ lược về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Biểu đồ Hình 3.6 cho thấy, quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP đều tăng liên tục qua các năm trong suốt giai đoạn 2012-2018.
Xét riêng về tổng tài sản, cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Top 10 những ngân hàng TMCP có tài sản lớn nhất qua các năm như sau:
- Năm 2012: CTG (503.5 nghìn tỷ), BID (484.7 nghìn tỷ), VCB (179.9 nghìn tỷ), TCB (179.9 nghìn tỷ), ACB (176.3 nghìn tỷ), MBB (175.6 nghìn tỷ), EIB (170.1 nghìn tỷ), STB (152.1 nghìn tỷ), SCB (149.2 nghìn tỷ), SHB (116.5 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 2,522.6 nghìn tỷ trong tổng 3,265.7 nghìn tỷ của 28 ngân hàng, chiếm 77.2%.
- Năm 2013: CTG (576.3 nghìn tỷ), BID (548.3 nghìn tỷ), VCB (469 nghìn tỷ), SCB (181 nghìn tỷ), MBB (180.3 nghìn tỷ), EIB (169.8 nghìn tỷ), ACB (166.6 nghìn tỷ), STB (161.3 nghìn tỷ), TCB (158.9 nghìn tỷ), SHB (143.6 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 2,755.4 nghìn tỷ trong tổng 3,765.5 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 73.2%.
- Năm 2014: CTG (661.2 nghìn tỷ), BID (650.3 nghìn tỷ), VCB (577 nghìn tỷ), SCB (242.2 nghìn tỷ), MBB (200.5 nghìn tỷ), STB (189.8 nghìn tỷ), ACB (179.6 nghìn tỷ), TCB (175.9 nghìn tỷ), SHB (169 nghìn tỷ), VPBank (163.2 nghìn tỷ). Tổng tài sản đạt 3,208.8 nghìn tỷ trong tổng 4,382.4 nghìn tỷ của 29 ngân hàng, chiếm 73.2%.
- Năm 2015: BID (850.6 nghìn tỷ), CTG (779.5 nghìn tỷ), VCB (674.4 nghìn tỷ), SCB (311.5 nghìn tỷ), STB (292 nghìn tỷ), MBB (221 nghìn tỷ), SHB (204.7 nghìn tỷ), ACB (201.4 nghìn tỷ), VPBank (193.8 nghìn tỷ), TCB (192 nghìn tỷ).